Loại STT Mô hình
Số lần xuất hiện (phiếu)
Tỉ lệ (%)
So sánh ngang
bằng 1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
A như B
A như B1, B2, …, Bn A cũng như B A tựa B
A là B1,B2,…,Bn A là B
AB (từ so sánh bị triệt tiêu) Như BA
143 29
1 4 41 18 10 8
54,17 10,98 0,38
1,5 13,53
6,82 3,79 3,03 So
sánh không ngang bằng
1.
2.
A thua B A hơn B
6 2
2,27 0,76
Tổng 264 100%
Đỗ Ngọc Nhung Khóa luận tốt nghiệp đại học
2.2. Nhận xét kết quả thống kê
Qua thống kê 159 ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy trong các bài thơ Mật độ xuất hiện của phép so sánh tu từ trong ba tập thơ: Ánh sáng và phù sa, Đối thoại mới, Hoa trước lăng Người của Chế Lan Viên là khá cao. Điều này thể hiện rằng, nhà thơ sử dụng khá nhiều biện pháp so sánh tu từ trong việc diễn đạt lời thơ, ý thơ để bày tỏ quan điểm của mình.
Các mô hình so sánh được Chế Lan Viên sử dụng đa dạng, phong phú, có mặt ở hầu hết tất cả các mô hình so sánh. Trong đó, mô hình so sánh ngang bằng được sử dụng nhiều nhất, chiếm 96,97%. Đây là kiểu so sánh dễ sử dụng , mang lại hiệu quả cao. Kiểu so sánh này có thể chia thành các loại nhỏ theo mô hình riêng. Mô hình A như B chiếm đa số phiếu với 143 phiếu tương ứng với 54,17%. Các mô hình còn lại có tỉ lệ % không quá chênh lệch nhau, tuy nhiên tỉ lệ này không cao. Mô hình so sánh không ngang bằng cũng xuất hiện, tuy nhiên chỉ với số lượng ít ỏi với 8 phiếu tương ứng 3,03%.
Trong thơ Chế Lan Viên, các phép so sánh được sử dụng như một phương tiện tạo hình, có khi lại được sử dụng như một phương tiện biểu hiện, hoặc kết hợp cả biểu hiện lẫn tạo hình. Chính vì thế, chuẩn mực so sánh trong thơ Chế Lan Viên rất đa dạng, có nhiều kiểu so sánh hết sức bất ngờ, độc đáo.
2.3. Phân tích kết quả thống kê
Trên cơ sở kết quả thống kê được, chúng tôi tiến hành phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các tác phẩm được giải thưởng Hồ Chí Minh của Chế Lan Viên: Ánh sáng và phù sa, Đối thoại mới, Hoa trước lăng Người.
Đỗ Ngọc Nhung Khóa luận tốt nghiệp đại học
2.3.1. So sánh ngang bằng 2.3.1.1. Mô hình A như B
Mô hình “A như B” là mô hình được Chế Lan Viên sử dụng với tần số cao nhất, thống kê được 72/ 107 phiếu, chiếm tỉ lệ 67,3%. Ở mô hình này, vế A được so sánh với vế B thông qua từ so sánh “như”. Giữa hai vế A B luôn có sự tương đồng nhất định, đối tượng ở hai vế được đem ra so sánh phải giống nhau ở một nét nào đó làm cơ sở. Sự vật được nêu ở vế B dùng để đối chiếu nhờ đó ta có thể hiểu được vế A. Sự vật được đem ra so sánh ở vế B được tác giả cân nhắc, lựa chọn rất kĩ càng để đạt hiệu quả nghệ thuật nhất định. Căn cứ vào các đối tượng được nêu ở hai vế A,B ta có thể chia thành một số tiểu loại nhỏ như sau:
a) So sánh cái cụ thể với cái cụ thể
Xét trong mô hình so sánh “A như B” mô hình tiểu loại này chiếm tỉ lệ cao nhất với 38,8%.
a1) Cả 2 vế A và B cùng là sự vật cụ thể
Tiểu loại này chúng tôi thống kê được 58 phiếu, tương ứng với 21,97%.
Ví dụ:
“Anh yêu bàn tay Đong đưa như suối”
( Thoi đưa cối giã, cuộc đời cần lao)
Trong hai câu thơ trên tác giả đã so sánh bàn tay người con gái ở vế A so với suối ở vế B, cơ sở so sánh là “đong đưa”. Đặc điểm của dòng suối là luôn vận động không ngừng, dòng chảy vận động một cách đều đặn và nhịp
Đỗ Ngọc Nhung Khóa luận tốt nghiệp đại học
nhàng, ta như thấy ở đó cả sự mềm mại và uyển chuyển nữa. Bàn tay lao động của cô gái được ví đong đưa như dòng suối bởi lẽ bàn tay cô hoạt động liên tục, nhịp nhàng, khéo léo, thuần thục và đáng yêu như dòng suối mát vậy.
Qua phép so sánh ấy, người đọc hình dung được hình ảnh, hành động của một cô gái chăm chỉ, chịu thương chịu khó.
Phép tu từ so sánh ngang bằng, cụ thể hơn là tiểu loại so sánh “A như B” với vế A và B đều là những sự vật cụ thể là phương tiện giúp nhà thơ cảm nhận tinh tế về những biến đổi tinh vi của sự vật. Nó giúp tác giả thể hiện rõ ràng, cụ thể những tâm sự kín đáo của mình.
Ví dụ 2:
“ Gió rừng cao thổi chòm râu phơ phất của Người Thanh niên năm nao nay Bác tóc râu rồi
Nhưng đã sáng trăm lần đôi mắt sáng
Cả thế giới thu vào trong, như ngọc một đời.”
( Cách mạng, chương đầu, tr. 406)
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, hình ảnh về Người được nhiều nghệ sĩ ngợi ca trong từng trang thơ, trang văn bất hủ. Với Chế Lan Viên, một lần nữa hình tượng Bác Hồ được khắc họa một cách rõ nét.
Bằng bút pháp tu từ so sánh, nhà thơ dựng lên trước mắt người đọc hình ảnh về Người. Vế A của phép so sánh là “đôi mắt sáng”. Đôi mắt ấy được so sánh với độ sáng của ngọc. “Ngọc” là đồ trang sức quý phái với đặc tính đẹp, sáng và trong. Cái sáng, trong ở ngọc lên sự thanh cao không tì vết, cũng giống như phẩm chất của Bác vậy. Cơ sở của phép so sánh đó là “sáng”. Vế A, đôi mắt của Bác “thu cả thế giới vào bên trong” bởi Bác là người hiểu sâu, biết rộng, thấu mọi lẽ sống trên đời. So sánh với “ngọc”, hình tượng về Bác càng
Đỗ Ngọc Nhung Khóa luận tốt nghiệp đại học
trở nên lớn lao, kì vĩ mà thanh cao đến lạ thường. Qua phép so sánh này, Chế Lan Viên càng làm dấy lên trong lòng người đọc một tình cảm kính yêu vô hạn đối với Bác. Người mãi là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.
a2) Vế A và vế B đều chỉ con người
Ở tiểu loại so sánh này, chúng tôi thống kê được 31 phiếu.
Ví dụ 1:
“Ôi bao giờ nhân loại cười như trẻ thơ hồn hậu”
(Ta nhập vào ta phẩm chất của Người, tr.403)
Trong phép so sánh trên, vế A chỉ nhân loại nói chung, đó là tất cả loài người trên thế gian này. Điều mà tác giả mong muốn ở đây đó là “ Nhân loại cười như trẻ thơ hồn hậu”. Sở dĩ vế B “ trẻ thơ hồn hậu” được đưa ra so sánh bởi lẽ trẻ thơ là lứa tuổi hồn nhiên. vô tư, không vướng bạn những nghĩ suy, toan tính của cuộc đời. Cơ sở của phép so sánh đó là tiếng cười. Nhà thơ ước mong nhân loại có một cuộc sống thoải mái, luôn tràn ngập tiếng cười như tiếng cười của trẻ thơ.Đó cũng là niềm khát khao về một cuộc sống yên bình không còn chiến tranh tàn phá, không còn những cảnh thương đau mất mát, cơ cực lầm than, chung sống với nhau bằng tình thân ái, bao dung.
Tiểu loại so sánh “A như B” mà cụ thể là cả hai vế A và B đều chỉ con người tuy được sử dụng với số lượng không nhiều so với các mô hình khác nhưng qua đó thể hiện những tâm sự kín đáo của tác giả dành cho dân tộc, cho quê hương đất nước.
Ví dụ 2:
“ Tôi đứng dưới nhành vui còn bỡ ngỡ
Đỗ Ngọc Nhung Khóa luận tốt nghiệp đại học
Như em Kiều e lệ nép vào hoa
Nhưng ánh sáng tưng bừng trong mắt nhỏ Đón chàng Kim trong hạnh phúc chan hòa”
(Nhật kí một người chữa bệnh, tr89)
Bài thơ so sánh cảm xúc của nhân vật trữ tình với cảm xúc của người con gái, những rung động của buổi đầu gặp gỡ. Vế B mượn ý trong truyện Kiều của Nguyễn Du: “Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa”. Buổi đầu tiên Thúy Kiều gặp Kim Trọng, ngỡ ngàng, thẹn thùng pha chút mừng vui khi bát gặp ánh mắt chàng Kim. Vế A: “Tôi đứng dưới nhành vui”, vui là cái trừu tượng, được cụ thể hóa thành “nhành vui” trở nên sinh động hơn. Câu thơ thể hiện niềm vui của nhân vật trữ tình, niềm vui bất ngờ, chợt đến, chưa dám tin đó là sự thực. Cơ sở so sánh là tâm trạng con người: bỡ ngỡ. Nhân vật trữ tình chưa dám tin vào điều diễn ra ngay trước mắt. Chút hi vọng mong manh “ nhặt từng hạt vàng sức khỏe rơi đi” nay đã trở thành hiện thực .
Những câu thơ trên so sánh tâm trạng của nhân vật trữ tình và tâm trạng của “em Kiều” trong truyện Kiều căn cứ vào những nét tương đồng trong trạng thái, những cung bậc cảm xúc của con người.
a3) Vế A là sự vật cụ thể, vế B là con người
Mô hình so sánh có đặc điểm như trên chúng tôi thống kê được 10 phiếu.
Ví dụ 1:
“Đây bát ngát Trường Sơn nằm ở giữa Hai chị em Lào-Việt hai bên
Rừng tươi mát như mẹ hiền lắm sữa
Đỗ Ngọc Nhung Khóa luận tốt nghiệp đại học
Nghìn chiến khu từng nương bóng mẹ hiền”.
(Chim lượn trăm vòng, Tr 43)
Những câu thơ trên viết về rừng núi Trường Sơn mênh mông, bát ngát.
Tác giả miêu tả rừng Trường Sơn với một tình cảm trìu mến, thiết tha. Bằng phép tu từ so sánh, rừng hiện lên rất đỗi thân quen, giản dị mà tràn đầy sức sống. Vế A của phép so sánh là đặc điểm, tính chất của rừng là sự tươi mát.
Sự tươi mát ấy được so sánh với cụm từ ở vế B “mẹ hiền lắm sữa” qua từ so sánh như bởi một số nét tương đồng. Mẹ hiền là người nuôi dưỡng, nâng niu, chăm sóc cho ta, mẹ bao dung cao cả và đầy ắp tình thương, tình cảm mẹ dành cho con không bao giờ vơi cạn, mẹ nuôi ta không lớn bằng dòng sữa ngọt lành. Vế B “Mẹ hiền lắm sữa” thể hiện tình thương yêu bao la của lòng mẹ, người mẹ đang tuổi thanh xuân cũng tràn nhựa sống. Rừng Trường Sơn được so sánh với người mẹ bởi lẽ rừng luôn giang đôi tay che chở cho bộ đội ta chiến đấu. Rừng che bộ đội khỏi những cuộc truy quét, những đợt dò tìm tọa độ của giặc, rừng là nơi ẩn mình, nơi nương náu an toàn cho người chiến sĩ. Đồng thời đó cũng là nơi cung cấp thực phẩm để chiến sĩ ta khỏi đói lòng.
“Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” cũng chẳng kém gì người mẹ lo lắng cho đàn con mà chính mình sinh nở. Rừng giàu có đầy sức sống như người mẹ hiền từ vào độ tuổi thanh xuân
Ví dụ 2:
“ Thơ dở không dịch được.
Thơ hay như người đẹp, ở đâu, đi đâu cũng lấy được chồng.”
(Sổ tay thơ, Tr 336)
Điều mọi nhà thơ phải hướng tới là những vần thơ hay đích thực. Đó là vần thơ ai ai cũng thừa nhận không còn tranh cãi. Không phải ngẫu nhiên mà
Đỗ Ngọc Nhung Khóa luận tốt nghiệp đại học
ông ví thơ như con người, như sự sống. Bởi vì còn có gì kỳ diệu hơn con người, kỳ diệu hơn sự sống. Nó có đầy đủ mọi vẻ đẹp trên thế gian này mà vẫn luôn luôn bí ẩn. Ví thơ với con người với sự sống là một cách đề cao thơ ngang hàng những thứ kỳ diệu nhất trong thế giới kỳ diệu của vũ trụ. Chế Lan Viên ước những trang thơ tươi rói, nóng hổi và phập phồng sự sống:
“Sau hoa là cô Kiều e lệ nép vào hoa
Rẽ vần điệu ngôn từ, sự sống nấp đằng sau đó Ngỡ chỉ Kiều thôi, ai hay Vân nữa
Và cành lê trắng điểm chân trời cỏ nõn phía xa xa...”
(Thơ về thơ)
Chế Lan Viên đưa ra một cách lí giải độc đáo, gây ấn tượng đặc biệt đến độc giả. Có lẽ chỉ riêng Chế Lan Viên mới dùng phép so sánh: “Thơ hay như người đẹp, ở đâu, đi đâu cũng lấy được chồng”. Nhà thơ đưa ra phép so sánh như trên bởi giữa chúng có một số nét tương đồng. Vế B “người đẹp ” được đưa ra so sánh với vế A là “thơ hay”. “ Người đẹp” có đặc điểm là người có ngoại hình ưa nhìn, gây được sự chú ý, yêu thích với mọi người xung quanh, được nhiều người để ý, bởi vậy, xét theo lẽ thường thì “ người đẹp ở đâu, đi đâu cũng lấy được chồng”. Thơ hay được ví như người đẹp bởi thơ hay là những áng thơ có chất lượng, thu hút độc giả ở một phương diện nào đó về nội dung hay hình thức nghệ thuật độc đáo. Một áng thơ hay sẽ được độc giả đón nhận nhiệt tình. Cơ sở của phép so sánh đó là giá trị, giá trị của một bài thơ hay, giá trị của người đẹp.
Phép so sánh với vế A là sự vật cụ thể, vế B là con người giúp cho vế A trở nên sinh động, có hồn, gây sự chú ý, tò mò nơi bạn đọc nhiều hơn. Sự vật cụ thể không còn khô khan và được thổi vào đó sinh khí mới khiến nó cựa
Đỗ Ngọc Nhung Khóa luận tốt nghiệp đại học
quậy được như một sinh thể sống vậy. Nhờ đó mà câu thơ sinh động thêm nhiều
a4) Vế A là con người, vế B là sự vật cụ thể
Đối với tiểu loại này, số phiếu thống kê được là 9 phiếu.
Ví dụ: “Con vua thì lại làm vua
Mình con nhà khó như mưa ngoài ngàn”
( Bữa cơm ở trong bản nhỏ, Tr 393) Câu thơ lấy ý từ một bài ca dao:
“Con vua thì lại làm vua Con sãi ở chùa thì quét lá đa”
(Ca dao)
để nhắc đến số phận của những con người nơi bản nhỏ. Vế A “ mình con nhà khó” so sánh với vế B “ mưa ngoài ngàn”. Vế B là hình ảnh mang tính biểu cảm cao, mưa ngoài ngàn có tính chất dữ dội, quyết liệt. Mưa ngoài ngàn, ngoài ruộng thường không có chỗ để trú, bắt buộc phải chịu đựng mưa ướt lạnh. Câu thơ thể hiện cái nghèo của người dân bản, đây là cái nghèo không có lối thoát, nghèo mãi, đi đến cuối cuộc đời mình mà vẫn không hết nghèo.
Chúng ta thấy được rằng, bằng cách mượn mô hình so sánh trong ca dao, thơ Chế Lan Viên thể hiện được sự gắn bó với truyền thống, khiến cho câu thơ dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào lòng người hơn.
Phép tu từ so sánh ngang bằng, cụ thể hơn là tiểu loại so sánh “A như B” với vế A và vế B là những sự vật cụ thể là phương tiện giúp Chế Lan Viên thể hiện một cách đắc địa sự cảm nhận tinh tế về những biến đổi tinh vi của
Đỗ Ngọc Nhung Khóa luận tốt nghiệp đại học
sự vật. Nó giúp các nhà thơ thể hiện rõ ràng cụ thể những tâm sự kín đáo với quê hương đất nước.
b) So sánh cái trừu tượng và cái cụ thể
Mô hình này chúng tôi thống kê được 38 phiếu. Trong mô hình này, chúng tôi nhận thấy rằng, vế A (trừu tượng) là những vấn đề tình đời, tình người, vế B là những sự vật, sự việc cụ thể, gần gũi và quen thuộc.
Ví dụ:
“Tình ta như lộc biếc Gọi ban mai lại về”
(Tình ca ban mai)
Tình yêu là đề tài vô tận dành cho các thi nhân. Từng nhà thơ có cách cảm nhận về tình yêu hoàn toàn khác nhau, so sánh bằng nhiều hình ảnh với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Chế Lan Viên miêu tả “Tình ta như lộc biếc” vế B là sự vật được đem ra so sánh, đó là hình ảnh “lộc biếc”, lộc biếc gợi lên sự sống đâm chồi nảy lộc. Nhà thơ sử dụng phép so sánh “lộc biếc” là sự vật cụ thể, gần gũi, quen thuộc. “Tình ta” được ví với “lộc biếc” để rồi gọi ban mai lại về. Phép so sánh này giúp Chế Lan Viên thể hiện được cụ thể mức độ tình cảm trong tình yêu, đó là tình yêu mãnh liệt, tràn trề nhựa sống. Đồng thời, tình ta cũng trong sáng và luôn tươi mới như nhành lộc non.
Câu thơ trên làm chúng ta liên tưởng đến câu ca dao:
“Tình anh như nước dâng cao
Tình em như dải lụa đào tẩm hương”
Vế A cũng là một khái niệm trừu tượng “tình anh”, vế B cũng là sự vật cụ thể song ta có thể thấy rằng bằng cách mượn mô hình so sánh trong ca dao,
Đỗ Ngọc Nhung Khóa luận tốt nghiệp đại học
thơ ông đã thể hiện được sự gắn bó, giữa hiện đại và truyền thống, trên cơ sở đó có những phát hiện mới mẻ, sáng tạo hơn. Đúng như Giáo sư Lê Đình Kỵ từng nhận định: “Phải rất tinh tế lắng nghe lòng mình mới ghi lại được những ấn tượng mong manh, tinh tế vốn dễ bị tan biến hay bỏ qua trong cuộc đời bận rộn, đầy những lo toan, phiền phức của ta”.
c) So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng
Đối với tiểu loại này, số phiếu thống kê được là 30 phiếu, chiếm tỉ lệ 11,36%.
Đặc trưng của dạng này là so sánh các sự vật hiện tượng với tâm trạng, tình cảm của con người
Ví dụ 1: “Tiếng đàn bầu như tâm hồn con người Việt Nam ta”
( Tiếng hát át tiếng bom, Tr 332) Có nhiều yếu tố được ví như hồn dân tộc Việt, có thể là tấm áo dài người thiếu nữ thướt tha trên hè phố, cũng có thể là chiếc nón lá thân quen. Ta gọi đó là hồn dân tộc bởi nó mang những nét đặc trưng không thể lẫn của dân tộc Việt Nam. “ Hồn dân tộc Việt” được nhắc đến nhiều trong thơ ca. Trong bài thơ Tiếng hát át tiếng bom, nhà thơ ví “tiếng đàn bầu như tâm hồn của dân tộc Việt Nam ta” bởi những lí do xác đáng. Đàn bầu là loại nhạc cụ của dân tộc Việt Nam, do người Việt Nam sáng tạo ra chứ không phải loại nhạc cụ du nhập từ nước khác. Âm thanh của đàn bầu trầm bổng, dễ đi vào lòng người với “ cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha”. “ Tiếng đàn ru ta từ thủa còn nằm trên nôi võng, rồi tiếng đàn theo ta khi mẹ tiễn lên đường”. Bởi thế, tiếng đàn thân thương, gắn bó quá, gắn bó từ thủa lọt lòng đến lúc trưởng thành, thấm đượm bản sắc, tâm hồn dân tộc Việt, chứa đựng tình cảm, tâm sự của mỗ người con đất Việt.