DẠY HỌC THỂ LOẠI TRUYỆN CỔ TÍCH DẠY HỌC THỂ LOẠI TRUYỆN CỔ TÍCH

Một phần của tài liệu Dạy học thể loại truyện cổ tích theo hướng công nghệ trong trường THPT (Trang 31 - 94)

THEO HƯỚNG CÔNG NGHỆ TRONG TRƯỜNG THPT

2.1. Thể loại, kiểu văn bản và phương pháp đọc – hiểu theo thể loại 2.1.1. Thể loại và kiểu văn bản

2.1.1.1. Thể loại là gì?

* Khái niệm

“Thể loại văn học là dạng thức của tác phẩm văn học, được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển của lịch sử văn học, thể hiện sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn với các hiện tượng đời sống ấy”[4; ].

Trong quá trình sáng tác, các nhà văn thường sử dụng các phương pháp chiếm lĩnh đời sống khác nhau, thể hiện những quan niệm thẩm mĩ khác nhau với hiện thực, có những cách xây dựng hình tượng khác nhau. Các phương thức ấy ứng với các hình thức hoạt động nhận thức khác nhau của con người (hoặc trầm tư, hoặc chiêm nghiệm, hoặc qua biến cố liên tục, hoặc qua xung đột,…) làm cho tác phẩm văn học bao giờ cũng có sự thống nhất quy định lẫn nhau về các loại đề tài, cảm hứng, hình thức nhân vật,…Người ta có thể tập hợp thành từng nhóm tác phẩm văn học giống nhau về phương thức miêu tả và hình thức tồn tại. Đó là cơ sở khách quan của sự tồn tại thể loại văn học và cũng là điểm xuất phát để xây dựng nguyên tắc phân chia thể loại văn học.

Thể loại văn học trong bản chất phản ánh những khuynh hướng phát triển bền vững, vĩnh hằng của văn học và các thể loại văn học tồn tại để giữ gìn, đổi mới thường xuyên các khuyng hướng ấy. Do đó, mà thể loại văn học luôn luôn vừa mới, vừa cũ, vừa biến đổi, vừa ổn định.

Bàn về thể loại văn học, nhà nghiên cứu văn học người Nga là

D.Li-kha-chốp cho rằng: các thể loại văn học là một phạm trù lịch sử. Nó xuất hiện trong một giai đoạn phát triển nhất định của văn học và sau đó biến đổi, được thay thế.

* Sự phân loại các tác phẩm văn học

Người ta chia tác phẩm văn học thành ba thể loại chính dựa trên phương thức phản ánh cuộc sống đó là:

- Tự sự - Trữ tình - Kịch

Ngoài ra còn nhiều cách phân loại tác phẩm văn học khác, mỗi cách phân loại tác phẩm văn học đều có ưu điểm và hạn chế riêng. Tuy nhiên, cách phân loại tác phẩm văn học thành ba thể loại chính như trên được các nhà nghiên cứu cho là phù hợp hơn cả.

2.1.1.2. Kiểu văn bản văn học

* Văn bản văn học là những văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm tư tưởng thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật có tính hình tượng, tính thẩm mĩ cao.

Mỗi văn bản văn học đều thuộc một thể loại văn học nhất định, tuân theo những quy ước, cách thức thể loại đó.

* Nhà văn trong quá trình sáng tác ra văn bản văn học. Khi ấy văn bản văn học mới chỉ tồn tại trên giấy mà chưa có tác động với xã hội. Chỉ khi nào thông qua người đọc thì hệ thống kí hiệu ( con chữ trên giấy của văn bản) mới hiện lên trong tâm trí của người đọc những sự việc, những hình tượng nhân vật, những cảm xúc, suy nghĩ của con người và cuộc đời. Lúc này những giá trị văn học vốn tiềm ẩn trong văn bản sẽ được người đọc tiếp nhận, văn bản

mới thực sự phát huy chức năng của tác phẩm văn học. Như vậy, chỉ khi văn bản đến với người đọc nó mới được coi là tác phẩm văn học. Tương ứng với ba thể loại tác phẩm văn học sẽ có ba kiểu văn bản: tự sự, trữ tình và kịch.

Sự thay đổi trong quan niệm về phương pháp dạy học hiện nay: coi dạy văn là dạy cách đọc – hiểu kiểu văn bản phù hợp với nội dung chương trình SGK Ngữ văn, thì việc xác định rõ ràng các kiểu văn bản văn học là cần thiết.

Điều đó sẽ giúp giáo viên có cách dạy, học sinh có cách học thích hợp và hiệu quả tùy theo từng kiểu văn bản văn học.

2.1.2. Thể loại truyện cổ tích 2.1.2.1. Vấn đề thuật ngữ

* Thuật ngữ “truyện cổ tích”trong một số nước trên thế giới

GS Chu Xuân Diên khi đi vào tìm hiểu thuật ngữ “truyện cổ tích” đã dựa vào những nghiên cứu của Prốp. Prốp cho rằng ở Châu Âu chỉ có hai ngôn ngữ của Nga và Đức có hai danh từ riêng chỉ thể loại “truyện cổ tích”

như từ ngữ của chúng ta ngày nay.

Trong ngôn ngữ của Đức có từ “Marchen” nghĩa là chuyện kể nho nhỏ, thú vị xuất hiện từ thế kỉ XIII, dần dần được hiểu là truyện cổ tích.

Ở ngôn ngữ của Nga có từ “Ckajkn” nghĩa là truyện kể bịa đặt, xuất hiện từ thế kỉ XVII và được hiểu là truyện cổ tích.

* Thuật ngữ “truyện cổ tích” trong tiếng Việt

“Cổ tích” là thuật ngữ Hán Việt, theo nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngữ:

“cổ” có nghĩa là chuyện xưa; “tích” có nghĩa là tích xưa, chuyện cũ. Theo nhà nghiên cứu văn học dân gian Chu Xuân Diên: “ cổ” là xưa cũ, gần vời thuật ngữ “cổ” có từ “truyện cổ” ( tương đương với khái niệm này trong tiếng Hán có từ “ cổ sự”, trong dân gian có từ “cố sự” ). Còn từ “tích” phức tạp hơn, có tới hơn 29 nghĩa. Theo Chu Xuân Diên, “tích” cũng có nghĩa là dấu xưa, vết tích, khi gắn với từ “cổ” là hợp lí hơn cả.

Ý kiến này được nhiều người công nhận. Từ đó, Chu Xuân Diên đưa ra nhận xét:

+ Khái niệm “truyện cổ”, “truyện đời xưa” dùng để chỉ nhiều loại truyện dân gian khác nhau trong đó có truyện cổ tích. Và có khái niệm “truyện cổ tích” để chỉ riêng thể loại này.

+ Truyện cổ tích có quan hệ với thời quá khứ xa xưa cả về nội dung lẫn nguồn gốc phát sinh. Dấu tích của truyện kể này vẫn còn tới ngày nay.

2.1.2.2. Khái niệm truyện cổ tích

Ở nước ta, quá trình nghiên cứu truyện cổ tích gắn khá chặt với quá trình nhận thức khu biệt các loại truyện dân gian khác ( như thần thoại, truyền thuyết, truyện cười, truyện ngụ ngôn, giai thoại,…). Trước đây ( khoảng từ Cách mạng tháng Tám 1945 về trước ), danh từ “truyện cổ tích” ( còn được gọi là “truyện đời xưa” ) thường được dùng để chỉ chung hầu như toàn bộ lĩnh vực truyện dân gian truyền miệng kể xuôi ( tương tự như danh từ “truyện cổ dân gian” hay “truyện kể dân gian” sau này). Về sau, phạm vi của truyện cổ tích được thu hẹp dần song với quá trình nhận thức các loại truyện dân gian khác và tách chúng ra khỏi cổ tích. Bộ phận ra đời muộn nhưng được tách ra khỏi cổ tích khá sớm ở nước ta có lẽ là truyện cười ( trước hết là những truyện có yếu tố tục, thường gọi là “truyện tiếu lâm”), sau đó mới đến thần thoại và các loại truyện khác. Hiện nay bộ phận truyện kể về các nhân vật lịch sử từ thời Bắc thuộc về sau ( thường được gọi là “ cổ tích lịch sử” ) cũng đang nằm trong quá trình được nhận thức lại về thể loại (để chuyển từ cổ tích sang truyền thuyết). Có thể nói rằng truyện cổ tích vẫn là một thể loại mà không một truyện dân gian nào có thể so sánh được.

Việc xác định nội dung của khái niệm truyện cổ tích càng thêm khó khăn, phức tạp do có quan hệ chẳng những với hầu hết truyện dân gian, mà

còn với nhiều lĩnh vực khác của văn học và văn hóa dân gian ( như tục ngữ, ca dao, nghệ thuật sân khấu, phong tục, tín ngưỡng,…)

Nói tóm lại, truyện cổ tích là một truyện kể dân gian ra đời từ thời cổ đại, gắn liền với quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, hình thành gia đình phụ quyền và phân hóa giai cấp trong xã hội; nó hướng vào những vấn đề cơ bản, những hiện tượng có tính phổ biến trong đời sống nhân dân, đặc biệt là những xung đột có tính chất riêng tư giữa người với người trong phạm vi gia đình và xã hội. Nó dùng một thứ tưởng tượng và hư cấu riêng (có thể gọi là “ tưởng tượng và hư cấu cổ tích” ), kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù khác để phản ánh đới sống và mơ ước của nhân dân đáp ứng nhu cầu của nhận thức, thẩm mĩ, giáo dục và giải trí của nhân dân trong những thời kì những hoàn cảnh lịch sử khác nhau của xã hội có giai cấp.

SGK Ngữ văn 10, tập 1, trang 26 đã định nghĩa về thể loại truyện cổ tích, đây cũng là khái niệm được nhiều người chấp nhận.Truyện cổ tich là thể loại tự sự bằng văn xuôi, thường kể về số phận của các kiểu nhân vật ( người mồ côi, người em, người dũng sĩ, chàng ngốc,…), qua đó thể hiện quan niệm về đạo đức, lí tưởng và ước mơ của nhân dân về hạnh phúc, công lí xã hội.

2.1.2.3. Nguồn gốc và vấn đề phân loại truyện cổ tích a. Nguồn gốc và sự sinh thành của truyện cổ tích

Lịch sử hình thành, phát triển của truyện cổ tích được tạo nên bởi chính lịch sử hình thành và phát triển của từng tiểu loại hay từng kiểu truyện cổ tích cụ thể. Cho nên muốn giải quyết vấn đề phân loại truyện cổ tích một cách đúng đắn, vững chắc không thể không chú ý đến nguồn gốc và sự sinh thành của nó. Về nguồn gốc sinh thành của truyện cổ tích thường được hiểu và xét đoán theo nhiều góc độ và bình diện khác nhau, trong đó có ba phương diện đáng chú ý:

+ Sự phát sinh đầu tiên của truyện cổ tích ( tức là nguồn gốc ban đầu của thể loại).

+ Nguồn gốc trực tiếp của các bộ phận, các tiểu loại, các kiểu truyện cổ tích ( tức là nguồn gốc riêng, nguồn đề tài và chất liệu cụ thể).

+ Nguyên nhân tư tưởng, ý thức xã hội đã thúc đẩy sự phát sinh, phát triển và biến hóa của thể loại.

Ba phương diện trên gắn bó với nhau trong một thể thống nhất. Nếu hiểu nguồn gốc của truyện cổ tích như là nơi phát sinh đầu tiên của thể loại này thì phải nói tới thần thoại và thời kì bắt đầu tan rã của xã hội thị tộc nguyên thủy. Thần thoại giống như một nguồn nước chung của nhiều dòng, nhiều loại nghệ thuật trong đó có truyện cổ tích. Truyện cổ tích Việt chỉ có thể nảy sinh từ mảnh đất của thần thoại Việt chứ không thể sinh ra từ nguồn thần thoại bất kì nào khác được. Nhưng bắt nguồn từ thần thoại không có nghĩa là truyện cổ tích hoàn toàn giống với thần thoại. Ngay từ lúc ra đời, truyện cổ tích đã khác với thần thoại, vừa kế thừa, vừa phủ định và đổi mới thần thoại về nhiều phương diện (chức năng, đề tài, phương pháp sáng tác,…). Truyện cổ tích được sinh ra từ thần thoại, đặc biệt từ những lớp thần thoại “cuối mùa” đã chứa đựng, ấp ủ những nhân tố, những cái mầm của các thể loại kế tục và thay thế nó ( như sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích,…).

Một truyện thần thoại có thể phát triển thành sử thi hay truyền thuyết hoặc truyện cổ tích tùy theo nhu cầu, mục đích và phương pháp sử dụng của tác giả dân gian.

Thần thoại chuyển thành cổ tích dù bằng con đường trực tiếp hay gián tiếp thì chủ yếu cũng là chuyển những cốt truyện, những môtíp (nghĩa là cái

“phần xác” của thần thoại). Còn cái “phần hồn” của nó bị phủ định, loại trừ đi để cho tác phẩm trở thành cổ tích mang linh hồn của thể loại mới.

Khi xét đến nguyên nhân và nguồn gốc trực tiếp, cụ thể của truyện cổ tích, các nhà nghiên cứu còn chú ý đến phong tục tín ngưỡng ( nhất là những tục lệ cổ), những cảnh vật thiên nhiên ( chim muông, cây cỏ, núi sông,…), những câu nói vần vè, ca dao, tục ngữ có liên quan, những người thực việc thực trong lịch sử hoặc trong đời sống bình thường của nhân dân. Quả thực có nhiều truyện cổ tích gắn chặt với nguồn gốc, ý nghĩa của tục lệ ( ví dụ: truyện

“Trầu Cau”, truyện “Bánh chưng bánh dày”, truyện “Sự cây nêu ngày Tết”,…). Nhiều truyện gắn với việc giải thích các loài vật, cây cỏ hoặc phong cảnh thiên nhiên của đất nước ( như: sự tích con quạ, con sam, con thằn lằn, sự tích cây huyết dụ,…)…v..v..

b. Vấn đề phân loại truyện cổ tích

Phân loại truyện cổ tích là một trong những vấn đề tồn tại đáng kể của khoa học về truyện cổ tích trên thế giới cũng như ở nước ta. Phương pháp phân loại, tiêu chí và thuật ngữ chỉ loại đều chưa được xây dựng có hệ thống.

Đến nay tuy đã có một số cách phân loại truyện cổ tích Việt được nêu lên, nhưng chưa có bản phân loại nào được thuyết giải đầy đủ trên cơ sở những tiêu chí rõ ràng và nhất quán. Có một số nhà nghiên cứu văn học dân gian đã có kiến giải về việc phân loại truyện cổ tích: người thì chia ra hai loại (cổ tích sinh hoạt và cổ tích thần kỳ hoặc cổ tích hoang đường và cổ tích thế sự);

người thì chia ba loại ( cổ tích thần kỳ, cổ tích sinh hoạt, cổ tích lịch sử);

người chia làm bốn loại hoặc nhiều hơn ( cổ tích thần kỳ lịch sử, sinh hoạt, ma quái…). Sự thiếu thống nhất ý kiến trong vấn đề phân loại truyện cổ tích bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính: một là sự phức tạp của đối tượng ( tức là của bản thân truyện cổ tích), hai là, sự thiếu thống nhất về quan niệm và phương pháp của các nhà nghiên cứu thể loại truyện cổ tích. Một trong những cách phân loại chung ( phân loại tổng quát hay phân loại lớn) về truyện cổ tích được nhiều người tán thành và vận dụng hiện nay là cách chia truyện cổ

tích thành ba loại chính: truyện cổ tích loài vật, truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích sinh hoạt.

Sau đây, chúng tôi xin được trình bày một số điểm cơ bản của ba biến thể của truyện cổ tích:

* Truyện cổ tích thần kỳ: là bộ phận cơ bản và tiêu biểu nhất của thể loại truyện cổ tích, đồng thời là một trong những bộ phận quan trọng và tiêu biểu của nền văn học dân gian mỗi dân tộc. Hầu như những truyện cổ tích hay nhất có nhiều giá trị nhất của người Việt đều thuộc về cổ tích thần kỳ. Ở loại truyện này, nhân vật chính vẫn là con người trong thực tại, nhưng các lực lượng thần kì, siêu nhiên có vai trò rất quan trọng. Hầu như mọi xung đột trong thực tại giữa con người với con người đều bế tắc, không thể giải quyết nổi nếu thiếu yếu tố thần kỳ. Cái “thần kỳ” phải giữ vai trò chủ yếu trong việc tham gia giải quyết các xung đột, mâu thuẫn trong truyện.

VD: Truyện “Tấm Cám”, truyện “Thạch Sanh”, truyện “Sọ Dừa”…truyện đã thể hiện mối quan hệ dì ghẻ- con chồng; chị em cùng cha khác mẹ ( truyện “Tấm Cám”); tình cảm anh em kết nghĩa ( truyện “Thạch Sanh” ); mối quan hệ giữa chị em gái, vợ chồng, mẹ con…(truyện “ Sọ Dừa” ). Những mối quan hệ ấy chứa nhiều mâu thuẫn, những mâu thuẫn đời thường như tranh giành hơn thua về vật chất. Sâu xa hơn, đó là những mâu thuẫn xã hội. Để giải quyết những mâu thuẫn ấy, tác giả dân gian đã nhờ đến các yếu tố siêu nhiên, thần kì như ông Bụt ( truyện “Tấm Cám”), Đàn thần, Niêu thần (truyện “ Thạch Sanh” ), sự biến hóa thần kỳ, con Gà thần ( truyện

“Sọ Dừa”). Nhờ những yếu tố thần kỳ, nhân vật chính diện được giúp đỡ và chiến thắng cái ác.

Truyện cổ tích thần kỳ là những truyện chủ yếu phản ánh ước mơ, nguyện vọng, lí tưởng xã hội của nhân dân, thông qua chiến thắng tất yếu của cái đẹp, cái thiện.

Yếu tố kì ảo tham gia như một phần không thể thiếu trong cốt truyện, làm cho truyện hấp dẫn và thường kết thúc theo mong ước của nhân dân.

Trong truyện cổ tích thần kỳ, các nhân vật thường bao gồm 3 loại:

Nhân vật chính diện hay phe thiện (như Thạch Sanh, cô Tấm, Chử Đồng Tử, Sọ Dừa, vợ Sọ Dừa, hoàng tử, công chúa,…) ; nhân vật phản diện hay phe ác (như Lí Thông, mẹ con Cám,…); và các nhân vật thần kì hay vật báu có tác dụng kì diệu ( như Tiên, Bụt, chim thần, Đàn thần, Rắn thần, Niêu thần,…).

* Truyện cổ tích sinh hoạt ( hay cổ tích thế sự): là những truyện không có hoặc ít có yếu tố thần kì. Ở đây các mâu thuẫn, xung đột xã hội giữa người với người được giải quyết một cách hiện thực, không cần đến yếu tố siêu nhiên. Những yếu tố thần kì nếu có cũng không giữ vai trò quan trọng và nhiều khi chỉ là đường viền cho câu chuyện thêm vẻ li kì, hấp dẫn. Hay nói cách khác, truyện cổ tích sinh hoạt giải quyết xung đột trong cõi đời thực và bằng cái lôgic của đời sống xã hội.

VD: truyện “Vợ chàng Trương”, “Sự tích chim Hít-cô”, “ Sự tích con muỗi”, “Cây tre trăm đốt”,…). Truyện đã hướng đến giải quyết một cách hiện thực các mối mâu thuẫn trong xã hội như: mâu thuẫn giữa vợ - chồng ( trong truyện “ Vợ chàng Trương” ), mâu thuẫn giữa chủ - tớ (trong truyện “ Cây tre trăm đốt” )…hay tác giả dân gian còn nhằm giải thích nguồn gốc sự vật, hiện tượng trong cuộc sống thông qua mối quan hệ giữa con người với con người như trong truyện “ Sự tích chim Hít-cô”, “ sự tích con muỗi”,…

Truyện cổ tích thế sự thường có tính khuynh hướng xã hội gay gắt, trong đó nhân vật chính thường là nông dân, thợ thuyền, binh lính nghèo, đối kháng với các giai tầng bóc lột trong xã hội (địa chủ, ông chủ, nhà vua).

Truyện phản ánh sinh hoạt đời thường, gần gũi với bình dân. Qua nhóm truyện về người thông minh, người nghèo khổ có tình nghĩa…truyện

Một phần của tài liệu Dạy học thể loại truyện cổ tích theo hướng công nghệ trong trường THPT (Trang 31 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)