DẠY HỌC THỂ LOẠI THƠ

Một phần của tài liệu Dạy học thể loại thơ ở trường phổ thông theo hướng công nghệ (Trang 24 - 67)

Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG CÔNG NGHỆ 2.1. Đặc điểm thể loại

2.1.1. Khái niệm chung

“Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm, trong đó ứng với một loại nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể.”[14;Tr.339 ]

Sự phân loại tác phẩm văn học: Từ thời Arixtôt đã phân tác phẩm văn học thành 3 loại: Tự sự, trữ tình và kịch.

2.1.2. Đặc điểm thể loại thơ 2.1.2.1. Khái niệm

Thơ là gì? Cho đến nay vẫn còn là một câu hỏi. Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này đã có nhiều định nghĩa được đưa ra.

“Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý và tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt, thể hiện sự nồng cháy trong lòng. Nhưng thơ là tình cảm và lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm và lí trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường” [9;Tr.8].

“Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những tình cảm, cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ giàu cảm xúc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu”. [8;Tr.309].

Tuy nhiên, nó vẫn là một câu đố mà các nhà lí luận văn học, lí luận ngôn ngữ đang tiếp tục tìm lời giải đáp.

Đặng Thị Thảo K31B – Ngữ văn 25

2.1.2.2. Phân loại

Có nhiều cách phân loại thơ:

- Dựa vào nội dung biểu hiện người ta chia thơ ra làm: thơ tự sự, thơ trữ tình, thơ trào phúng…

- Dựa vào thể luật thì lại có thể chia thơ ra làm: thơ cách luật và thơ tự do.

- Xét về mặt gieo vần có: thơ có vần và thơ không có vần.

- Theo thời đại: Sự ra đời của loại thơ tương ứng với thời đại: thơ Lý - Trần, thơ Đường, thơ Tống…

2.1.2.3. Đặc điểm chung của thơ a. Đặc điểm về văn bản

Nói về văn bản thơ, nhà nghiên cứu Pháp J.Ghen đã nhận xét xác đáng rằng: đặc trưng của thơ là nó chiếm ít không gian hơn văn xuôi. Trên trang in thơ có nhiều khoảng trắng hơn trang in văn xuôi, trắng giữa dòng chữ, trắng ở bốn lề trang giấy. Hay nói một cách khác thì số lượng các con chữ trên một trang giấy ít hơn nhiều so với một trang văn xuôi. Điều này đã chứng tỏ thơ là văn bản không liên tục, thơ có nhiều chỗ “lặng”, cái “lặng” của thơ tràn ngập cảm xúc và tư duy. Bởi thơ nói ít mà chứa đựng nhiều ý nghĩa.

b. Đặc điểm về cấu trúc

* Khái niệm cấu trúc

“Cấu trúc thi phẩm là hình thái tổ chức tổng thể khiến cho thi phẩm sống động trong một hình hài nhất định, như một sinh thể”. [15;Tr.13]. Và theo Chu Văn Sơn nếu bố cục kết cấu, hình tượng, chất liệu, vật liệu ngôn từ, giọng điệu… mỗi bình diện ấy là một tổ chức thì cấu trúc là sự tổng hòa, là bản tổng phổ của tất cả những tổ chức ấy. Nó phối kết, xe quyện các tổ chức kia thành một sinh thể nghệ thuật.

Đặng Thị Thảo K31B – Ngữ văn 26

* Đặc điểm

Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau về thơ. Nhưng từ các định nghĩa đã có, các nhà thơ, các nhà nghiên cứu đều đi đến thống nhất những đặc trưng cơ bản của thơ. Có thể khái quát: thơ có ba đặc trưng cơ bản là: đặc trưng về nội dung, đặc trưng về nhân vật trữ tình, đặc trưng về ngôn ngữ thơ.

(1) Đặc trưng về nội dung của thơ

Tác phẩm văn học nào cũng mang trong mình những nội dung nhất định, cũng biểu hiện tư tưởng, tình cảm. Nhưng khác với các thể loại khác như tự sự, kịch… Thơ mang trong mình những nội dung riêng biệt. Nếu như ở thể loại tự sự nhà văn xây dựng bức tranh về cuộc sống trong đó các nhân vật có đường đi và số phận riêng. Bằng những đối thoại và độc thoại tác giả thể hiện tính cách và hành động con người qua những mâu thuẫn xung đột thì thơ lại là thế giới chủ quan của con người. Những cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ được trình bày trực tiếp và là nội dung chủ yếu. Phản ánh thế giới chủ quan không có nghĩa là thơ không phản ánh thế giới khách quan hay nói khác đi nhà thơ không phản ánh trực tiếp đời sống khách quan vào nội dung tác phẩm mà nội dung ấy được thể hiện qua tâm trạng, ý nghĩ, tình cảm của nhà thơ.

“Linh hồn của thơ xưa nay, chủ yếu vẫn là trữ tình, là sự bộc lộ trực tiếp tâm sự của các nhà thơ. Thơ là tiếng nói tha thiết của tâm hồn, tiếng gọi nồng nhiệt của trái tim. Thơ thường nói những điều cảm kích, xúc động đối với lòng người, đồng thời cũng soi dọi những ánh sáng sâu xa vào trí tuệ và tăng thêm những sức mạnh cho hành động của con người” [6; Tr.51].

Như vậy, có thể nói nội dung chủ yếu của thơ hay đối tượng phản ánh của thơ chính là tâm tư, tình cảm của con người và tâm tư tình cảm, xúc cảm, tâm trạng đó được bộc lộ một cách trực tiếp.

Ví dụ: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim

Đặng Thị Thảo K31B – Ngữ văn 27

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

(Từ ấy – Tố Hữu) (2) Đặc trưng về nhân vật trữ tình

Nội dung tác phẩm trữ tình được thể hiện gắn liền với hình tượng nhân vật trữ tình. Đó là hình tượng người trực tiếp thổ lộ suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình không có diện mạo. Nhưng nhân vật trữ tình cụ thể trong giọng điệu, cảm xúc, trong cách cảm, cách nghĩ. Qua những trang thơ ta như gặp tâm hồn người, tấm lòng người. Đó chính là nhân vật trữ tình trong thơ.

Nhân vật trữ tình trong thơ thường là hiện thân của tác giả thể hiện cảm xúc, tâm trạng, cá tính, quan niệm nghệ thuật riêng của người nghệ sĩ. Đọc thơ ta như đọc những bản “tự thuật tâm trạng”. Ta hiểu hơn đời sống nội tâm của họ với những chi tiết về quê hương, về kỷ niệm cuộc sống, về cá tính sáng tạo.

Ví dụ: “Huế ơi! Quê mẹ của ta ơi!

Nhớ tự ngày xưa, tuổi chín mười Mây núi hiu hiu, chiều lặng lặng Mưa nguồn gió biển, nắng xa khơi”

(Quê mẹ - Tố Hữu)

Nhân vật trữ tình nhiều khi là tác giả nhưng không phải trường hợp nào cũng là tác giả. Nhiều khi nhà thơ hóa thân vào một nhân vật khác, sống với hoàn cảnh của nhân vật, vui buồn với tâm trạng của nhân vật tạo thành hình tượng nhân vật trữ tình nhập vai.

Ví dụ: “Oa! Oa! Oa!...

Cha trốn không đi lính nước nhà Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi Đã phải theo mẹ đến ở nhà lao”

Đặng Thị Thảo K31B – Ngữ văn 28

(Cháu bé trong nhà lao Tân Dương – Hồ Chí Minh) Ở đây Hồ Chí Minh đã hóa thân vào cháu bé trong nhà lao Tân Dương để nói lên tâm trạng, suy nghĩ của mình.

Tuy nhiên dù là loại nhân vật trữ tình nào thì phẩm chất và cá tính của nhà thơ cũng để lại dấu ấn sâu sắc trong tác phẩm

(3) Đặc trưng về ngôn ngữ thơ

Ngôn ngữ giữ một vị trí quan trọng trong thơ ca. Đó là tiếng nói chân thực giàu có của đời sống hiện thực, vừa là tiếng nói bay bổng của trí tưởng tượng kỳ diệu, lại vừa là tiếng nói của trái tim đang rung động. Chiều sâu của sức suy nghĩ, tính chất mẫn cảm và tinh tế của sức sáng tạo, những trạng thái rung động của tâm hồn… Tất cả những điều đó chỉ có thể đến với người đọc thông qua vai trò của ngôn ngữ.

Nói về ngôn ngữ thơ: “Thơ có khả năng bao quát sâu rộng không gian và thời gian mà nhiều nghệ thuật khác không có. Thơ nói việc ngày nay mà gợi lại chuyện đời xưa, nói chuyện Việt Nam mà gợi chuyện ở Trung Quốc, Triều Tiên, Liên Xô, Cu Ba, Mỹ… nói chuyện quả đất mà làm cho con người nghĩ đến ngày mai, con người du hành trong vũ trụ và đỗ xuống những hành tinh xa lạ trong hệ thống mặt trời. Cho nên thơ là nghệ thuật kỳ diệu bậc nhất của trí tưởng tượng”. [9;Tr.10].

Qua đây, ta cũng có thể thấy ngôn ngữ thơ có vai trò và tác dụng to lớn như thế nào. Nó chính là sự biểu hiện tập trung nhất tính hàm súc, mĩ lệ, phong phú của thơ ca.

Nói như Maiacôpxki: thì quá trình sáng tạo ngôn ngữ thơ ca cũng giống như người lọc quặng radium lọc lấy tinh chất tìm ra trong bề bộn của những tấn quặng từ đẹp, ánh sắc kim cương.

Còn Trần Thanh Đạm thì khẳng định: “Thơ không phải là hình thức.

Thơ là nghệ thuật nghĩa là cả nội dung, cả hình thức, là nội dung thống nhất

Đặng Thị Thảo K31B – Ngữ văn 29

với hình thức. Thơ là ý lớn tình sâu trong lời hay ý đẹp. Ở thơ thể hiện một cách tập trung nhất rõ rệt nhất đặc trưng và sức mạnh của văn học như là một nghệ thuật ngôn ngữ”. [6;Tr.53]

Qua quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã đi đến thống nhất một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ thơ như:

- Ngôn ngữ thơ bão hòa cảm xúc:

Ngôn ngữ thơ bão hòa cảm xúc là ngôn ngữ đạt đến trạng thái cao nhất của cảm xúc. Do đó ngôn ngữ thơ không bao giờ là ngôn ngữ khách quan, yên tĩnh như tác phẩm tự sự. Để diễn tả cảm xúc dâng trào, ngập tràn lên tới cực điểm của hồn mình, nhà thơ thường dùng những động từ, tính từ, phụ từ chỉ mức độ…

Ví dụ: “Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà rào rạt bên nước Bình Ca”

(Tố Hữu) “Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”

(Nguyễn Đình Thi)

Mỗi câu thơ dường như đều mang một từ tập trung tất cả sức nặng tình cảm. Và đó được gọi là “thi nhãn”

- Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu và giàu chất tạo hình:

+ Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh: Diễn tả các trạng thái tâm trạng và cảm xúc vốn vô hình, vô ảnh, thơ có thể kích thích trí tưởng tượng của bạn đọc, để bạn đọc hình dung ra những điều kỳ diệu trong cuộc sống, trong tâm hồn con

Đặng Thị Thảo K31B – Ngữ văn 30

người. Hay nói cách khác chính là những từ ngữ giàu hình ảnh mà kích thích trí tưởng tượng của bạn đọc.

Ví dụ: “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

(Tây Tiến – Quang Dũng)

Chỉ bằng 4 câu thơ, Quang Dũng đã vẽ lên một bức tranh hoành tráng để diễn tả rất đạt sự hiểm trở, dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng Tây Bắc - địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến.

Hay chỉ bằng những câu thơ:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

(Việt Bắc – Tố Hữu)

Tố Hữu đã vẽ lên bức tranh tứ bình tuyệt đẹp về cảnh và người Việt Bắc. Điều đó càng chứng tỏ ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh và một lần nữa chứng minh cho nhận định “thi trung hữu họa”

+ Ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính

Thơ phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm. Như nhịp đập của những trái tim khi xúc động, ngôn ngữ thơ cũng có nhịp điệu riêng

Đặng Thị Thảo K31B – Ngữ văn 31

của nó. Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà còn bằng cả âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ đó. Hay nói cách khác khi đọc thơ không những ý nghĩa của câu thơ như muốn nói với người đọc mà từng tiếng từng lời đến cả hệ thống âm thanh, vần luật, nhịp điệu đều đồng thời tham gia vào việc diễn tả nội dung, tác động đến lý trí và tình cảm của người đọc.

Ngôn ngữ thơ vừa lắng đọng, vừa ngân vang. Hay nói cách khác thơ thường vừa có hình vừa có nhạc. Đọc thơ bạn không chỉ thấy có hình ảnh, đường nét trong đó mà còn có cả âm thanh, nhạc điệu nữa. Ví dụ: khi đọc đoạn thơ sau trong bài “Em ơi …Ba Lan…” của Tố Hữu chẳng hạn:

“Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan

Đường Bạch Dương sương trắng nắng tràn Anh đi nghe tiếng người xưa vọng

Một giọng thơ ngâm một giọng đàn”

Đọc những câu thơ này ta thấy chúng bay bổng, thanh thoát, nhẹ nhàng, vì phần lớn các âm đều có thanh bằng (Em ơi, BaLan, mùa, tan…) hoặc thanh trắc cao (tiếng, trắng, nắng…) chỉ có 4 thanh trắc thấp (bạch, vọng, giọng, giọng) thì ba thanh hòa vận cùng nhau, vang lên như mấy tiếng nhạc trầm giữa một giai điệu cao chung.

Và các nhà nghiên cứu đã đi đến nhất trí xem tính có nhịp điệu là một nét đặc thù cơ bản của một tác phẩm trữ tình. Âm thanh nhịp điệu hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những điều mà từ ngữ không nói hết. Nhịp điệu là một trong những yếu tố tạo nên nhạc cho câu thơ. Điệu được coi là chuỗi âm thanh cao thấp khác nhau, nhịp là sự phân cách chuỗi âm thanh đó. Vì vậy nếu ta coi nhịp là dòng chảy thì điệu là thác ghềnh. Là thác ghềnh nên nước càng chảy xiết. Và Maiacôpxki đã từng khẳng định vai trò của nhịp điệu trong câu thơ như sau: “Nhịp điệu là sức mạnh chủ yếu, năng lượng chủ yếu của câu

Đặng Thị Thảo K31B – Ngữ văn 32

thơ”. Tùy theo nội dung nghệ thuật được phản ánh mà có thể nhanh hay chậm, “khoan thai”, “dìu dặt” hay “thoăn thoắt”, “phân vân”

Trong một tác phẩm trữ tình thì tính nhạc của ngôn ngữ được sử dụng rất nhiều, có hiệu lực cao đối với việc tạo ra lời thơ có sức truyền cảm, hấp dẫn người đọc. Tính nhạc trong thơ được thể hiện ở các mặt: sự cân đối, sự trầm bổng, sự trùng điệp.

Ě Sự cân đối: là sự tương xứng, hài hòa giữa các dòng thơ. Trữ tình là thể loại được sáng tác chủ yếu dựa trên quan hệ gắn kết giữa các câu thơ, dòng thơ. Do đó giữa các câu thơ, dòng thơ có sự tương xứng hài hòa nhau:

“Gác mái ngư ông về viễn phố Gõ sừng mục tử lại cô thôn”

(Bà Huyện Thanh Quan)

Ě Sự trầm bổng của ngôn ngữ thơ: trầm bổng là sự thay đổi những âm thanh cao thấp khác nhau giữa các thanh bằng và thanh trắc trong một dòng thơ, đoạn thơ hay cả bài thơ.

Độ trầm bổng cũng được tạo nên do sự phối hợp giữa các đơn vị ngữ âm trùng lặp theo nhịp ngắt để tạo nên nhịp điệu

Ví dụ: với hai câu thơ toàn thanh bằng:

“Sương nương theo trăng ngừng lưng trời Tương tư nâng lòng lên chơi vơi”

Xuân Diệu đã gợi tả điệu nhạc du dương đưa tâm hồn phiêu diêu bay bổng khi nghe Nhị Hồ.

Hay câu thơ: “Sen tàn /cúc lại / nở hoa

Sầu dài / ngày ngắn / đông đà / sang xuân”

(Nguyễn Du)

Dòng thơ cắt theo nhịp hai đều đặn như nhịp chuyển vần đều đặn của năm tháng, của bốn mùa…

Đặng Thị Thảo K31B – Ngữ văn 33

Ě Sự trùng điệp của ngôn ngữ thơ: Khi một âm thanh nào đó láy đi láy lại một phần của từ trong câu thơ hoặc giữa các dòng thơ gọi là sự trùng điệp của ngôn ngữ thơ. Sự trùng điệp này thể hiện ở sự hiệp vần, điệp câu và điệp ngữ.

Thơ trữ tình mang nặng cảm xúc. Vần trong thơ có tác dụng nối dính các dòng thơ lại với nhau tạo thành một đơn vị thống nhất có âm hưởng riêng, thuận lợi cho việc ghi nhớ. Nhờ vần mà thơ đã được rất nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích và ghi nhớ lại. Thơ có vần chính và vần thông. Vần chính là vần cùng một khuôn âm, vần thông là theo một khuôn âm tương tự. Thơ tự do ngày nay không bó buộc về hiệp vần nhưng các nhà thơ vẫn sử dụng vần như một yếu tố biểu cảm làm tăng vẻ đẹp của thơ:

“Ồ đâu phải, qua đêm dài lạnh cóng Mặt trời lên là hết bóng mù sương Ôi đâu phải, qua đoạn đường lửa bỏng Cuộc đời ta bỗng chốc hóa thiên đường”

(Tố Hữu)

Cái đẹp của trùng điệp của ngôn ngữ thơ không chỉ do hiệp vần do cách phối âm mà còn do nhà thơ có ý thức láy đi láy lại một số âm, một số tiếng nào đó:

“Nước non nặng một lời thề

Nước đi đi mãi không về cùng non Nhớ lời nguyện nước thề non

Nước đi chưa lại, non còn đứng không…”

Sự lặp lại của các từ “non” và “nước” đã tạo ra một ấn tượng vương vấn không dứt.

Tóm lại: nhờ cấu tạo đặc biệt của ngôn ngữ mà thơ đã nói được những điều hết sức lắng đọng kết tinh mà nhiều khi văn xuôi không nói được. Chính do đặc điểm ngôn ngữ thơ hàm súc mà quá trình khám phá bài thơ phải công

Một phần của tài liệu Dạy học thể loại thơ ở trường phổ thông theo hướng công nghệ (Trang 24 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)