Đặc điểm nội dung Chương I – Sinh học 12, THPT

Một phần của tài liệu Xây dựng thư viện ảnh hỗ trợ dạy học chương i sinh học 12, THPT (Trang 20 - 27)

1.2. Cơ sở thực tiễn – nghiên cứu xây dựng “Thư viện hình ảnh” hỗ trợ dạy học Chương I – Sinh học 12, THPT

1.2.1. Đặc điểm nội dung Chương I – Sinh học 12, THPT

1.2.1.1. Về cấu trúc chương.

Chương I: “Cơ chế di truyền và biến dị” gồm 7 bài (6 bài lí thuyết, 1 bài thực hành). Chương này cho thấy bản chất của cơ chế di truyền là cơ chế truyền đạt thông tin.

Bài 1 và Bài 2: Trình bày cách thức tổ chức thông tin thành các đơn vị di truyền, các đặc điểm của mã di truyền, cách thức truyền đạt thông tin di truyền từ tế bào này sang tế bào khác (nhân đôi ADN), từ ADN sang tính trạng thông qua quá trình tổng hợp ARN (phiên mã) và từ ARN sang protein (dịch mã).

Bài 3: Trình bày về quá trình điều hoà gen ở sinh vật nhân sơ.

Bài 4: Trình bày về các loại đột biến gen với một số nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến, đặc điểm, hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen.

Bài 5 và Bài 6: Đề cập đến cấu trúc NST và các loại đột biến cấu trúc NST.

Bài 7: Thực hành quan sát các dạng đột biến NST trên tiêu bản cố định và tiêu bản tạm thời.

1.2.1.2. Về cấu trúc từng bài trong SGK.

Mỗi bài trong SGK đều được trình bày trên cả kênh chữ và kênh hình.

- Kênh chữ: bao gồm những nội dung:

+ Tên bài học.

+ Nội dung bài học.

+ Các yêu cầu của bài được trình bày trong khung giúp HS ghi nhớ.

+ Phần củng cố và vận dụng kiến thức được trình bày dưới dạng các câu hỏi và bài tập cuối bài (có sự phân hoá trình độ của HS).

+ Một số bài có phần tư liệu bổ sung ngắn gọn, súc tích qua mục “Em có biết?” giúp HS mở rộng kiến thức.

- Kênh hình:

Trong SGK kênh hình vừa là công cụ minh hoạ cho kiến thức của bài học, vừa là nguồn tư liệu quan trọng giúp HS tìm tòi kiến thức. Các hình thuộc Chương I - Sinh học 12, THPT chủ yếu là hình minh hoạ cho kênh chữ và phần nào cũng đã phát huy được tính tích cực tìm tòi của HS. Tuy nhiên kênh hình chưa nhiều, có bài kênh hình chưa đáp ứng được yêu cầu nội dung, do đó phần nào hạn chế sự lĩnh hội kiến thức của HS. Hơn nữa kênh hình trong SGK khó cho GV trong việc tổ chức, điều khiển hoạt động của HS theo những ý đồ khác nhau của mình.

1.2.2. Đặc điểm tâm, sinh lý HS THPT – HS lớp 12.

1.2.2.1. Cơ sở sinh lý.

Sự hoạt động của hệ thần kinh cấp cao chịu sự chi phối của các quy luật, trong đó có quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế. Nội dung của quy luật đó như sau: Bất cứ kích thích nào khi đã gây nên một điểm hưng phấn trên vỏ não mà kéo dài thì sớm hay muộn hưng phấn sẽ chuyển thành ức chế rồi dẫn đến trạng thái buồn ngủ và đến giấc ngủ. Theo học thuyết Pavlov thì bản chất của giấc ngủ là: Khi tế bào vỏ não bị mệt, ức chế có xu hướng lan toả ra xung quanh, dần dần chiếm toàn bộ vỏ não, thậm chí lan cả xuống các trung khu dưới vỏ não làm xuất hiện giấc ngủ. Cũng theo học thuyết của Pavlov thì nguyên nhân gây nên giấc ngủ là các yếu tố gây nên ức chế như: tiếng động đều đều, âm thanh đơn điệu, tác động liên tục không có ý nghĩa tín hiệu.

Vận dụng quy luật hoạt động của hệ thần kinh cấp cao và học thuyết Pavlov vào trong dạy học thì có thể nói: thời gian kéo dài, lời giảng đều đều của thầy, cô giáo, bài giảng kém hấp dẫn,… là một trong những nguyên nhân dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi và buồn ngủ của HS. Để các em đỡ mệt mỏi, không buồn ngủ trong giờ học cần phải “đánh thức” HS bằng nhiều hoạt động, cách thức khác nhau. Và có thể xem việc sử dụng các PTTQ sinh

động, hấp dẫn góp phần giúp HS đỡ mệt mỏi trong giờ học. HS tiếp thu bài học một cách hào hứng, phấn khởi, đạt hiệu quả cao trong học tập.

1.2.2.2. Cơ sở tâm lý.

Việc nghiên cứu tâm lý lứa tuổi đặc biệt là lứa tuổi HS đã được rất nhiều nhà tâm lý quan tâm nghiên cứu như: Acomenki, J.J. Rutxo, G.I.

Sukuina. Trong đó, họ đều quan tâm đến việc tạo nhu cầu, hứng thú của HS trong quá trình học tập. Như Acomenki xem tạo hứng thú là một trong những con đường “làm cho học tập trong nhà trường trở thành nguồn vui”.

Hay J.J. Rutxo đã nói: “Dựa trên hứng thú của trẻ đối với sự vật hiện tượng xung quanh để xây dựng cách dạy cho phù hợp với trẻ”. Phạm Minh Hạc cũng đã viết: “Lương tâm nghề nghiệp cùng với tay nghề tinh thông là hai điều cơ bản để mỗi người hành nghề đạt kết quả tốt, ích dân lợi mình, ích nước lợi nhà”. Tay nghề ở đây được hiểu là người GV có tài trong tổ chức dạy học và hiểu tâm lý HS. Trong tâm lý lứa tuổi cũng đã đề cập đến một trong những kĩ thuật của người thày giáo là phải “tạo ra tâm thế có lợi cho sự lĩnh hội trong học tập, phải chuyển hoá kịp thời từ trạng thái làm việc sang trạng thái nghỉ ngơi (giảm căng thẳng trong giây lát) và ngược lại, khắc phục sự suy giảm của hoạt động trong giờ giảng hoặc thái độ thờ ơ, uể oải”.

Việc hiểu tâm lý HS ở từng lứa tuổi để từ đó có cách dạy học cho phù hợp là điều rất quan trọng. Có thể kể đến một vài đặc điểm tâm lý của lứa tuổi HS THPT là: Các em đã có ý thức cao trong học tập và lao động, hoạt động tư duy phát triển,… Tuy nhiên HS THPT còn thiếu tính kiên nhẫn khi bài học kéo dài. Những bài học khô khan, bài giảng kém hấp dẫn, giọng nói đều đều của GV rất dễ gây mệt mỏi, nhàm chán cho HS. Đặc biệt ở lứa tuổi này, các em đã bắt đầu có tình cảm với bạn khác giới. “Tình yêu học trò” với nhiều mơ mộng phần nào cũng đã ảnh hưởng đến việc học tập của các em, cụ thể là các em không tập trung vào bài học, thường suy nghĩ vẩn vơ,… Có rất

nhiều cách để khắc phục hiện tượng trên, điều quan trọng là GV phải đổi mới PPDH cho phù hợp với tâm lý của từng lứa tuổi. Trong đó, sự hỗ trợ của PTDH có thể giúp phát huy tối đa khả năng phát triển trí tụê của lứa tuổi này.

Ngày nay, việc phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của HS được đặt ra như một vấn đề cấp bách cần được giải quyết trong thực tiễn dạy học ở nước ta. Ở các trường THPT, phần lớn GV không coi trọng nhiệm vụ hình thành cho HS những hoạt động học tập một cách hợp lý, đặc biệt những hoạt động học tập đặc thù của bộ môn. HS không nắm được phương pháp học tập, giảm tính tích cực, chủ động trong giờ học, hạn chế hứng thú học tập bộ môn. Gần đây, mặc dù đã có nhiều cải cách về nội dung và PPDH song hiệu quả còn thấp so với yêu cầu đặt ra. Nguyên nhân có thể là do trong từng bài, khối lượng kiến thức còn nhiều, nặng về mô tả, một số vấn đề lặp lại không cần thiết, đặc biệt thiếu PTDH, nhiều GV dạy “chay”. Môn Sinh học vẫn được coi là môn nhớ và thuộc trong khi đó là môn khoa học thực nghiệm, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của PTTQ, của thực hành, thí nghiệm.

1.2.3. Thực trạng việc ứng dụng CNTT trong dạy học Chương I – Sinh học 12, THPT.

Để tìm hiểu thực trạng việc ứng dụng CNTT trong dạy học Chương I – Sinh học 12, THPT, chúng tôi đã tiến hành quan sát thực nghiệm và khảo sát qua phiếu khảo sát.

- Mục đích khảo sát: Nhằm đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học Sinh học 12, THPT nói chung và dạy học Chương I – Sinh học 12 nói riêng làm cơ sở thực tiễn cho đề tài.

- Đối tượng khảo sát: GV dạy Sinh học 12, THPT.

- Nội dung khảo sát: Trong giới hạn của đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát với các nội dung sau:

+ PP chủ yếu được GV sử dụng trong dạy học Chương I – Sinh học 12, THPT.

+ Loại PTDH hay sử dụng trong dạy học Chương I – Sinh học 12, THPT.

+ Hướng ứng dụng CNTT trong dạy học Chương I – Sinh học 12, THPT

+ Nội dung GV mong muốn hỗ trợ để sử dụng CNTT trong dạy học Chương I – Sinh học 12, THPT.

- PP khảo sát: Khảo sát bằng phiếu khảo sát nhằm thu thập thông tin từ GV bộ môn về một số nội dung đã xác định. Chúng tôi tiến hành thu thập thông tin từ 16 giáo viên tại 5 trường THPT thuộc địa bàn huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. (Nội dung phiếu khảo sát: xem phần Phụ lục)

Tổng kết các kết quả khảo sát về các nội dung trên chúng tôi rút ra các kết luận sau:

+ Trong dạy học Sinh học 12 hiện nay PPDH được sử dụng chủ yếu và thường xuyên vẫn là các PTDH truyền thống như: giảng giải, vấn đáp.

Một số GV đã sử dụng những PPDH đặc thù của bộ môn Sinh học như Thực hành – Thí nghiệm, sử dụng bài tập nhận thức,… Các PPDH dựa trên những ứng dụng CNTT còn rất hạn chế.

+ PTDH được sử dụng chủ yếu và thường xuyên là tranh ảnh và mô hình. Các tranh ảnh sử dụng chủ yếu là phóng to từ SGK. Còn các PTDH và thiết bị dạy học hiện đại như máy chiếu, PM DH, máy vi tính,… hầu hết chưa được sử dụng thường xuyên. Đa số các giáo viên khi giảng bài bằng giáo án điện tử đều tải các bài giảng này từ trên mạng về sử dụng. Rất ít giáo viên tự thiết kế bài giảng cho riêng mình.

Như vậy, ở trường THPT hiện nay, nhiều nơi chưa được trang bị máy vi tính trong nhà trường. Nhiều trường được trang bị nhưng chưa ứng dụng

được nhiều trong dạy học, hoặc được sử dụng nhưng chưa thường xuyên. Có những GV sử dụng máy tính để thiết kế bài giảng lại gặp khó khăn về tư liệu hỗ trợ bao gồm các hình ảnh, phim phù hợp nội dung, do đó hạn chế tính ứng dụng của CNTT trong dạy học Sinh học, hạn chế chất lượng dạy và học.

Một phần của tài liệu Xây dựng thư viện ảnh hỗ trợ dạy học chương i sinh học 12, THPT (Trang 20 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)