1.3. Chức năng sinh học của S elen
1.3.7. Selen và bệnh loạn dưỡng cơ (bệnh cơ trắng, K eshan)
Bệnh loạn dưỡng cơ là bệnh phổ biến ở súc vật chăn nuôi (trâu, bò, dê...) đã gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. Nguyên nhân chính của bệnh là do thiếu Selen trong dinh dưỡng và thường xuất hiện ở những súc vật còn non. Bệnh này thường ở trạng thái mãn tính, trong một thời gian dài. Cơ và đặc biệt cơ tim và các tổ chức khác của cơ thể đã có những tổn thương. Ngoài ra, bệnh có thể chuyển sang trạng thái cấp tính, phát triển đột ngột các tổn thương mang tính chất thoái hoá hoại tử. Do những tổn thương ở tim hoặc ở những tổ chức chủ yếu nhất của cơ thể, con vật thường chết rất đột ngột.
Nói chung, trong bệnh cơ trắng có sự tăng quá trình phân huỷ đạm trong cơ thể súc vật, phần đạm không hoà tan giảm xuống ở các tổ chức làm cho hàm lượng các acid amin tự do tăng cao.
Nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng các nguyên tố vi lượng như: Cu, Zn, Mn...
để điều trị bệnh này nhưng không có kết quả, khi dùng các hợp chất của Selen thì thấy có tác dụng rất tốt, đặc biệt khi kết hợp cùng với Vitamin E. Từ sự thành công này, các hợp chất của Selen lần lượt được thử nghiệm, và Natri Selenid (Na2Se) có tác dụng tốt hơn cả.
Trong cùng thời gian phát hiện ra bệnh cơ trắng ở súc vật, các nhà khoa học đã tìm nguyên nhân của hội chứng chết đột ngột ở trẻ em. Cowgill (1976) đã phát hiện ra rằng tại Mỹ, những vùng có hàm lượng Selen trong cỏ thấp thì tỷ lệ trẻ sơ sinh bị chết càng cao. Sau đó ông đã bổ sung thêm Selen vào khẩu phần ăn của những cặp vợ chồng sống ở vùng mà hàm lượng Selen thấp để ngăn chặn nguy cơ trên, và khi so sánh tỉ lệ trẻ em chết khi mới sinh thì thấy tỷ lệ chết đã giảm đáng kể. Vì vậy đã có ý kiến cho rằng, Selen có vai trò quan trọng trong nguyên nhân dẫn tới hội chứng chết đột ngột của trẻ em. Frost (1975) cho rằng ngoài nguyên nhân do tổn thương ở tim, cơ thể không tự tổng hợp được các kháng thể miễn dịch nữa.
1.3.8. Seleti trong hình thành hệ thống miễn dịch
Bổ sung vào khẩu phần ăn của chuột 0,7 ppm và 2,8 ppm Selen dưới dạng Na2Se, sau đó thử nghiệm với hồng cẩu cừu thì hiệu giá kháng thể tạo ra lớn hơn tương ứng 7 và 30 lần so với chuột không được bổ sung Selen. Đáp ứng miễn dịch lần
đầu với hồng cầu cừu tăng khi tiêm 3 -5 |ig Na2Se trong màng bụng, mặc dù mức độ tăng này chỉ đạt cao nhất khi Selen được bổ sung trước hoặc đồng thời với kháng thể.
Mức độ độc của Selen trong khẩu phần ăn đã làm giảm đáp ứng miễn dịch của chuột vói hồng cầu cừu và làm tăng tính mãn cảm của gà con đối vói nhiễm trùng do Salmonella gallinarum. Mặc dù chưa biết rõ cơ chế của quá trình chuyển hoá Selen mà qua đó thúc đẩy đáp ứng miễn dịch, nhưng rất có thể hoạt tính phân huỷ Lipoperoxyd của GSHPx có liên quan đến chức năng này. Serfass (1975) khi cho súc vật nhiễm khuẩn Salmonella anteredis, nhận thấy nếu súc vật được nuôi dưỡng với khẩu phần có hàm lượng Selen cao, thì tỷ lệ súc vật chết rất thấp. Ông cũng cho rằng trong một số bệnh đường ruột của gà, khả năng hấp thụ của Selen bị giảm đi, làm giảm hệ thống miễn dịch nên gà bị chết. Trường hợp này có thể được chữa bằng cách tiêm Na2Se. Từ những bằng chứng trên cho phép kết luận Selen là một yếu tố quan trọng cho khả năng chống đỡ của cơ thể đối với hiện tượng nhiễm khuẩn, nhiễm virus, kể cả HIV-AIDS.
1.3.9. Selen đối vói quá trình viêm
Từ xưa đến nay, trong Đông y, rễ cây trinh nữ được nhân dân sử dụng để điều trị bệnh thấp khớp, và gân đây, người ta đã xác định trong rễ cây này có chứa Selen.
Bằng các thí nghiệm tiêm một số chất gây viêm trên chuột, người ta thấy rằng, Selen làm giảm viêm trên thực nghiệm một cách rõ rệt, đặc biệt là Na2Se. Tác dụng của Selen tăng nhiều khi phối hợp cùng với Vitamin E. Cơ chế tác dụng của Selen có thể là do Selen làm ổn định lysosom, vì sự không toàn vẹn của màng lysosom được coi là nguyên nhân các rối loạn của hiện tượng viêm... Do đó, viên thuốc chứa đồng thời Selen và Vitamin E đã được thử nghiệm trên người trong bệnh viêm khớp, nhưng cho đến nay tác dụng của nó vẫn chưa được khẳng định một cách chắc chắn, do đó chưa được sử dụng rộng rãi để điều tri viêm khớp.
1.3.10. Selen trong nhãn khoa
Nhiều tác giả đã nghiên cứu và thấy rằng hàm lượng Selen trong võng mạc cao hơn trong các tổ chức khác của cơ thể. Tác dụng của Selen ở võng mạc tương tự như tác dụng của Selen ở những tế bào quang điện. Tín hiệu quang ở tế bào quang điện cũng như ở võng mạc đã được chuyển thành tín hiệu điện do Selen hoặc những hợp
chất của nó. Các thí nghiệm được tiến hành trên thỏ, khi tiêm lm g Na2Se cho 1 kg cân nặng, tín hiệu điện tăng rõ rệt so với nhóm chứng. Do đó, người ta đã cho rằng Selen có tham gia những phản ứng quang hoá xảy ra ở võng mạc. Tác dụng làm sáng mắt của Selen có thể là do sự điều hoà quá trình sinh các gốc tự do trong võng mạc.
Ngoài tác dụng làm tăng điện võng mạc, Selen còn đảm bảo sự toàn vẹn của thuỷ tinh thổ. Chỉ Selen mới ngăn chặn được bệnh đục thuỷ tinh thể, còn Vitamin E, Vitamin c, hay các chất khác như: Kali sulfat, Ethoxyquinon...đều không ngăn chặn được bệnh này.
1.3.11. Selen trong giải độc
Tác dụng của các hợp chất Selen trong việc giải độc Arsen và ngược lại đã được phát hiện từ lâu. Hàm lượng Selen trong gan giảm khi cho chuột uống Arsen.
Khi đồng thời đưa Arsen và Selen vào cơ thể, Selen được tăng cường đào thải qua mật và do đó độc tính của Selen giảm đi. Cơ chế kích thích sự bài tiết Arsen và Selen có thể do sự tạo thành các phức hợp của 2 nguyên tố này với mật.
Ngoài ra Selen còn có tác dụng giải độc nhiều kim loại nặng như: Thuỷ ngân, Cadimi, Chì, Đồng...
1.3.12. Selert trong các bệnh lý khác
• Bệnh nha chu viêm
Xuất hiện ở súc vật sống tại vùng mà thực vật có hàm lượng Selen thấp. Các triệu chứng biểu hiện của bệnh như loạn dưỡng mô mềm ở lợi, teo lợi, huỷ hoại dây chằng ổ răng, dẫn đến răng lung lay và rụng sớm. Tuy nhiên, khi sử dụng Selenid (Se2 ) không có hiệu quả rõ rệt vì ngoài nguyên nhân do thiếu Selen còn do một số nguyên nhân khác.
• Hiện tượng chậm lớn
Các súc vật chăn nuôi khi dùng những thức ăn tổng hợp có hàm lượng Selen thấp thường có hiện tượng chậm lớn. Nếu thêm 0,1 mg Selen vào lkg thức ăn cho cừu, lông sẽ dài và mượt hơn. Nuôi gà con thêm Selen vào thức ăn, gà sẽ tăng trọng nhanh hơn, gà mái đẻ nhiều hơn, hàm lượng Vitamin A trong thịt gà và trong trứng cũng tăng rõ rệt.