PHẦN 4 KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ BÀN LUẬN
4.1. Khảo sát chung vể bệnh
4.1.1. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh trong các bệnh tai mũi họng.
Chúĩig tôi tiến hành khảo sát trên 100 bệnh án với các nhóm bệnh tai mũi họng, nhưng trong đó chúng tôi chỉ chọn ra những bệnh án Iiào có sử dụng kháng sinh để tiếp tục nghiên cứu.
Tỷ lệ % ở bảng 1 được tính theo sô bệnh nhân dùng kháng sinh trên tổng sô bệnh nhân trong từng nhóm bệnh.
Bổng l: Tỷ lệ sử dụng kháng sinh trong các bệnh Tơi • Mũi -Họng Ỷ
TT Nhóm bệnh X bệnh nhân Số BN dùng kháng sinh Tỷ lê (%)
1 Tai 22 18 81,8
2 Mũi 24 23 95,8
3 Họng 54 53 98, í
E 100 94 94,0
Nhân xét
Kháng sinh được sử dụng trong các bệnh Tai Mũi Họng với tỷ lệ rất cao (94%) - Nhóm các bệnh về họng có tỷ lệ sử dụng kháng sinh cao nhất (98,1 %).
Sau đây, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát cụ thể việc sử dụng kháng sinh trên 94 bệnh nhân này. Nếu không có chú giải gì đặc biệt, tỷ lệ phần trăm trong các bảng khảo sát đều được tính trên tổng số 94 bệnh nhân.
4.1.2. Các bệnh gặp trong mẫu nghiền cứu
Chúng tôi tiến hành thống kê tất cả các bệnh tai mũi họng cụ thể trong mẫu nghiên cứu có chỉ định dùng kháng sinh, kết quả trình bày trong bảng 4.2
Bảng 4.2: Các bệnh nhiễm khuẩn Tai mũi họng gặp trong mẫu nghiên cứu
TT Bệnh Số BN Tỷ lệ (%)
1 Viêm Amidan và VA 22 23,4
2 Ápxe quanh amidan 5 5,3
3 Viêm họng 16 17,0
4 Viêm thanh quản 10 10,6
5 Viêm đa xoang 19 20,2
6 Polip mũi 4 4,3
7 Viêm tai xương chũm 18 19,2
£ 94 100,0
Nhân xét
Viêm Amiđan và VA là bệnh được gặp với tỷ [ệ cao nhất (23,4%), sau đó là các bệnh viêm đa xoang (20,2%), viêm tai xương chũm (19,2%), viêm họng (17%).
Đây là các bệnh rất thường gặp trong đời sống và thường có tiến triển mạn tính nếu không điều trị đúng và kịp thời.
- Ápxe quanh amidan và polip mũi chỉ gặp với tỉ lệ thấp.
4.1.3. Sự phán b ố bệnh theo lứa tu ổ i.
Sự phân bố của lứa tuổi trong 7 bệnh nhiễm khuẩn tai mũi họng như sau:
Bảng 4.3: Sự phân bô của các bệnh theo lứa tuổi
TT
Dưới 16 16 -60 Trén 60 Tổng
Bệnh SỐ
BN
Tỷ lệ %
SỐ BN
Tỷ lệ %
SỐ BN
Tỷ lệ %
SỐ BN
Tỷ lệ
%
1 Viêm Amidan và VA 10 10,6 11 11,7 1 1,1 22 23,4
2 Apxe quanh amidan 2 2,1 3 3,2 - - 5 5,3
3 Viêm họng - - 14 14,8 2 2,1 16 17,6
4 Viêm thanh quản 2 2,1 8 8,5 - - 10 10,6
5 Viêm đa xoang 1 1,1 16 17 2 2,1 19 20,2
6 Polip mũi - - 2 2 2 2 2,1 4 4,3
7 Viêm tai xương chũm 5 5,3 13 13,8 - - 18 19,2
I 20 21,2 67 71,2 7 7,4 94 100%
Nhân xét
- BN tập trung ở độ tuổi ] 6 - 60 (chiếm 71,2%).
- Trẻ em dưói 16 tuổi, bệnh thường gặp là viêm amidan và VA hoặc viêm tai xương chũm.
- Trong mẫu ít gặp các bênh nhiễm khuẩn Tai-Mũi-Họng ở người trên 60 tuổi (7,47%).
4.1.4. Tỷ lệ bệnh nhân làm kháng sinh đồ.
Tỷ lệ % được tính theo số bệnh nhân có làm kháng sinh đồ, không làm kháng sinh đổ, có mọc vi sinh vật hay là không mọc vi sinh vật trên tổng số 94 bệnh nhân.
Bảng 4.4: Tỷ lệ bệnh nhân làm kháng sinh đồ
Nhóm bệnh
Có làm kháng sinh dồ Không làm
kháng sinh đổ Tổng số ca
Có mọc Không mọc
SỐBN Tỷ lệ SỐBN Tỷ lệ SỐBN Tỷ lệ SỐBN Tỷ lệ
Tai 9 9,6 1 1,06 8 8,5 18 19,1
Mũi 3 3,2 1 1,06 19 20,2 23 24,5
Họng 7 7,5 0 0 46 48,9 53 56,4
£ 19 20,3 2 2,1 73 77,6 94 100
Nhân xét
- Trong toàn mẫu nghiên cứu (94 BN) chỉ có 21 BN (chiếm tỷ lệ 22,3%) được làm kháng sinh đồ. Số BN dùng kháng sinh không có KSĐ chiếm tỷ lệ rất cao (77,7%). Mặc dù tỷ lệ làm kháng sinh đồ ờ đây chưa cao nhưng đã thể hiện được ý thức và trách nhiệm của bác sỹ về vấn đề này. Theo như dược sỹ Trần Xuân Thuyết [11] thì đây là một việc làm rất tốt, một "bông hoa đẹp". Trong khi ở các bệnh viện khác trong nước, kể cả bệuh viện lớn cũng chưa quan tâm đến việc làm kháng siuh đồ, thì việc làm của bệnh viên thật đáng khích lệ, biểu dương.
- Đối với nhóm bệnh nhân được làm KSĐ, vẫn có một tỷ lệ nhỏ không mọc vi sinh vật (2,1%). Điều này có lẽ do bệnh nhân đã dùng kháng sinh trưóc khi vào viện.
- Nhìn vào kết quả kháng sinh đồ, chúng tôi nhận thấy liên cầu khuẩn là loại vi khuẩn thường gặp nhất. Ngoài ra, còn có thể gặp một số loại vi khuẩn khác như:
4.1.5. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc căn cứ theo kết quả kháng sinh đồ.
Lựa chọn kháng sinh hợp lý nhất là phải căn cứ vào kết quả kháng sinh đồ, tuy nhiên trong khảo sát chúng tôi nhận thấy vẫn có những trường hợp không dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ. Kết quả khảo sát này được trình bày trong bảng 4.5
(tỷ lệ tính trên tổng số 21 bệnh nhân được làm kháng sinh đồ).
Bảng 4.5: Tỷ lệ bệnh nhân được sử dụng kháng sinh căn cứ theo kết quả KSĐ
Sô BN Tỷ lệ (%)
Dùng KS theo KSĐ 15 71,4
Không dùng KS theo KS đồ 6 28,6
£ 21 100,0
Nhăn xét
- Bệnh nhân không được lựa chọn KS theo kết quả KS đồ chiếm một tỷ lệ lớn (28,6%) mà đáng ra không được phép có. Chúng tôi tìm hiểu thấy có 4 lý do sau:
- Bác sỹ cho thuốc trước khi có kết quả kháng sinh đồ, thuốc vẫn có đáp ứng tốt với bệnh nhân nên bác sỹ không thay thuốc
- Do khoa dược thiếu thuốc nên bác sỹ kê đơíi thuốc khác tương tự để thay thế.
- Bệnh nhân bị dị ứng với thuốc.
- Bác sỹ cho thuốc mà không xem kết quả kháng sinh đổ - đây là do sự chủ quan của bác sỹ. Mặc dù chỉ có 2 trường hợp thuộc lý do này, nhưng chúng ta cũng cần phải phê bình nghiêm khắc bởi việc làm này không những làm lãng phí thời gian và công sức, tiền của mà CÒI1 ảnh hưởng đếu hiệu quả điều trị bệnh.