Lần điều chỉnh này, Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 gồm 3 phần: quan điểm, mục tiêu và các giải pháp chính sách chủ yếu. Phần định hướng phát triển GTVT đến năm 2020 trong Chiến lược 35 được lồng ghép trong phần mục tiêu. Các nội dung quá chi tiết sẽ được chuyển về quy hoạch phát triển GTVT các chuyên ngành, quy hoạch phát triển GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bảng 1.10 So sánh bố cục Điều chỉnh Chiến lược GTVT lần này và Chiến lược GTVT theo Quyết định 35
Báo cáo tổng hợp
Theo Quyết định 35 Đề nghị điều chỉnh
I. Quan điểm phát triển 1. Quan điểm phát triển II. Chiến lược phát triển GTVT đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 1. Định hướng phát triển GTVT đến năm 2020
- Đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa, hàng không, giao thông đô thị, giao thông nông thôn.
- Công nghiệp tàu thủy, công nghiệp ôtô xe máy thi công, công nghiệp đường sắt, công nghiệp hàng không
2. Tầm nhìn đến năm 2030
3. Mục tiêu phát triển GTVT đến năm 2020
a) Về vận tải b) Về KCHT
c) Về giao thông vận tải đô thị d) Về giao thông nông thôn
đ) Về đảm bảo an toàn giao thông e) Về phát triển bền vững
2. Mục tiêu phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
2.1. Mục tiêu phát triển đến năm 2020 a) Về vận tải
b) Về KCHT
c) Về giao thông vận tải đô thị d) Về giao thông nông thôn
đ) Về phát triển công nghiệp GTVT 2.2. Tầm nhìn đến năm 2030
III. Các giải pháp chính sách chủ yếu 3. Các giải pháp chính sách chủ yếu
1.3.2. Về nội dung
(1). Quan điểm phát triển
Theo Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg có 10 quan điểm phát triển GTVT.
Trong nội dung của điều chỉnh Chiến lược sẽ sửa đổi, bổ sung nội dung quan điểm 1, 3, 4 và quan điểm 9 nhằm nhấn mạnh vai trò của kết cấu hạ tầng giao thông, đầu tư tập trung, có trọng tâm trọng điểm, tránh dàn trải, coi trọng cả nguồn lực trong nước và ngoài nước để phù hợp với tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng XI và Nghị quyết 13/NQ-TW.
(2). Mục tiêu phát triển đến năm 2020 a) Về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Trục dọc Bắc – Nam
Báo cáo tổng hợp
Về đường bộ, điều chỉnh lại theo hướng: Hoàn thành việc mở rộng toàn bộ quốc lộ 1 lên 4 làn xe; chỉ đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam; nối thông và nâng cấp đường Hồ Chí Minh, ưu tiên đoạn qua Tây Nguyên; lựa chọn đầu tư những đoạn có nhu cầu trên tuyến đường bộ ven biển gắn với đê biển;
Về đường sắt, tập trung hoàn thành nâng cấp, hiện đại hóa đường sắt Bắc – Nam hiện có (đường sắt Thống Nhất); đẩy lùi tiến độ và điều chỉnh lại quy mô theo hướng nghiên cứu các phương án khả thi xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam;
Về đường biển, nghiên cứu từng bước phát triển tuyến vận tải ven biển để giảm tải cho đường bộ.
Về hàng không, bổ sung phát triển mạng đường bay và quản lý hoạt động bay.
Khu vực phía Bắc
Về đường sắt, đẩy lùi tiến độ và điều chỉnh quy mô xây dựng mới đường sắt cao tốc Hà Nội – Vinh thuộc tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam; giãn tiến độ xây dựng mới các tuyến đường sắt tốc độ cao thuộc hai hành lang và một vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc, các tuyến nối đến cảng biển, các khu kinh tế lớn;
Về cảng biển, xác định lại năng lực khai thác cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện cho phù hợp năng lực thực tế;
Về hàng không, bổ sung thêm nội dung “khôi phục hoạt động cảng hàng không Gia Lâm, Thọ Xuân và giãn tiến độ xây dựng cảng hàng không Lào Cai, nghiên cứu xây dựng cảng hàng không Quảng Ninh.
Khu vực miền Trung – Tây Nguyên
Về đường sắt, lùi tiến độ và điều chỉnh lại quy mô xây dựng đường sắt tốc độ cao thuộc tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam; giãn tiến độ xây dựng đường sắt Vũng Áng – Cha Lo (Mụ Giạ), đường sắt nối các tỉnh Tây Nguyên, đường sắt phục vụ khai thác và sản xuất alumin – nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên và nối Tây Nguyên với cảng biển;
Về cảng biển, điều chỉnh lại vai trò của cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong cả về chủ trương cũng như phương thức đầu tư.
Khu vực phía Nam
Về đường sắt, lùi tiến độ và điều chỉnh quy mô xây dựng mới đường sắt tốc độ cao thành phố Hồ Chí Minh – Nha Trang (thuộc tuyến đường sắt tốc độ
Báo cáo tổng hợp
cao Bắc - Nam); giãn tiến độ xây dựng mới đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh để nối với đường sắt xuyên Á;
Về cảng biển, xác định năng lực khai thác cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép – Thị Vải cho phù hợp năng lực thực tế; và đổi tên 4 cụm cảng thành 3 cụm cảng cho phù hợp;
Về hàng không, xác định lại vai trò của cảng HKQT Tân Sơn Nhất trong điều kiện đang tìm kiếm phương thức đầu tư xây dựng mới cảng trung chuyển hàng không quốc tế Long Thành.
Giao thông đô thị
Điều chỉnh tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng năm 2020 cho phù hợp với thực tế.
Bổ sung thêm nội dung: “Tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các tuyến đường chính ra vào thành phố, các trục giao thông hướng tâm, các nút giao lập thể tại các giao lộ lớn, các tuyến tránh đô thị, các đường vành đai đô thị. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án đường sắt đô thị, đường sắt nội ngoại ô tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh”.
Giao thông nông thôn
Cập nhật các chỉ tiêu phát triển giao thông nông thôn phù hợp với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển nông thôn mới.
b) Về vận tải
Bổ sung một số nội dung về phát triển hợp lý các phương thức vận tải trên các hành lang vận tải, chỉ tiêu tỷ lệ đảm nhận giữa các phương thức vận tải đến năm 2020 và định hướng phát triển phương tiện vận tải.
c) Về công nghiệp giao thông vận tải
Cơ bản giữ nguyên, chỉ điều chỉnh đối với công nghiệp đóng tàu: Điều chỉnh cỡ tàu đóng mới, sửa chữa và tỷ lệ nội địa hóa cho phù hợp với nhu cầu của thị trường và khả năng thực tế.
(3). Tầm nhìn đến năm 2030
Chuyển một số nội dung từ mục tiêu phát triển đến năm 2020 sang giai đoạn này. Bổ sung thêm phần đường thủy nội địa, và phần quản lý hoạt động bay thuộc phần hàng không.
Hoàn thành đưa vào cấp kỹ thuật, đảm bảo chạy tầu 24/24h các tuyến đường thuỷ nội địa chủ yếu. Các cảng, bến thủy nội địa được cơ giới hóa bốc xếp và hoạt động có hiệu quả.
Báo cáo tổng hợp
Hệ thống quản lý hoạt động bay hiện đại, đảm bảo tầm phủ của các trang thiết bị liên lạc, dẫn đường và giám sát theo yêu cầu nhiệm vụ trong toàn bộ vùng FIR của Việt Nam theo đúng kế hoạch không vận của ICAO.
(4). Về các giải pháp, chính sách phát triển
Cơ bản vẫn giữ nguyên các giải pháp, chính sách chủ yếu của Chiến lược 35, đề nghị bổ sung, điều chỉnh một số giải pháp, chính sách như sau:
- Giải pháp, chính sách huy động vốn cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông: cập nhật bổ sung một số nội dung phù hợp với các giải pháp chính sách mới ban hành như: phát hành trái phiếu Chính phủ; sửa đổi chính sách phí sử dụng công trình giao thông; thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn ODA. Nhanh chóng triển khai Quỹ bảo trì đường bộ; nghiên cứu hình thành Quỹ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
- Giải pháp, chính sách phát triển vận tải: Bổ sung thêm phần nghiên cứu phát triển hài hòa hợp lý các phương thức vận tải, đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
- Đổi tên giải pháp: Đổi mới tổ chức quản lý, cải cách hành chính thành Đổi mới tổ chức quản lý, tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực GTVT và cập nhật bổ sung phần tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực GTVT.
- Bổ sung thêm giải pháp, chính sách về đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
- Bổ sung thêm giải pháp, chính sách về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường trong GTVT.
- Bổ sung thêm giải pháp: Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, phát huy tính đồng bộ, kết nối của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông.
- Bổ sung thêm phần Khung thể chế thực hiện Chiến lược.
Báo cáo tổng hợp
PHẦN II
ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GTVT ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030