Phâ n tích cấu trúc vốn tại Công ty cổ phần Frit Huế

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG cấu TRÚC vốn hợp lý đối với CÔNG TY cổ PHẦN FRIT HUẾ (Trang 59 - 64)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN FRIT HUẾ

2.2.4. Phâ n tích cấu trúc vốn tại Công ty cổ phần Frit Huế

119T Lập lại bảng cấu trúc vốn của Công ty, loại trừ chỉ tiêu các khoản phải trả khác, nợ vay ngắn hạn, ta có bảng cấu trúc vốn từ năm 2010 đến năm 2014 như sau:

Bảng 2.7:119TCấu trúc vốn của Công ty cổ phần Frit Huế

119TĐVT: Triệu đồng

CẤU TRÚC VỐN Năm

2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014 Nợ vay dài hạn ngân hàng (D) 14.332 15.384 13.334 12.626 11.125 Vốn đầu tư của chủ sở hữu (E) 33.000 44.680 44.680 44.680 44.680 Lợi nhuận chưa phân phối (RE) 29.336 32.119 33.730 47.874 50.498 Tổng vốn đầu tư (V) 76.668 92.183 91.744 105.180 106.303 Tỷ trọng nợ vay dài hạn 18,7% 16,7% 14,5% 12,0% 10,5%

Tỷ trọng vốn đầu tư của chủ sở hữu 43,0% 48,5% 48,7% 42,5% 42,0%

Tỷ trọng lợi nhuận chưa phân phối 38,3% 34,8% 36,8% 45,5% 47,5%

Cộng 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0%

119T(Nguồn: Số liệu được tính toán từ BCTC Công ty Cổ phần Frit Huế qua các năm)

119T Từ số liệu trên ta thấy, năm 2010, tỷ trọng nợ dài hạn chiếm 18,7%, tỷ trọng vốn đầu tư của chủ sở hữu 43,0% và tỷ trọng lợi nhuận chưa phân phối 38,3%; năm 2011, tỷ trọng nợ dài hạn chiếm 16,7%, tỷ trọng vốn đầu tư của chủ sở hữu 48,5% và tỷ trọng lợi nhuận chưa phân phối 34,8%; năm 2012, tỷ trọng nợ dài hạn chiếm 14,5%, tỷ trọng vốn đầu tư của chủ sở hữu 48,7% và tỷ trọng lợi nhuận chưa phân phối 36,8%;

Trang 51 năm 2013, tỷ trọng nợ dài hạn chiếm 12,0%, tỷ trọng vốn đầu tư của chủ sở hữu 42,5%

và tỷ trọng lợi nhuận chưa phân phối 45,5%; năm 2014, tỷ trọng nợ chiếm 10,5%, tỷ trọng vốn đầu tư của chủ sở hữu 42,0% và tỷ trọng lợi nhuận chưa phân phối 47,5%.

Từ bảng trên ta thấy, tỷ trọng nợ dài hạn được giảm dần, đồng thời lợi nhuận giữ lại tăng.

119T Việc công ty vay nợ thêm là có lợi trong việc giảm thiểu chi phí sử dụng vốn bình quân, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp với rủi ro nợ tăng thêm là chấp nhận được.

119TCông ty chưa tận dụng được lợi thế về tài sản, lợi nhuận, quy mô và đòn bẩy tài chính hay chưa tận dụng được các tác động hữu ích của cấu trúc vốn một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, cấu trúc vốn còn mất cân đối với vay ngắn hạn có tỷ trọng tương đối cao so với vay dài hạn.

119T Lý do khiến tỷ trọng nợ vay của công ty càng giảm:Các khoản nợ vay của Công ty được vay từ 2 nguồn: Từ Ngân hàng Phát triển và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, các khoản nợ vay này được vay để đầu tư dự án ban đầu và một phần để đầu tư mở rộng của Công ty. Trong những năm vừa qua, công ty đã trả dần nợ vay và cũng chưa có nhu cầu vay dài hạn để đầu tư mở rộng, do đó các khoản nợ vay dài hạn và tỷ trọng nợ vay dài hạn giảm dần, năm 2011 giảm còn lại 11%, năm 2012 giảm còn lại 10% và đến năm 2014 còn 9%.

119T Đối với Thuế thu nhập doanh nghiệp: Áp dụng mức thuế suất phổ thông là 25%.

Tuy nhiên, Công ty được miễn thuế TNDN trong 03 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế TNDN trong 07 năm tiếp theo. Trong năm 2006 Công ty đã có thu nhập chịu thuế do đó Công ty sẽ được miễn thuế từ năm 2006 đến năm 2008 và giảm 50% từ năm 2009 đến năm 2014 và năm 2012, công ty được giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệptheo Nghị định số 60/2012/NĐ-CP ngày 30/07/2012 của Chính.

Công ty cổ phần Frit Huế thuộc ngành vật liệu xây dựng. Ngành này chủ yếu sử dụng nguồn tài trợ từ vốn cổ phần thường. Vốn cổ phần thường của ngành có xu hướng giảm qua các năm với tốc độ giảm trung bình là 10,19%/năm. Vốn cổ phần thường chiếm khoảng 48% - 60% tổng nguồn vốn của ngành.

Ngành vật liệu xây dựng tổng hợp cũng sử dụng một lượng lớn vốn vay ngân hàng ngắn hạn (chiếm khoảng 20% - 30% tổng nguồn vốn của ngành). Vốn vay ngân

Trang 52 hàng dài hạn cũng được sử dụng nhưng chủ yếu trong năm 2012 và năm 2013 sau khi có gói kích cầu hỗ trợ lãi suất cho vay của chính phủ.

Lợi nhuận giữ lại của ngành này tương đối ổn định nhưng rất thấp (dưới 5%

tổng nguồn vốn của ngành). Ngành vật liệu xây dựng tổng hợp rất ít sử dụng trái phiếu và cổ phần ưu đãi.

119TNhà quản trị công ty phải nhìn nhận rõ hơn về các lợi thế mà lá chắn thuế mang lại, công ty chưa tận dụng được lá chắn thuế, thiên về vốn cổ phần và lợi nhuận giữ lại hơn là đi vay. Nhà quản trị công ty cần phải phân tích sâu sát hơn với nhiều tình huống về những cơ hội và rủi ro mà công ty sẽ gặp phải khi quyết định phương án.

119TTuy nhiên, việc nhìn nhận lợi ích lá chắn thuế mang lại mang tính nghiên cứu là chủ yếu, hiện nay tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động của công ty tương đối tốt. Doanh thu, lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng qua các năm tương đối hiệu quả và ổn định.

Bảng 2.8:119T Tính toán EBIT/Tài sản và ROE của Công ty cổ phần Frit Huế

119T ĐVT: Triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm

2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014 1. Tỷ trọng vay dài hạn 18,7% 16,7% 14,5% 12,0% 10,5%

2. Tỷ trọng vốn chủ sởhữu 81,3% 83,3% 85,5% 88,0% 89,5%

3. Tổng tài sản 125.733 142.399 163.288 170.336 173.663

4. EBIT 30.675 35.214 30.537 33.542 32.797

5. EBIT/Tổng tài sản 24,4% 24,7% 18,7% 19,7% 18,9%

6. ROE 46,2% 36,2% 28,7% 32,2% 26,6%

119T(Nguồn: Số liệu được tính toán từ BCTC Công ty CP Frit Huế qua các năm)

119T Từ số liệu trên cho thấy tác dụng của đòn cân nợ tới doanh lợi vốn chủ sở hữu, cụ thể năm 2010: EBIT/Tổng tài sản 24,4% và ROE: 46,2%; năm 2011: EBIT/Tổng tài sản 24,7% và ROE: 36,2%; năm 2012: EBIT/Tổng tài sản18,7% và ROE: 28,7%; năm 2013: EBIT/Tổng tài sản 19,7% và ROE: 32,2%; năm 2014: EBIT/Tổng tài sản 18,9%

và ROE: 26,6%. Vì vậy, khi lợi nhuận trước thuế và lãi trên tài sản cao hơn lãi suất nợ vay, thì đòn cân nợ sẽ tạo thuận lợi cho chỉ số ROE tăng. Khi lợi nhuận trước thuế và lãi trên tài sản thấp hơn lãi suất nợ vay thì đòn cân nợ lại gây bất lợi cho tình hình tài chính của công ty.

Trang 53

119T2.2.5. Mối quan hệ giữa EBIT và EPS của Công ty CP Frit Huế

Bảng 2.9:119TBảng tính độ nghiêng đòn cân nợ của Công ty cổ phần Frit Huế

119TĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014 Nợ vay ngân hàng (D) 37.164 63.250 55.073 27.344 28.264 Trong đó: Vay ngắn hạn 22.832 47.866 41.739 14.718 17.139 Nợ vay dài hạn (D) 14.332 15.384 13.334 12.626 11.125 Vốn đầu tư của chủ sở hữu (E) 33.000 44.680 44.680 44.680 44.680 Lợi nhuận chưa phân phối

(RE) 29.336 32.119 33.730 47.874 50.498

Tổng vốn đầu tư (V) 76.668 92.183 91.744 105.180 106.303 1. Tỷ trọng vay dài hạn 18,7% 16,7% 14,5% 12,0% 10,5%

2. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu 81,3% 83,3% 85,5% 88,0% 89,5%

Trong đó: Tỷ trọng vốn đầu tư

của CSH 43,0% 48,5% 48,7% 42,5% 42,0%

Tỷ trọng LN chưa

phân phối 38,3% 34,8% 36,8% 45,5% 47,5%

Cộng 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0%

3. Lợi nhuận trướcthuế và lãi

vay (EBIT) 30.675 35.214 30.537 33.542 32.797

4. Lãi vay 4.757 8.602 6.774 3.336 3.420

5. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu

(EPS) 0,022 0,017 0,015 0,018 0,017 6. Thu nhập trên vốn chủ sở

hữu (ROE) 46,2% 36,2% 28,7% 32,2% 26,6%

7. % thay đổi trong EBIT 57,2% 14,8% -13,3% 9,8% -2,2%

8. % thay đổi trong EPS 60,1% -21,7% -11,7% 23,8% -9,4%

9. Độ nghiêng đòn cân nợ

(DFL) 1,18 1,32 1,29 1,11 1,12

119T(Nguồn: Số liệu được tính toán từ BCTC Công ty CP Frit Huế qua các năm)

119T Từ số liệu trên ta thấy, khi nợ vay dài hạn càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng lớn do tác động của đòn bẩy tài chính, cụ thể: năm 2010: với tỷ trọng nợ dài hạn 14,4% và tỷ trọng vốn chủ sở hữu 62,6% thì ROE là 46,2% và DFL là 1,18;

năm 2011: với tỷ trọng nợ dài hạn 11,0% và tỷ trọng vốn chủ sở hữu 54,8% thì ROE là 36,2% và DFL là 1,32; năm 2012: với tỷ trọng nợ dài hạn 10,0% và tỷ trọng vốn chủ sở hữu 58,7% thì ROE là 28,7% và DFL là 1,29; năm 2013: với tỷ trọng nợ dài hạn

Trang 54 10,5% và tỷ trọng vốn chủ sở hữu 77,2% thì ROE là 32,2% và DFL là 2,42; năm 2014:

với tỷ trọng nợ dài hạn 9,0% và tỷ trọng vốn chủ sở hữu 36,2% thì ROE là 26,6% và DFL là 1,12.

119T Đòn bẩy tài chính có khả năng làm gia tăng tỷ suấtsinh lợi mong đợi của vốn cổ phần nhưng cũng ngay lúc đó chúng sẽ đưa cổ đông tới một rủi ro lớn hơn: tỷ suất sinh lợi cao sẽ trở nên cao hơn nữa nhưng nếu tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư thấp thì tỷ suất sinh lợi mong đợi trên vốn cổ phần thậm chí càng thấp hơn.

119T Từ số liệu của công ty, ta thấy rằng khi nợ vay giảm thì tỷ lệ phần trăm thay đổi trong EPS giảm, cụ thể số liệu được thể hiện qua các năm của công ty: năm 2010 một gia tăng 57,2% trong EBIT đưa đến một gia tăng 60,1% trong thu nhập mỗi cổ phần và độ nghiêng đòn bẩy tài chính là 1,18; năm 2011 một gia tăng 14,8% trong EBIT đưa đến một sụt giảm 21,7% trong thu nhập mỗi cổ phần và độ nghiêng đòn bẩy tài chính giảm là 1,32; năm 2012 một sụt giảm 13,3% trong EBIT đưa đến một sụt giảm 11,7% trong thu nhập mỗi cổ phần và độ nghiêng đòn bẩy tài chính là 1,29; năm 2013 một gia tăng 9,8% trong EBIT đưa đến một gia tăng 23,8% trong thu nhập mỗi cổ phần và độ nghiêng đòn bẩy tài chính là 1,11; năm 2014 một sụt giảm 2,2% trong EBIT đưa đến một sụt giảm 9,4% trong thu nhập mỗi cổ phần và độ nghiêng đòn bẩy tài chính là 1,12.

119T Từ kết quả này, ta nhận ra rằng biến thiên này trong thu nhập mỗi cổ phần xảy ra với phương án tài trợ có sử dụng đòn bẩy tài chính là minh họa của rủi ro tài chính, vì rủi ro tài chính là tính khả biến gia tăng trong thu nhập mỗi cổ phần do việc sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty.

119T Đòn bẩy tài chính là một con dao hai lưỡi: làm tăng lợi nhuận dự kiến nhưng cũng làm tăng rủi ro. Nếu công ty gia tăng trong rủi ro cảm nhận được lớn hơn gia tăng thu nhập dự kiến thì chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty có thể tăng thay vì giảm, và giá trị công ty sẽ sụt giảm.

119T Qua số liệu và phân tích tài chính của công ty cổ phần Frit Huế qua các năm thì tỷ suất sinh lợi của công ty cao hơn và có tính ổn định, nên công ty có thể chấp nhận một đòn bẩy tài chính cao hơn để mang lại hiệu quả tốt hơn nữa.

119T Tóm lại, công ty cổ phần Frit Huế có thể gia tăng thu nhập cho cổ đông bằng cách gia tăng mức rủi ro tài chính.Tuy nhiên, vì gia tăng rủi ro có khuynh hướng làm

Trang 55 gia tăng chi phí sử dụng vốn, do đó ban lãnh đạo công ty phải đánh giá, xem xét việc đánh đổi giữa thu nhập mỗi cổ phần cao hơn cho các cổ đông với chi phí sử dụng vốn cao hơn để từ đó đưa ra một quyết định hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG cấu TRÚC vốn hợp lý đối với CÔNG TY cổ PHẦN FRIT HUẾ (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)