CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn với các chỉ tiêu tài chính. Và phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp bao gồm: Các yếu tố sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như: chu kỳ sản xuất, kỹ thuật sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, tác động của thị trường, hoạt động tổ chức kinh doanh; Nhân tố con người; Chi phí vốn; Phương thức huy động vốn; Cơ cấu vốn…ở chương 2.
Đồng thời trên cơ sở một số nghiên cứu trước đây có liên quan đến để tài của các tác giả Zuraidah, A., Norhasniza, M. Hasan., Abdullah. and R. Shashazrina (2012), Khalid Ashraf Chisti, Khursheed Ali, Mouhidin Sangmi (2013), Hà Thị Thanh Huyền (2012), Nguyễn Ngọc Diệp, Nguyễn Anh Phong (2013)...ở chương 2
Mặt khác để phù hợp với thực trạng của công ty đã trình bày ở chương 3, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn của Công ty CP Gỗ MDF Quảng trị như hình dưới đây:
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu của đề tài
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ lý thuyết Lựa chọn cơ hội đầu tư
( S- 7 biến) Tổ chức huy động vốn
(Y - 8 biến)
Quản lý chi phí và hạch toán chi phí (Z - 9 biến)
Phân phối lợi nhuận và tái đầu tư (R -7 biến)
Hoạch định và phân tích tài chính (Q - 6 biến)
Hiệu quả sử dụng vốn của MDF VRG (P- 3 biến)
Bảng 4.1: Các biến quan sát của 7 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty MDF
Các biến quan sát Biến nghiên cứu
Chủ doanh nghiệp tự ra quyết định đầu tư theo cảm tính (không dựa vào các chỉ tiêu tài chính, không lập dự án,..)? (S1)
Lập dự án đầu tư làm căn cứ đưa ra quyết định đầu tư? (S2)
Ban tài chính (giám đốc tài chính) có ý kiến quan trọng tới việc ra quyết định đầu tư của doanh nghiệp? (S3)
Doanh nghiệp sử dụng phương pháp xem xét thời gian thu hồi vốn đầu tư (thời gian thu hồi = vốn đầu tư/ dòng tiền thuần) để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư? (S4)
Doanh nghiệp sử dụng Phương pháp xem xét giá trị hiện tại thuần (NPV) để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư? (S5) Doanh nghiệp sử dụng Phương pháp xem xét tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư? (S6) Doanh nghiệp sử dụng Phương pháp xác định chỉ số sinh lời (PI) để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư? (S7)
Lựa chọn cơ hội đầu tư (S)
Khi có nhu cầu về vốn, DN thường sử dụng vốn chủ sở hữu. (Y1) Khi có nhu cầu về vốn, DN thường vay người thân, bạn bè. (Y2) Khi có nhu cầu về vốn, DN thường vay nóng (vay lãi suất cao).
(Y3)
Khi có nhu cầu về vốn, doanh nghiệp thường vay ngân hàng (Y4) Khi có nhu cầu về vốn, doanh nghiệp thường huy động từ cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp. (Y5)
Khi có nhu cầu về vốn, DN thường vay được nguồn vốn ưu đãi (Y6)
Khi có nhu cầu về vốn, doanh nghiệp thường tìm đến các công ty thuê mua tài chính. (Y7)
Khi có nhu cầu về vốn, DN thường liên doanh, liên kết (Y8)
Tổ chức huy động vốn (Y)
Chủ doanh nghiệp là người trực tiếp ghi chép các giao dịch kinh doanh trong doanh nghiệp. (Z1)
Chủ doanh nghiệp là người trực tiếp lập báo cáo tài chính và bảng cân đối kế toán trong doanh nghiệp. (Z2)
Bộ phận tài chính (kế toán) chịu trách nhiệm ghi chép các giao dịch kinh doanh trong doanh nghiệp. (Z3)
Bộ phận tài chính (kế toán) chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính và bảng cân đối kế toán trong doanh nghiệp. (Z4)
Doanh nghiệp thường xuyên sử dụng máy tính (phần mềm quản trị, phần mềm kế toán) trong quản lý và hạch toán chi phí. (Z5) Doanh nghiệp thường phân loại chi phí theo nội dung kinh tế của
Quản lý chi phí và hạch toán chi
phí (Z)
chi phí (yếu tố chi phí sản xuất). (Z6)
Doanh nghiệp thường phân loại chi phí theo công dụng cụ thể của chi phí trong sản xuất (khoản mục tính giá thành). (Z7)
Doanh nghiệp thường phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí và tình hình tăng giảm sản lượng hàng hóa, doanh thu dịch vụ cung cấp (chi phí cố định, chi phí biến đổi). (Z8)
DN thường phân loại chi phí theo phương pháp phân bổ chi phí vào giá thành một cách nhất quán (chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp).
(Z9)
Trả tiền vi phạm pháp luật nhà nước: vi phạm luật thuế, luật giao thông, luật môi trường,… (R1)
Chia lãi cho các đối tác góp vốn theo hợp đồng, thỏa thuận (R2) Trích lập bổ sung quỹ khen thưởng phúc lợi đã chi trong kỳ (Mức trích tùy theo tình hình kinh doanh cụ thể của DN) (R3)
Trích lập quỹ dự phòng tài chính (10-25% vốn điều lệ DN) (R4) Trích nộp quỹ đầu tư phát triển (tối thiểu 50% lợi nhuận) (R5) Trích nộp quỹ dự phòng trợ cấp mất việc (tối thiểu 5% lợi nhuận) (R6)
Chia lãi cổ phần (R7)
Phân phối lợi nhuận và tái đầu
tư (R)
Doanh nghiệp thường xuyên lập báo cáo tài chính (Q1)
Các báo cáo tài chính cung cấp thông tin quan trọng trong việc ra quyết định quản lý tài chính (Q2)
Doanh nghiệp thường xuyên lập kế hoạch tài chính (Q3)
DN thường đối chiếu kết quả kinh doanh thực tế với lập kế hoạch (Q4)
Doanh nghiệp thường xuyên thực hiện phân tích tài chính (Q5) Doanh nghiệp thường xuyên thực hiện hoạch định tài chính (Q6)
Hoạch định và phân tích tài
chính (Q)
Hiệu quả sử dụng vốn cố định của MDF là cao (P1) Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của MDF là cao (P2) Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của MDF là cao (P3)
Hiệu quả sử dụng vốn (P)
Phương trình hồi quy tổng quát là: Hiệu quả sử dụng vốn của MDF VRG (HQSDV)
= f(5 nhân tố nghiên cứu: LCCHDT, TCHDV, QLCPHT, PPLNTD, HDPTT) Các giả thuyết nghiên cứu được đặt ra như sau: