Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam (Trang 20 - 26)

Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được tác giả sử dụng cho luận án bao gồm: phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.

Phương pháp nghiên cứu định tính thông qua điều tra, phỏng vấn sâu một số cơ quan, cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất bản, một số NXB và nhà sách với tư cách là người bị tác động chủ yếu của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản. Dữ liệu thu được có thể góp phần chứng minh được tính phù hợp, tính hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước hiện hành trong lĩnh vực xuất bản.

Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để lượng hóa đánh giá về hoạt động xuất bản và quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản của đối tượng bị quản lý trong lĩnh vực xuất bản bao gồm chủ yếu là lãnh đạo NXB và các NXB, cơ sở in và phát hành tư nhân. Căn cứ vào đó, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ được nhìn nhận, đánh giá khách quan của đối tượng bị quản lý đối với công việc của nhà quản lý.

Để xử lý được các dữ liệu định lượng và định tính thu được, tác giả sẽ sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê dưới sự trợ giúp của phần mềm thống kê SPSS để phân tích dữ liệu. Kết quả xử lý dữ liệu là cơ sở để đánh giá khách quan công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản hiện tại có phù hợp, hiệu lực và hiệu quả hay không? Cần phải hoàn thiện từ khâu nào?

Nguồn dữ liệu phục vụ nghiên cứu gồm cả dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.

Dữ liệu thứ cấp được lấy từ các tài liệu thống kê, các cuộc điều tra khảo sát, bài báo và công trình nghiên cứu trước, số liệu của Cục Xuất bản, In và Phát hành - Bộ Thông tin Truyền thông, Tổng cục Thống kê. Số liệu sơ cấp thu thập được do việc chọn mẫu thích hợp để điều tra, khảo sát thực tế thông qua phiếu câu hỏi đối với các đối tượng nghiên cứu.

Khung lý thuyết nghiên cứu của luận án là lý thuyết về quản lý nhà nước theo quá trình quản lý từ lập kế hoạch, tổ chức, điều hành đến kiểm soát thực hiện.

Hình 1. Khung lý thuyết nghiên cứu

Nguồn: Tác giả xây dựng

6.2. Quy trình nghiên cứu Hình 2. Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả xây dựng Hoạt

động xuất bản Quản lý

nhà nước - Chiến

lược, quy hoạch, chính sách và quy định pháp luật - Tổ chức

thực hiện - Kiểm

soát

Nghiên cứu tổng quan

Phỏng vấn chuyên gia

Xây dựng khung lý

thuyết

Thu thập dữ liệu thứ cấp

Thu thập dữ liệu sơ cấp

Phân tích dữ liệu, đánh giá

thực trạng

Kết luận,

kiến nghị Mục tiêu - Phát triển hoạt

động xuất bản đúng định hướng của Đảng và Nhà nước.

- Nâng cao dân trí và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

- Nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất bản.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý

nhà nước - Chủ trương,

đường lối của Đảng đối với hoạt động xuất bản - Đội ngũ cán

bộ quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản - Năng lực của

các đơn vị xuất bản

6.3. Phương pháp thu thập dữ liệu

6.3.1. Phương pháp thu thp d liu th cp

Các dữ liệu báo cáo thống kê ngành xuất bản năm nào cũng có. Mỗi năm, ngành xuất bản tổ chức 2 cuộc họp tổng kết, một cuộc họp vào khoảng tháng 7 hàng năm để tổng kết 6 tháng đầu năm và bàn kế hoạch công tác 6 tháng cuối năm, một cuộc họp được tổ chức vào khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 hàng năm để tổng kết năm và bàn kế hoạch năm sau. Chủ trì các cuộc họp tổng kết là Cục Xuất bản, In và Phát hành và Ban TGTW. Từ năm 2009 đến nay, nghiên cứu sinh đều tham gia đủ 2 cuộc họp tổng kết ngành được tổ chức hàng năm. Nội dung các cuộc họp tổng kết đều có báo cáo tổng kết của Cục Xuất bản, In và Phát hành và Ban TGTW. Nội dung của báo cáo bao gồm:

Phần 1: Kết quả thực hiện công tác trong kỳ 6 tháng hoặc 1 năm, bao gồm cả 3 lĩnh vực xuất bản, in và phát hành. Về xuất bản, báo cáo nêu rõ số liệu về sách và văn hóa phẩm xuất bản trong kỳ, bao gồm cả số lượng đầu sách xuất bản và số lượng bản in; báo cáo về việc thực hiện pháp luật xuất bản của các NXB (về đăng ký kế hoạch xuất bản, thực hiện lưu chiểu, về liên kết xuất bản và về nội dung xuất bản phẩm). Báo cáo cũng có số liệu kinh doanh, lãi lỗ của các NXB trong kỳ. Về lĩnh vực phát hành, báo cáo cũng có số liệu liên quan đến tổng số sách phát hành trong kỳ, tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu sách trong kỳ, ưu, nhược điểm của hoạt động phát hành.

Báo cáo cũng có các thông tin tóm tắt về kết quả hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản trong kỳ: công tác tham mưu, đề xuất cơ chế chính sách, xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật; công tác đọc lưu chiểu xuất bản phẩm và xử lý vi phạm; công tác Nhà nước đặt hàng, trợ cước xuất bản phẩm, công tác bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ xuất bản; những hạn chế tồn tại của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản.

Phần 2: là các kế hoạch công tác của ngành 6 tháng hoặc 1 năm.

Phần 3: là các phụ lục trong đó có các số liệu, thông thường bao gồm:

- Số lượng sách và xuất bản phẩm trong kỳ - Số lượng bản in

- Số lượng đầu sách nộp lưu chiểu của từng NXB - Phân loại cơ cấu đề tài xuất bản

- Phân loại phương thức xuất bản (tự xuất bản hay liên kết xuất bản) - Phân tích tình hình lưu chiểu của các NXB

- Tổng hợp hoạt động kinh doanh của các NXB trong kỳ

- Tổng hợp hoạt động kinh doanh của các công ty phát hành sách trong kỳ Các thông tin và số liệu trong báo cáo là nguồn dữ liệu quan trọng, cập nhật giúp cho tác giả giảm bớt được rất nhiều công sức cũng như chi phí điều tra nghiên cứu.

Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn thu thập được các dữ liệu thứ cấp ngành xuất bản tại niên giám thống kê các năm. Đặc biệt, trong các báo cáo khoa học, đề tài nghiên cứu cấp Bộ và cấp Nhà nước về xuất bản đã có rất nhiều bảng hỏi được thu thập trong lĩnh vực xuất bản mà luận án có thể kế thừa. Đối với một số đề tài do Cục Xuất bản, In và Phát hành thực hiện được, nghiên cứu sinh đã tiếp cận được các bảng hỏi gốc mà đề tài thu thập được. Qua đó nghiên cứu sinh đã lọc ra các ý đã được điều tra, khai thác chúng theo cách nhìn riêng của luận án.

6.3.2. Phương pháp thu thp d liu sơ cp

Sau khi tổng hợp toàn bộ các dữ liệu thứ cấp, luận án đã phát hiện ra các thông tin chưa được thu thập hoặc cần khai thác, đào sâu thêm. Qua đó, dựa trên khung lý thuyết nghiên cứu, luận án đã xây dựng bảng hỏi để khai thác các thông tin còn thiếu. Đối tượng được hỏi chủ yếu là các cá nhân làm việc tại các NXB và các NXB, cơ sở in và phát hành tư nhân, đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản. Người được hỏi chủ yếu là lãnh đạo NXB và các NXB, cơ sở in và phát hành, những người hiểu nhất về hoạt động xuất bản và quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản. Nghiên cứu sinh may mắn được tham gia hàng năm 2 cuộc họp với lãnh đạo toàn bộ 63 NXB trên toàn quốc.

Thông qua các cuộc họp đó, nghiên cứu sinh thu thập được các bảng hỏi một cách khá dễ dàng. Ngoài ra, nghiên cứu sinh có hỏi một số cá nhân làm việc tại các cơ quan quản lý về xuất bản và một số chuyên gia làm việc tại các cơ quan nghiên cứu về quản lý nhà nước để xem mức độ đánh giá của họ khác biệt như thế nào với 2 đối tượng trên. Tổng số phiếu phát ra là 150 phiếu, số phiếu thu về là 137 phiếu.

Bảng hỏi gồm 48 câu hỏi được chia làm 2 phần: phần 1 đánh giá về hoạt động xuất bản tại Việt Nam, phần 2 đánh giá về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản. Phần một chia làm 2 nhóm câu hỏi xin ý kiến đánh giá của người được hỏi về (1) hoạt động xuất bản sách và (2) đánh giá về môi trường kinh doanh sách. Phần 2 chia thành 5 nhóm câu hỏi xin ý kiến đánh giá của người được hỏi về (1) cơ chế chính sách đối với hoạt động xuất bản, (2) xây dựng và thực thi pháp luật về xuất bản, (3) hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản, (4) công tác xã hội hóa hoạt động xuất bản, (5) các giải pháp chính sách của Nhà nước nhẵm hỗ trợ cho hoạt động xuất bản.

Ngoài một số câu hỏi mở, hầu hết các câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ:

(1) rất không đồng ý, (2) không đồng ý, (3) lưỡng lự, (4) đồng ý, (5) rất đồng ý. Để dễ phân tích, các câu hỏi được thiết kế theo các mệnh đề tích cực, theo đó nếu người hỏi trả lời rất không đồng ý nghĩa là vấn đề đó đang yếu kém và ngược lại, ví dụ:

Đánh giá chung v hot động xut bn:

Rất không đồng ý

Không đồng

ý Lưỡng lự

Đồng

ý Rất

đồng ý 1.1. Thị trường sách rất phong phú 1 2 3 4 5 1.2. Có nhiều sách nghiên cứu cho

các đối tượng bạn đọc 1 2 3 4 5

Hoặc:

Đánh giá v hot động ca các cơ quan qun lý nhà nước đối vi hot động xut bn

Rất không đồng ý

Không

đồng ý Lưỡng lự

Đồng ý

Rất đồng

ý 3.1. Các cơ quan quản lý nhà

nước đối với hoạt động xuất bản luôn tạo điều kiện thuận lợi cho NXB, cơ sở in và phát hành

1 2 3 4 5

3.2. Thủ tục hành chính trong việc xuất bản sách thuận lợi cho

các NXB, cơ sở in và phát hành 1 2 3 4 5

Qua 7 nhóm vấn đề được hỏi, luận án sẽ có cơ sở xem xét mức độ đánh giá của người được hỏi về các vấn đề luận án quan tâm.

Câu hỏi số 8 là câu hỏi mở để người được hỏi có thể tự do đưa thêm các ý kiến riêng của mình về hoạt động xuất bản và quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản.

Bảng hỏi có câu hỏi số 9 để biết người được hỏi làm việc tại khu vực nào: (1) cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản, (2) NXB, (3) nhà sách tư nhân (4) cơ quan nghiên cứu hay (5) độc giả đơn thuần. Qua đó, luận án sẽ biết được mức độ đánh giá khác nhau về cùng 1 vấn đề đối với 5 đối tượng khác nhau.

6.3.3. Phương pháp x lý d liu

Sau khi thu thập các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, nghiên cứu sinh tiến hành làm sạch dữ liệu, mã hóa dữ liệu, nhập dữ liệu vào máy tính và sử dụng phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu.

Ngoài kết quả phân tích của phần mềm SPSS, nghiên cứu sinh còn sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp với nhau, đối chiếu giữa mức độ đánh giá của các nhóm đối tượng hỏi khác nhau để phân tích làm rõ thực trạng hoạt động xuất bản và quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam (Trang 20 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)