CHƯƠNG 2. HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG BẢO NINH - NHỮNG TRUYỆN NGẮN
2.1. Hiện thực chiến tranh bi tráng, dữ dội
2.1.2. Chiến tranh tàn khốc, hủy diệt
Được trở về, được sống trong hòa bình để nhìn lại cuộc chiến đấu mà cá nhân Bảo Ninh và thời đại ông đã vừa đi qua, nhà văn mang một cái nhìn mới, từng trải và hiện thực hơn. Nếu như chiến tranh trước đây được viết trong khói lửa, bom đạn chiến tranh, viết theo yêu c ầu của hoàn cảnh, theo quan điểm ta phải thắng mà chưa phơi bày được những mặt trái còn khuất lấp của chiến tranh thì bây giờ chiến tranh được viết trong thời hậu chiến đã được nhận thức lại. Chiến tranh không chỉ có anh hùng mà đó còn khủng khiếp hơn tàn khốc và hủy diệt. Nó đã để lại nỗi đau c ả về thể xác lẫn tinh thần cho con người không chỉ một thế hệ mà nhiều thế hệ về sau nữa.
Đây không phải là lần đầu tiên Bảo Ninh nói đến sự tàn bạo, khốc liệt, hủy diệt của chiến tranh. Điều đó đã được nhà văn nói đến ngay trong tiểu thuyết đầu tay của mình Nỗi buồn chiến tranh tác phẩm đã mang lại tên tuổi và thành công cho nhà văn. Hiện thực chiến tranh trong tiểu thuyết mà Bảo Ninh mô tả là những năm tháng buồn bã của đám trinh sát qua sự hồi tưởng của Kiên. Đó là những ngày mưa liên miên, những ngày im tiếng súng - trinh sát dựng lán ở ngay bên bờ suối, họ đốt nỗi buồn chiến tranh bằng những cuộc vui đi săn, đặt bẫy, tổ chức duốc cá và tối tối chơi bài, còn kì quái hơn
“đám trinh sát bọn Kiên ngồi rỗi bày trò phơi sấy, thái nhỏ hoa, lá và rễ hồng ma trộn với sợi thuốc rê” [18, 19] nhờ khói hồng ma tạo ra ảo giác, tạo ra mộng mị, “có thể nhờ khói hồng ma mà quên m ọi nông nỗi đời lính, quên đói khổ, chết chóc, quên béng ngày mai” [18, 19]. Đó là những ngày “trong mưa
16
đại bác vang rền nặng nề thúc dội ra ngoài trăm dặm điềm báo trước một mùa khô hung gở đang áp tới bên trời” [18, 22]. Rồi những mùa thu não nề, đời sống mục ra. Theo Kiên “chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới thảm sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người” [18, 39 - 40], “Chân trời chết chóc mở ra mênh mang, vô tận những nấm mồ bộ đội mọc lên nhấp nhô như sóng cồn…” [18, 22], “Ôi chiến trận không bến không bờ… ngày mai hay hôm nay, hôm nay hay ngày mai, nói đi số mệnh ơi, bao giờ tôi sẽ…” [18, 22]. Bảo Ninh đã dùng một loạt các câu văn dài để nói lên hiện thực chiến tranh dữ dội, một hiện thực tàn khốc đến đáng sợ.
Và ở đây cũng vậy, trong Bảo Ninh - những truyện ngắn Bảo Ninh cũng không ngừng lột tả cái hiện thực chiến tranh ấy. Chiến tranh là sự hủy diệt, là cái chết, là chấm dứt sự sống. Chiến tranh hủy diệt cả tinh thần, nhân tính, tuổi trẻ của con người, làm cho con người trở nên thảm hại đến cùng c ực tàn phá từ vẻ bên ngoài đến bên trong con người.
Với Bảo Ninh, chiến tranh trước hết là sự tàn phá, hủy diệt về con người. Con người phải chịu một nỗi đau đớn tột cùng, người chết không được nguyên trạng, người sống thì khổ sở đối mặt với hiện thực. “Năm 72, chiến sự rùng rợn giết hàng đống người. Người chết, chết ngả rạ dọc các ngả đường, la liệt trên các n ội cỏ và nổi lềnh phềnh trên mặt sông. Người còn sống sống ngắc ngoải, dở sống dở chết. Tứ phương tan tác. Cả đến thiên nhiên cũng như thể bị hóa kiếp. Cảnh làng biến tướng.” [17, 57 - 58] (Gió dại), “Cũng như cỏ cây, số phận con người mà bị khói lửa chiến tranh ngốn thì chỉ thoáng ch ốc thôi là thành tro than” [17, 57] (Gió dại). Chiến tranh quả thực đáng sợ nó khiến con người không còn chốn dung thân tan tác, trở nên thảm hại hơn bao giờ hết “Đàn ông còn lại chẳng bao nhiêu mà đa phần là những phế binh đã
17
hết thời được ngó ngàng chăm sóc, què cụt, đui mù, b ẹp dí. Hầu như chỉ thấy đàn bà và trẻ con ló mặt khỏi nhà. Những mụ vợ lính lạc chồng, những ả góa rách rưới, rạc rài, không lai lịch và bầy trẻ ranh ốm đói trần truồng, bụng ỏng, gầy giơ xương” [17, 59] (Gió dại), chiến tranh tàn phá con người một cách khủng khiếp người không còn là người nữa. Chiến tranh đã trở thành nỗi ám ảnh sâu trong tâm hồn mỗi con người ngay cả trong giấc ngủ họ cũng nghe thấy tiếng bom đạn dội về rồi mỗi sớm mai thức dậy cũng phải chứng kiến cái hiện thực tàn khốc ấy. Chiến tranh cũng lấy đi tuổi trẻ của bao nhiêu người, cái tuổi đáng sống nhất của cuộc đời. Mộc trong Trại “bảy chú lùn” đã mất gọn tuổi trẻ của mình ở nơi rừng sâu, Khương, Tú, Quang trong Rửa tay gác kiếm lại dành trọn tuổi trẻ của mình cho những trận chiến nơi chiến trường.
Không chỉ nhìn thấy sự tàn phá về con người mà Bảo Ninh còn nhìn thấy sự tàn khốc hủy diệt về cảnh vật, thiên nhiên. Chiến tranh đã biến đất nước ta từ một đất nước tươi đẹp, trù phù với bạt ngàn màu xanh của đồi núi rừng cây với cảnh sắc chim chóc bay lượn hót ca thành một khối đổ nát. “Bao nhiêu sự giàu có thời Mỹ-ngụy đều rữa nát và mục thối ra dưới những đống hoang tàn” [17, 58] (Gió dại). Những cánh rừng vốn xanh tươi một màu thì nay “Rừng đang đổ lá. Mái rừng tróc từng mảng rộng, lở ra, rụng xuống như bị lột da. Không một phẩy gió, cây cối bất động vậy mà tơi tả chẳng khác nào đang trong một trận động rừng. Một trận động rừng câm lặng, lay chuyển ngàn cây nhưng mà lại im phăng phắc. Lá, hoa, quả và cả các cành con nữa trút như mưa song không một tiếng xào xạc. Chẳng phải lá vàng chẳng phải lá xanh, lá to lá nhỏ tất cả đều là những xác ch ết thâm xịt và nhầu nhĩ như bị vò. Cỏ dưới đáy rừng cùng đang rũ ch ết, ngả xẹp xuống và đã bắt đầu biến màu…” [17, 270] (Rửa tay gác kiếm), một cánh đồng tươi xanh bát ngát bỗng nhiên trở thành cánh đồng chết chóc bị bom đạn đào xới băm vằm trong Đêm trừ tịch. Một thành phố đang yên tĩnh bỗng tiếng bom đạn, máy bay phản lực
18
rền vang “Đất đá, xi măng, gạch ngói, nhà cửa cùng một lúc nổ tung. Trời đất rống kêu, rền vang như gang vỡ. Sóng xung kích ào qua ập lại. Chết này!Chết này. Chết-ết-ết…! …, đợi cái chớp mắt cuối cùng tan xương nát thịt” [17,169]
(Khắc dấu mạn thuyền), hay “thị tứ sầm uất thành bãi chiến trường hoen máu…” [17, 250] (Tiếng vĩ cầm của quân xâm lăng). Chiến tranh ở đây đã không còn bộ mặt tươi vui anh hùng, bi tráng như trước nữa thay vào đó là sự tàn khốc, dữ dội ác liệt của một thời đạn bom. Con người cũng như cảnh vật thiên nhiên đều phải chịu một nỗi đau chung, nỗi đau do chiến tranh mang lại.
Bảo Ninh trong Bảo Ninh - những truyện ngắn đã cho người đọc thấy những tổn thất, hi sinh c ủa chiến tranh, đồng thời thể hiện rõ cái tàn khốc, hủy diệt của chiến tranh một cách khủng khiếp.