CHƯƠNG III. TH C NGHI M SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu Ôn tập chủ đề khúc xạ ánh sáng (vật lý 11) có đáp án chi tiết (Trang 236 - 241)

Hoạt động thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm kiểm tra giả thuyết khoa học đã đề ra: Nếu xây dựng được một hệ thống bài tập phù hợp với mục tiêu dạy học và thời gian dành cho mỗi chủ đề kiến thức vật lí, đồng thời tổ chức hoạt động dạy giải bài tập theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh thì sẽ phát huy được hết các tác dụng của bài tập vật lí trong dạy học vật lí, góp phần vào việc giúp học sinh không những nắm vững kiến thức mà còn phát huy được tính tích cực, tự chủ và năng lực sáng tạo.

Để đạt được mục tiêu đó, hoạt động thực nghiệm sư phạm cần giải quyết được một số vấn đề chính sau:

+ Trong quá trình dạy kiến thức phần Từ trường – lớp 11 THPT, tiến hành thực nghiệm hướng dẫn hoạt động giải bài tập đã đề ra dựa trên phương pháp, sơ đồ luận giải và số lượng các bài tập đã được lựa chọn, phân loại trong đề tài.

+ So sánh, đối chiếu kết quả học tập với lớp đối chứng để sơ bộ đánh giá được hiệu quả của phương án nghiên cứu đề ra.

2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm.

+ Đối tượng thực nghiệm sư phạm là học sinh lớp 11 của trường THPT Ngô Sĩ Liên và lớp 11 chuyên Hoá, 11 chuyên Lý của trường THPT Chuyên Bắc Giang - Thành phố Bắc Giang - Tỉnh Bắc Giang.

+ Lớp thực nghiệm 11A9 với số lượng học sinh là 40.

+ Lớp đối chứng 11A810 với số lượng học sinh là 40.

+ Lớp thực nghiệm 11 chuyên Hoá với số lượng học sinh là 35.

+ Lớp đối chứng 11 chuyên Toán với số lượng học sinh là 32.

+ Lớp thực nghiệm 11 chuyên Lý với số lượng học sinh là 31 (không có lớp đối chứng)

+ Đặc điểm của hai lớp thực nghiệm và đối chứng: ở hai lớp kết quả tuyển sinh vào lớp 10 THPT là như nhau, kết quả học tập môn Vật lí ở lớp dưới là tương đương.

Vũ Tiến Thành (11A9 – THPT NSL) là giáo viên trường THPT Ngô Sĩ

Liên; thầy giáo Nguyễn Văn Đoá (11 chuyên Toán – THPT Chuyên), thầy giáo Đỗ Minh Tuệ (11 chuyên Hoá, 11 chuyên Lý – THPT Chuyên) là giáo viên THPT Chuyên Bắc Giang.

3. Tiến trình thực nghiệm sư phạm.

+ Trao đổi với giáo viên giảng dạy môn Vật lí tại lớp thực nghiệm và đối chứng. + Soạn thảo một bài kiểm tra 45 phút.

+ Giao cho giáo viên giảng dạy Vật lí tại lớp thực nghiệm kế hoạch và nội dung thực nghiệm sư phạm.

+ Ở lớp thực nghiệm, giáo viên tiến hành giảng dạy theo nội dung đã đề ra, còn tại lớp đối chứng, giáo viên tiến hành giảng dạy bình thường.

+ Tiến hành dự giờ, quan sát, ghi chép hoạt động trong giờ dạy tại hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Sau khi dự giờ, tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm cùng với giáo viên thực nghiệm và định hướng cho các bài dạy tiếp theo.

+ Tiến hành kiểm tra ở bốn lớp để lấy kết quả phân tích, đánh giá.

* Thời gian tiến hành kiểm tra lấy kết quả lần thứ nhất: 18 /4 / 2011 tại trường THPT Ngô Sĩ Liên và 8/4/2011 tại trường THPT Chuyên Bắc Giang.

* Thời gian tiến hành kiểm tra lấy kết quả lần thứ hai: sau khi tiến hành phân tích sơ bộ kết quả. Dựa trên cơ sở các kết quả của đợt kiểm tra lần thứ nhất, chúng tôi thực hiện việc chỉnh sửa các bài tập trong hệ thống bài tập đã soạn thảo và tiến hành kiểm tra lần hai để lấy kết quả để phân tích và đánh giá. Dựa trên kết quả của quá trình thực nghiệm, kết quả phân tích đánh giá, chúng tôi đưa ra hệ thống bài tập được trình bày trong chương II của đề tài.

4. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.

+ Chúng tôi đã tiến hành soạn một bài kiểm tra 45 phút để lấy kết quả phân tích, đánh giá kết quả của quá trình thực nghiệm sư phạm. Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi với yêu cầu kiến thức, kỹ năng cơ bản mà học sinh cần nắm vững và vận dụng ở các mức độ khác nhau.

+ Nội dung của đề kiểm tra có tác dụng kiểm tra sự phù hợp của hệ thống bài tập và hoạt động hướng dẫn giải bài tập vật lí mà chúng tôi đã đưa ra, đồng thời kiểm tra tính tích cực, tự chủ và sáng tạo của học sinh.

Bên cạnh đó, bài kiểm tra còn có tác dụng giúp chúng tôi kiểm tra lại những kết luận về khó khăn và sai lầm học sinh thường mắc phải đã được chúng tôi đề cập.

Bảng kết quả điểm kiểm tra 45’.

Lớp SốHS 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐTB

TN 75 0 0 2 4 8 15 22 15 6 3 6.8

ĐC 72 0 2 4 6 12 18 20 8 2 0 5.97

Bảng 3.1 Phân tích số liệu thu được.

Từ hai đồ thị, nhận thấy đường phân bố tần suất và đường phân bố tần suất tích lũy của lớp thực nghiệm đều nằm bên phải so với lớp đối chứng, điều đó chứng tỏ rằng chất lượng nắm vững kiến thức của lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng.

Vậy, qua kết quả kiểm định thống kê toán học với số liệu thu được từ bài kiểm tra học sinh sau quá trình thực nghiệm sư phạm có thể bước đầu nhận định hệ thống các bài tập đã đưa ra cũng như hoạt động hướng dẫn giải bài tập phần Từ trường –

lớp 11 THPT mà chúng tôi đưa ra đã có thể góp phần vào việc giúp học sinh không những nắm vững kiến thức mà còn phát huy được tính tích cực, tự chủ và năng lực sáng tạo trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi và ôn thi đại học, cao đẳng.

5. Đánh giá định tính về việc nắm vững kiến thức và bồi dưỡng, phát huy tính tích cực, tự chủ và năng lực sáng tạo.

Qua quá trình thực nghiệm sư phạm hệ thống các bài tập đã soạn thảo có áp dụng hoạt động hướng dẫn và tổ chức hoạt động dạy giải bài tập theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh đã không những giúp cho học sinh nắm vững kiến thức mà còn góp phần phát huy được tính tích cực, năng lực tự chủ, năng lực sáng tạo. Thông qua phương pháp quan sát hoạt động của học sinh trong các giờ dạy thực nghiệm, chúng tôi thu được một số kết quả như sau:

*Lớp thực nghiệm:

+ Học sinh được giải quyết hệ thống bài tập theo mức độ tư duy từ dễ đến khó giúp hình thành thói quen tư duy và phương pháp giải các bài tập tương tự. Học sinh tích cực tham gia, tự lực giải quyết bài tập.

+ Từ hệ thống bài tập và theo yêu cầu của giáo viên, học sinh phải tự phân tích và tìm ra kiến thức cần vận dụng. Điều đó góp phần rèn luyện cho học sinh biết vận dụng kiến thức đã học trong tình huống cụ thể từ đó có sự vận dụng trong những tình huống sáng tạo.

+ Việc tổ chức, hướng dẫn hoạt động giải bài tập luôn hướng tới giúp học sinh tự lực, vận dụng linh hoạt kiến thức đã học. Trong các giờ bài tập đa số các học sinh đã tham gia tích cực vào hoạt động giải bài tập. Tuy nhiên, có khoảng 1/3 số học sinh vẫn thụ động, không tham gia tích cực vào hoạt động giải bài tập.

*Lớp đối chứng:

+ Mức độ tích cực của học sinh tham gia vào hoạt động giải bài tập không rõ rệt.

Số lượng các bài tập mà giáo viên đưa ra học sinh thường không giải quyết hết. + Học sinh vận dụng kiến thức máy móc và thường lúng túng trong những tình huống biến đổi yêu cầu sự sáng tạo.

Tóm lại, những phân tích trên đây thể hiện tính hiệu quả bước đầu trong việc lựa chọn được hệ thống bài tập và hoạt động hướng dẫn dạy giải bài tập theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh đã giúp cho học sinh nắm vững kiến thức và góp phần phát huy được tính tích cực, năng lực tự chủ,

ôn thi đại học, cao đẳng.

Một phần của tài liệu Ôn tập chủ đề khúc xạ ánh sáng (vật lý 11) có đáp án chi tiết (Trang 236 - 241)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(247 trang)