Chương 3. SỰ THAM GIA TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
3.3. Hình thức và mức độ của sự tham gia
Người dân tham gia vào các chương trình, dự án phát triển thể hiện thông qua một số khía cạnh sau:
- Có quyền được biết một cách tường tận, rõ ràng những gì có liên quan mật thiết và trực tiếp đến đời sống của họ. Ví dụ như được xem kế hoạch chi tiết cho các hoạt động trong cộng đồng, các chế độ, chính sách liên quan, vai trò và trách nhiệm của họ khi tham gia dự án.
- Được tham dự các buổi họp, tự do phát biểu, trình bày các ý kiến, quan điểm và thảo luận các vấn đề của cộng đồng. Ví dụ như: Ai được vay vốn, nếu vay thì cách hoàn vốn như thế nào là phù hợp nhất, góp ý về chất lượng công trình.
- Được cùng quyết định, chọn lựa các giải pháp hay xác định các vấn đề ưu tiên của cộng đồng. Ví dụ như: tham gia trong việc quyết định độ rộng của hẻm, di dời hay tái định cư, bầu chọn ban phát triển cộng đồng,...
- Có trách nhiệm cùng mọi người đóng góp công sức, tiền của để thực hiện các hoạt động mang tính ích lợi chung.
- Người dân tự lập kế hoạch dự án và quản lý điều hành, kiểm tra giám sát, đánh giá các chương trình dự án phát triển cộng đồng.
Sự quyết định và tự quản của người dân được đánh giá ở mức độ cao bởi lẽ nó thể hiện tăng năng lực, quyền lực của người dân. Mang tính bền vững vì người dân thể hiện vai trò làm chủ với trách nhiệm cao của mình.
Có nhiều hình thức để người dân tham gia như:
1- Cán bộ điều khiển
Người dân làm và thực hiện theo ý của cán bộ, không được hiểu rõ. Như người dân bị gọi đi làm công ích, đóng tiền cho một công trình nào đó mà không được biết, không được thảo luận.
2- Tham gia mang tính hình thức
Cán bộ cũng có gọi dân đến, cho dân phát biểu ý kiến nhưng chỉ mang
63
tính hình thức, mọi việc cán bộ quyết theo ý mình.
Tham gia ít
3- Người dân được thông báo và giao nhiệm vụ (biết)
Người dân được thông báo, hiểu rõ những việc mà cán bộ muốn họ tham gia, sau đó người dân đóng góp công hay tiền của theo khả năng của mình.
4- Người dân được hỏi ý kiến (bàn)
Kế hoạch công tác do cán bộ thiết kế và quản lý, Người dân được mời tham gia thảo luận, hỏi lấy ý kiến, cán bộ lắng nghe nghiêm túc, sau đó cán bộ điều chỉnh kế hoạch (nếu cần thiết) cho phù hợp với dân rồi cùng thực hiện.
Tham gia thực sự
5- Cán bộ khởi xướng, người dân cùng tham gia lấy quyết định
Cán bộ là người khởi xướng, có ý tưởng. Người dân chủ động tham gia cùng cán bộ các khâu lập kế hoạch, quyết định chọn các phương án và tổ chức thực hiện.
6- Người dân khởi xướng và cùng cán bộ ra quyết định.
Người dân khởi xướng, lập kế hoạch, cán bộ cùng dân quyết định chọn các phương án và tổ chức thực hiện.
7- Người dân khởi xướng, quyết định chọn các phương án và có sự hỗ trợ của cán bộ.
Người dân khởi xướng, lập kế hoạch, quyết định chọn các phương án và tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát. Cán bộ đóng vai trò hỗ trợ khi người dân cần.
8- Người dân tự lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, cán bộ hỗ trợ khi cần thiết.
Thang tham gia này có thể minh họa phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” với các bước dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra cộng thêm bước xuất phát là dân nhận từ nhà nước, và bước cuối cùng là dân tự quyết nên chọn nhận những gì.
3.3.2. Các cấp độ của sự tham gia
Năm 1996, Hosley đưa ra 7 mức độ từ thấp đến cao của sự tham gia, đó là:
tham gia có tính chất vận động; tham gia bị động; tham gia qua hình thức tư vấn;
tham gia vì mục tiêu được hưởng các hỗ trợ vật tư từ bên ngoài; tham gia theo chức năng; tham gia hỗ trợ; tự huy động và tổ chức.
Biểu hiện cụ thể của các cấp độ tham gia như sau:
64
- Tham gia thụ động: Người dân được người ngoài cho biết cái gì đã hoặc sẽ xẩy ra. Đây là những thông báo đơn phương từ các cơ quan hành chính.
Người dân thụ động tham gia vào các hoạt động phát triển tại cộng đồng, bảo gì làm nấy, không tham dự vào quá trình ra quyết định. Phản hồi của người dân hầu như không được ghi nhận. Thông tin chỉ được chia sẻ trong phạm vi những nhà chuyên môn bên ngoài cộng đồng.
- Tham gia thông qua việc cung cấp thông tin: Thông qua việc trả lời các câu hỏi điều tra của các nhà nghiên cứu hoặc cán bộ dự án. Người dân không tham dự vào quá trình phân tích và sử dụng thông tin. Người dân không có cơ hội để ảnh hưởng đến quá trình thực hiện do kết quả nghiên cứu không được chia sẻ và họ cũng không được giám sát các hoạt động.
- Tham gia như nhà tư vấn: Người tham gia được hỏi và cho ý kiến về các vấn đề khó khăn và nhu cầu của họ. Các ý kiến này chỉ có tính chất tham khảo.
Người ngoài tự quyết định các vấn đề cũng như giải pháp. Người dân không được tham gia vào quá trình để ra các quyết định này.
- Tham gia bằng động cơ vật chất hay theo hợp đồng: Người dân tham gia bằng cách đóng góp các tài nguyên sẵn có để đổi lấy lương thực, tiền mặt hoặc các động cơ vật chất khác. Người bên ngoài sẽ quyết định toàn bộ các vấn đề, người dân chỉ tham gia như những người được hợp đồng để cung cấp lao động, đất đai,...
- Tham gia theo chức năng (hoạt động): Người dân tham gia vào việc thành lập nhóm để tiến hành những hoạt động của các chương trình hay dự án phát triển tại địa phương, nhưng họ không tham dự vào quá trình ra quyết định. Các nhóm này có xu hướng phụ thuộc vào sự thúc đẩy từ bên ngoài nhưng cũng có thể tự lập.
- Tham gia trong quá trình ra quyết định: Người dân được chủ động tham gia vào các quá trình phân tích và lập kế hoạch, họ tham gia trực tiếp vào quá trình ra quyết định tại địa phương.
- Tham gia tự nguyện: Người dân tự khởi xướng về việc xác định, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá các hoạt động phát triển (không có sự định hướng từ bên ngoài). Người ngoài chỉ đóng vai trò xúc tác và tăng cường khả năng của người dân trong các hoạt động này.
65