Áp dụng trong sinh hoạt

Một phần của tài liệu Chuyên Đề Đặc Điểm cấu tạo giải phẫu vùng vai nách và Áp dụng lâm sàng (Trang 22 - 30)

Khớp vai có biên độ hoạt động lớn nhất trong cơ thể chức năng chính của vai là đặt cánh tay và đặc biệt là bàn tay trong một tư thế chức năng để có thể hoạt động xử lý đồ vật.

- Tầm vận động khớp vai lớn

- Khớp được làm vững bởi các dây chằng và hoạt động cơ

- Vận động của tay đi kèm với vận động của xương bả vai và của xương đòn - Nhịp bả vai-cánh tay : Mối liên hệ vận động giữa xương cánh tay và xương bả vai trong động tác đưa tay lên trên

2. Tầm vận động của khớp vai cánh tay

- Gấp 165°-180°, duỗi 30° -60°. Tầm vận động gấp có thể bị hạn chế khi xoay ngoài (nếu xoay ngoài tối đa tay chỉ gập được 30°).

- Dạng: 150° đến 180°. Tầm vận động dạng bị hạn chế nếu đồng thời xoay trong (nếu xoay trong tối đa, dạng chỉ khoảng 60°). Khép 75° qua bên kia thân. (Độngtác dạng lớn hơn khi xoay ngoài> trung tính> xoay trong).

- Xoay trong- ngoài từ 60° đến 90° mỗi động tác (tổng cộng từ 120° đến 180°). Xoay bị hạn chế khi dạng tay (tư thế giải phẫu, tay xoay 180°, nhưng khi dạng 90° thì tay chỉ xoay được 90°).

- Gấp (khép) ngang 135° và duỗi (dạng) ngang 45°.

3. Áp dụng trên lâm sàng

* Khám lâm sàng và đánh giá tổn thương ở vùng vai và nách. Việc áp dụng kiến thức về giải phẫu vào thực tế lâm sàng giúp bác sĩ thực hiện việc khám và chẩn đoán một cách chính xác. Việc hiểu rõ các cấu trúc giải phẫu vùng vai và nách sẽ hỗ trợ bác sĩ nhận diện được các bất thường khi thăm khám và quyết định các phương pháp điều trị phù hợp.

- Khám đau vai: Đau vai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương, viêm gân, viêm khớp, hoặc các bệnh lý liên quan đến các cấu trúc thần kinh. Một số bài kiểm tra như "Neer's test" hoặc "Hawkins test" có thể được sử dụng để đánh giá tình trạng gân của cơ chóp xoay. Các tổn thương như đứt gân hay viêm gân có thể gây đau và hạn chế vận động. Việc phát hiện các dấu hiệu như viêm khớp hay tổn thương cơ có thể giúp xác định nguyên nhân.

- Khám bệnh lý về dây thần kinh: Việc đánh giá các triệu chứng thần kinh như tê, yếu cơ, hoặc mất cảm giác có thể chỉ ra các vấn đề liên quan đến đám rối cánh tay hoặc các dây thần kinh của vùng vai nách. Các bài kiểm tra như kiểm tra phản xạ gân xương hoặc kiểm tra sức mạnh cơ bắp có thể giúp xác định mức độ tổn thương thần kinh.

- Khám các bệnh lý về mạch máu: Tình trạng nghẽn mạch máu hoặc các bệnh lý mạch máu khác có thể gây ra tình trạng đau, sưng và thiếu máu ở vai và nách. Việc phát hiện các dấu hiệu như giảm mạch hoặc biến đổi về màu sắc của da ở cánh tay có thể chỉ ra sự hiện diện của vấn đề về mạch máu.

- Khám các vấn đề về hạch bạch huyết: Sưng hạch bạch huyết ở vùng nách có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc ung thư. Các bệnh lý như ung thư vú có thể dẫn đến sự sưng tấy các hạch bạch huyết nách, vì vậy thăm khám kỹ lưỡng vùng này giúp phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm.

- Nếu trong chấn thương khi không thấy còn ụ vai (dấu hiệu gù vai hay nhát rìu) có thể bị sai khớp (khi mất động tác).

* Chẩn đoán hình ảnh và các thủ thuật hỗ trợ:

- X-quang: X-quang vai có thể giúp phát hiện các tổn thương về xương như gãy xương, trật khớp, hoặc thoái hóa khớp vai.

- Siêu âm: Siêu âm giúp phát hiện các tình trạng viêm gân, hạch bạch huyết, hay các khối u, giúp bác sĩ có cái nhìn rõ ràng về các tổn thương mô mềm trong vùng vai và nách.

- CT scan: Khi các chấn thương nghiêm trọng hoặc các tình trạng khó chẩn đoán, CT scan có thể cung cấp thông tin chi tiết về cấu trúc xương và mô mềm.

- MRI: MRI là công cụ chẩn đoán hữu ích trong việc phát hiện các vấn đề về mô mềm, đặc biệt là các tổn thương của cơ chóp xoay, dây chằng hoặc các gân cơ trong khớp vai.

* Điều trị và can thiệp phẫu thuật:

- Điều trị bảo tồn: Trong nhiều trường hợp, các bệnh lý vùng vai và nách có thể được điều trị hiệu quả bằng các phương pháp bảo tồn như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, vật lý trị liệu, và nghỉ ngơi.

- Phẫu thuật: Đối với các tổn thương nghiêm trọng như gãy xương, đứt gân cơ chóp xoay, hoặc trật khớp vai không thể điều trị bằng phương pháp bảo tồn, phẫu thuật có thể là lựa chọn cần thiết. Các kỹ thuật phẫu thuật như phẫu thuật thay khớp vai, phẫu thuật khâu gân, hoặc phẫu thuật giải nén thần kinh sẽ giúp phục hồi chức năng của vùng vai và nách.

- Áp dụng trong phẫu thuật đường vào khớp tùy theo mục đích của phẫu thuật có thể rạch vào khớp theo các mặt khác nhau, nhưng đường tốt nhất là đường rạch theo bờ trước trong cơ delta (theo rãnh delta ngực)

- Áp dụng cắt hạch phó giao cảm khi bị cường phó giao cảm.

- Áp dụng cắt hạch viêm do ung thư tuyến vú.

- Áp dụng gây tê đám dối thần kinh cánh tay để phẫu thuật kết hợp xương đòn và từ vai cánh tay trở xuống.

- Áp dụng phẫu thuật can thiệp mạch trong bệnh lý mạch chi trên như bắc cầu động mạch nách, vết thương động mạch dưới đòn.

4. Một số hình ảnh chụp Xquang thường quy và nội soi khớp vai bệnh lý thường gặp:

Hình ảnh viêm khớp vai

Hình ảnh viêm bao hoạt dịch

Hình ảnh: trật khớp vai xuống dưới Hình ảnh: Trật khớp vai ra sau

Hình ảnh nội soi viêm quanh khớp vai thể đông cứng.

Hình giữa khớp vai bình thường

Hình phải viêm loét màng hoạt dịch khớp.

Hình ảnh: Hội chứng chèn ép khớp vai:Thóai hóa khớp cùng đòn, gây hẹp chỗ ra cơ trên gai (s)

Rách bao gân quay. Rách không hòan tòan nơi bám trên bề mặt khớp

Hình A Hình B

Hình ảnh: Bong tách sụn viền: Bong sụn viền phía trước hoàn toàn (A), Chèn ép thần kinh Nang cạnh sụn viền (mũi tên lớn) thông với chỗ rách sụn (mũi tên nhỏ). Bất thường phù nề cơ dưới vai (mũi tên cong) do thần kinh đến cơ bị chèn ép (B)

KẾT LUẬN

Vùng vai nách là một vùng cơ thể có cấu tạo giải phẫu khá là phức tạp và có nhiều thần kình và mạch máu đi qua để chi phối toàn bộ cho chi trên.

Hơn nữa để vận động cho chi trên một cách linh hoạt cấu tạo cùng vai và khớp vai đóng vai trò quan trọng, trong đó có rất nhiều các lớp cơ xen kẽ, từ đó tạo ra những kẽ hở chính là các khoang và các lỗ và từ các lỗ đó để cho các dây thần kinh và mạch máu đi qua. Nhưng đó cũng là những điểm yếu có thể xảy ra bệnh lý ở vùng khớp vai như trật khớp vai, viêm khớp vai, viêm áp xe phần mềm vùng vai sau, viêm áp xe phần mềm vùng hố nách... với nhiều nguyên nhân và bệnh cảnh khác nhau.

Do đó để chẩn đoán xác định được các bệnh lý của vùng vai nách, bệnh lý khớp vai trên lâm sàng chúng ta phải dựa vào các hình ảnh Xquang, MRI, siêu âm là sự cần thiết trong chẩn doán và điều trị.

Chấn thương xương: Vỡ xương khớp vai đánh giá tốt trên X quang, CT.

Một số trường hợp khó, MRI giúp chẩn đoán. MRI giúp đánh giá các liên quan khớp, phần mềm trong chấn thương. MRI rất có giá trị trong đánh giá các bệnh lý khớp vai, đặc biệt các bệnh lý liên quan dây chằng, sụn khớp như hội chứng rách bao gân xoay, viêm gân cơ, đánh giá xâm lấn u…

Siêu âm đánh giá tình trạng viêm bao hoạt dịch, điểm bám gân cơ vùng quanh vai, gãy chỏm xương ở trẻ sơ sinh.

Siêu âm đánh giá hạch di căn vùng nách ở một số bệnh có liên quan tới nách như ung thư vú.

Siêu âm Doppler mạch đánh giá mạch, thành mạch và điểm tắc mạch chi trên trong bệnh lý mạch chi.

Tổng kết lại, cấu tạo giải phẫu vùng vai nách không chỉ là nền tảng vững chắc cho các chức năng vận động mà còn có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý. Sự hiểu biết về cấu trúc và chức năng của

vùng này giúp các bác sĩ có thể đưa ra các phương án điều trị hiệu quả, phục hồi nhanh chóng cho bệnh nhân, đồng thời giảm thiểu biến chứng sau điều trị.

Nghiên cứu giải phẫu vùng vai nách không chỉ góp phần nâng cao chất lượng công tác y tế mà còn là yếu tố then chốt trong việc phát triển các phương pháp điều trị và phục hồi hiện đại.

Một phần của tài liệu Chuyên Đề Đặc Điểm cấu tạo giải phẫu vùng vai nách và Áp dụng lâm sàng (Trang 22 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w