CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ BỘ NHẬN DIỆN MỚI
2.2. Thiết kế Linh vật (Mascot)
2.2.2. Các hoạt động truyền thông áp dụng
Mascot rồng có thể xuất hiện trong các sự kiện của trường, tạo sự kết nối với sinh viên và truyền cảm hứng:
Chào đón tân sinh viên (Cheer-day thường niên): Mascot tham gia các màn trình diễn, chụp ảnh kỷ niệm với tân sinh viên, giúp tạo cái nhìn thiện cảm đầu tiên với tân sinh viên.
Hoạt động ngoại khóa và sự kiện thể thao: Mascot có thể cổ vũ tại các giải đấu, sự kiện thể thao hoặc góp mặt trong lễ hội truyền thống của trường. Sự hiện diện này sẽ tạo bầu không khí vui vẻ, gắn kết và khích lệ tinh thần đội nhóm.
Chương trình mentoring: Các chương trình cố vấn học tập hoặc định hướng nghề nghiệp được tổ chức thường xuyên tại UFM, mascot có thể xuất hiện như một người bạn thân thiện thu hút sinh viên.
Hoạt động CSR: Mascot có thể xuất hiện tại chương trình thiện nguyện, giáo dục cộng đồng, hoặc chiến dịch môi trường.
Sản phẩm lưu niệm: Mô hình, gấu bông nhồi bông, các sản phẩm lưu niệm,...
Ứng dụng số hóa: Phát triển nhân vật mascot dưới dạng hoạt hình hoặc AR để tạo trải nghiệm tương tác thú vị.
Ngoài ra, nhóm tác giả đề xuất xây dựng DOOH trong khuôn viên trường, tăng sự tương tác giữa mascot với người xem:
Hình 2.6: Mascot “LONG” trên DOOH
a
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Kiliỗ, H., Elhadary, T., & Tỹrker, O. (2022). THE EFFECT OF INTEGRATED MARKETING COMMUNICATION ELEMENTS ON PLANNED BRAND IDENTITY. Kastamonu İletişim Araştırmaları Dergisi.
https://doi.org/10.56676/kiad.1109448.
Castells, M. (2008). The Information Age: Economy, Society, and Culture - The Rise of the Network Society (2nd ed.). (E. Kılıỗ, Trans.), Istanbul: Istanbul Bilgi University Press.
Singh, S. (2006). Impact of color on marketing. Management Decision, 44(6), 783–
789. https://doi.org/10.1108/00251740610673332
Kido, M. (2000), “Bio-psychological effects of color”, Journal of International Society of Life Information Science, Vol. 18 No. 1, pp. 254-62.
Tutssel, G. (2000), “But you can judge a brand by its color”, Brand Strategy, November, pp. 8-9.
Hồng Quân. (2024). Trường Đại học Tài chính - Marketing phấn đấu đạt chuẩn kiểm định chất lượng quốc tế. Tạp chí Tài Chính. https://tapchitaichinh.vn/truong- dai-hoc-tai-chinh-marketing-phan-dau-dat-chuan-kiem-dinh-chat-luong- quoc-te.html.
Tài Tâm. (2022). Trường Đại học Tài chính - Marketing: Đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ, thực hiện thành công Chiến lược phát triển tầm nhìn 2045.
Thời báo Tài Chính. https://thoibaotaichinhvietnam.vn/truong-dai-hoc-tai- chinh-marketing-day-manh-hoat-dong-khoa-hoc-cong-nghe-thuc-hien-thanh- cong-chien-luoc-phat-trien-tam-nhin-2045-115192.html.
b
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: BẢNG MÔ TẢ CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU CỦA TRƯỜNG UFM.
Mối quan
tâm
Chất lượng
giáo dục
Các yếu tố như đội ngũ giảng viên chất lượng, phương pháp giảng dạy tiên tiến, cơ sở vật chất hiện đại và môi trường học tập chuyên nghiệp sẽ là những yếu tố thu hút sự quan tâm của sinh viên.
Cơ hội thực tập và
việc làm
Sinh viên và phụ huynh thường đánh giá cao các cơ hội thực tập, thực tế tại các công ty, doanh nghiệp lớn, và sự kết nối của trường với các đối tác tuyển dụng.
Học bổng và
chính sách hỗ
trợ tài chính
Sinh viên cũng quan tâm đến các cơ hội học bổng, hỗ trợ tài chính để giảm gánh nặng chi phí học tập.
c
PHỤ LUC 2: MÔ TẢ GIÁ TRỊ CỦA TRƯỜNG CHI TIẾT.
Giá trị Mô tả
Thực chất (Substance)
Nhấn mạnh việc cung cấp một nền giáo dục sâu sắc, với trọng tâm là sự thực tiễn và khả năng ứng dụng trong nghề nghiệp. Trường Đại học Tài chính - Marketing không chỉ cung cấp lý thuyết mà còn chú trọng việc học đi đôi với hành, chuẩn bị tốt nhất cho sinh viên đối mặt với thị trường lao động.
Đổi mới sáng tạo (Innovation)
Giúp sinh viên và giảng viên luôn được cập nhật với những xu hướng mới nhất trong giáo dục và khoa học, tạo ra môi trường học tập năng động và tiên tiến. Điều này rất quan trọng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế toàn cầu.
Hội nhập (Integration)
Hội nhập ở đây không chỉ là sự kết nối về mặt quốc tế mà còn là sự tích hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa nghiên cứu và ứng dụng, giữa giảng viên, sinh viên và các doanh nghiệp. Trường Đại học Tài chính -
Marketing đang hướng tới việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đồng thời đảm bảo rằng chương trình đào tạo của trường phù hợp với nhu cầu toàn cầu, giúp sinh viên có thể làm việc trong môi trường quốc tế. Từ đó, nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc học hỏi và chia sẻ từ các trường đại học, các tổ chức quốc tế. Nó cũng tạo cơ hội cho sinh viên trải nghiệm môi trường học tập quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và sự hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau.
d
PHỤ LỤC 3: BẢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG UFM.
CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN 1 Quản trị kinh doanh
Ngành đào tạo hiện có 2 Marketing
3 Bất động sản 4 Kinh doanh quốc tế 5 Tài chính - Ngân hàng 6 Công nghệ tài chính 7 Kế toán
8 Kinh tế 9 Luật kinh tế 10 Toán kinh tế 11 Ngôn ngữ Anh
12 Hệ thống thông tin quản lý 13 Kinh doanh thương mại
Ngành mở rộng 14 Thương mại điện tử
15 Kinh tế đầu tư
16 Công nghệ và đổi mới sáng tạo
e
17 Kinh tế chính trị
CHƯƠNG TRÌNH ĐẶC THÙ 1 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Ngành đào tạo hiện có 2 Quản trị khách sạn
3 Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống
4 Quản trị nhân lực
Ngành mở rộng 5 Quản lý công
6 Quản trị Hải quan - Ngoại thương
CHƯƠNG TRÌNH TÍCH HỢP 1 Quản trị kinh doanh
Ngành đào tạo hiện có 2 Marketing
3 Kế toán
4 Tài chính - ngân hàng 5 Kinh doanh quốc tế
6
Chương trình Kế toán tích hợp chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế (của tổ chức nghề nghiệp ICAEW và ACCA)
Ngành mở rộng
7 Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
f
CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH TOÀN PHẦN 1 Quản trị kinh doanh
Ngành đào tạo hiện có 2 Marketing
3 Kinh doanh quốc tế
4 Công nghệ Marketing
Ngành mở rộng 5 Luật kinh doanh quốc tế