- Mật độ là chỉ số vật lý mô tả đặc tính hấp thụ chọn lọc của lớp mực in Ví dụ: Hấp thụ ( không nhìn thấy)
Phản xạ (nhìn thấy)
Màu ∆E
CYAN ∆Eab = 0.75
MAGENTA
∆Eab = 0.61 YELLOW
∆Eab = 1.24 BLACK
∆Eab = 0.91
Ví dụ : Mực vàng có đặc tính D tương quan tốt với độ dày của lớp vật liệu tạo màu, độ sạch của lớp mực in
Ký hiệu : D(Density) →CMYK D là độ dày, sạch
I. Các ứng dụng của các giá trị đo mật độ: ( có 5 ứng dụng) - Đo độ tương phản in
- Đo tầng thứ tram hay độ gia tăng tầng thứ - Đo độ lệch tông, độ ngã xám
- Đo độ nhận mực - Đo mật độ quang học
II. Giống và khác nhau phép đo mật độ và phép đo màu
*Giống nhau:
- Mục đích:Cả đo màu và đo mật độ đều nhằm kiểm tra và đảm bảo chất lượng của bài in.Chúng đều đánh giá các yếu tố liên quan đến màu sắc và độ đồng nhất của bài in.
- Thiết bị đo lường: Cả hai phương pháp đều sử dụng các thiết bị đo lường chuyên dụng như máy đo màu (spectrophotometer) và máy đo mật độ (densitometer).
- Đảm bảo chất lượng: Kết quả từ cả hai phương pháp giúp điều chỉnh quá trình in ấn để đạt được bản in có chất lượng cao và màu sắc thực.
*Khác nhau:
-.Đo màu : Đo lường và đánh giá màu sắc chính xác theo các giá trị số trên các hệ màu như RGB, CMYK, hoặc Lab*. Đo màu cung cấp thông tin về màu sắc tổng thể, bao gồm cả hue (sắc độ, độ bão hòa và độ sáng).
. Đo mật độ: Đánh giá độ đậm nhạt của mực in trên giấy, tức là lượng mực được in lên giấy.
.Đo mật độ thường sử dụng thang đo quang học để xác định lượng ánh sáng bị hấp thụ bởi mực.
- Mục tiêu cụ thể:
. Đo màu: Nhằm đảm bảo rằng màu sắc in ra khớp với màu sắc thiết kế hoặc màu sắc chuẩn. Nó kiểm tra sự khác biệt màu sắc và xác định sự chính xác của màu.
. Đo mật độ: Nhằm đảm bảo độ đồng nhất của lớp mực in và kiểm soát lượng mực sử dụng. Nó thường được sử dụng để kiểm tra độ đậm nhạt của màu đen và các màu mực khác trong quá trình in.
- Kết quả đo:
. Đo màu: Kết quả là các giá trị số trên các hệ màu, ví dụ như Lab*, RGB hoặc CMYK, cho biết sự khác biệt và độ chính xác của màu sắc.
. Đo mật độ: Kết quả là các giá trị mật độ quang học, cho biết độ đậm nhạt của mực.
- Ứng dụng trong kiểm soát chất lượng:
. Đo màu: Được sử dụng để điều chỉnh và kiểm soát màu sắc, đảm bảo sự nhất quán và chính xác của màu trên toàn bộ bản in hoặc lô sản xuất.
. Đo mật độ: Được sử dụng để điều chỉnh lượng mực và đảm bảo sự đồng đều của lớp mực, giúp tránh tình trạng quá đậm hoặc quá nhạt.
+ Kết luận: Cả đo màu và đo mật độ đều quan trọng trong quy trình kiểm soát chất lượng in ấn, nhưng chúng phục vụ các mục tiêu khác nhau. Đo màu tập trung vào sự chính xác và nhất quán của màu sắc, trong khi đo mật độ tập trung vào độ đậm nhạt và lượng mực sử dụng. Sự kết hợp của cả hai phương pháp này giúp đảm bảo bản in đạt được chất lượng cao nhất có thể.
Giá trị Màu , Dmax:
Màu, Dmax CYAN C= 1.61 MAGENTA
M= 1,30 YELLOW
Y= 0.90 BLACK
K= 1.55
Qua giá trị đo màu, Dmax thì Cyan có giá trị Dmax cao nhất(1,61), yellow có giá trị thấ nhất(0,90)
Giá trị lệch tông màu ( Hue error) và độ ngả xám ( Grayness)
Màu
DENSITY
(All) Hue error/Grayness
MẪU 1 Máy đo Tính tay
H % G % H % G %
CYAN 1.61
21.1 15.7 20.5 12.4
C: 1.61
M: 0.49
Y: 0.2
K: 0.83
Hướng ngả màu: M
MAGENTA 1.3
44.2 22.1 47.2 16.9
C: 0.22
M: 1.3
Y: 0.73
K: 0.59
Hướng ngả màu: Y
YELLOW 0.9
6.8 12.4 8.04 3.3
C: 0.03
M: 0.1
Y: 0.9
K: 0.06
Hướng ngả màu: M
- Qua kết quả đo ta thấy:
+ Density:
. Cyan có giá trị Density cao nhất trong các màu (1,61), cho thấy độ bảo hòa màu cao.
.Magenta có giá trị cao Density cao nhất trong trong thành phần M(1,3) cho thấy Magenta thành phần chính của màu này
.Yellow có giá trị Density thấp nhất (0,9), cho thấy độ bảo hòa màu thấp hơn so với Cyan và Magenta.
+Hue error/Grayness:
. Cyan có độ sai lệch màu (Hue error/Grayness) khá thấp so với Magenta, điều này cho thấy Cyan có độ chính xác màu tốt hơn.
. Magenta có Hue error/Grayness cao nhất (44,2 % khi đo bằng máy và 47,2%
khi tính tay), cho thấy sự lệch màu đáng kể.
. Yellow có Grayness thấp nhất(12,4% khi đo bằng máy và 3,3 % khi tính tay), cho thấy màu sắc ít bị xám hóa hơn so với Cyan và Magenta.
Giá trị độ tương phản in
Màu Số lần đo
Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Vùng 4 Vùng 5 Trung bình CYAN
PC(%)= 20.6 20.1 26.2 22.4 21 22.06
MAGENTA
PC(%)= 29 25.9 27.6 29.8 22.9 27.04
YELLOW
PC(%)= 22 17.1 21.7 12.1 25.6 19.7
BLACK
PC(%)= 8.9 14.7 9.8 9.1 8.7 10.24
Độ tương phản in áp dụng cho các ấn phẩm thông dụng
BLACK CYAN MAGENTA YELLOW
SHEET-FED, OFFSET 43 38 38 33
WEB-OFFSET, MAGAZINE 38 45 35 30
NON-HEATSET WEB, NEWSPAPER 16 13 12 15
Đo theo mật độ kính lọc chuẩn T, ô tông 75%
- Cyan: Giá trị trung bình 22.06%, tiêu chuẩn là 38% nên giá trị tương phản thấp tiêu chuẩn cho thấy hiển thị của màu Cyan không tốt so với yêu cầu
- Magenta: Giá trị trung bình 27.04% tiêu chuẩn 38% giá trị tương phản thấp hơn tiêu chuẩn nhưng gần đạt yêu cầu hơn so với Cyan, nhưng cũng cần cải thiện để đạt chuẩn.
- Yellow: Giá trị trung bình 19.7% tiêu chuẩn 33% cho thấy giá trị tương phản màu Yellow thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn nên ảnh hưởng đến độ sáng tối và độ bảo hòa màu vàng trên bài in
- Black Giá trị trung bình 10,24% tiêu chuẩn 43% , cho thấy giá trị tương phản của màu Black thấp nhất so với các màu khác và cũng thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn cho thấy khả năng hiển thị chi tiết và độ sâu của màu đen không đạt yêu cầu.
Giá trị Ink-Trapping
RED GREEN BLUE
Màu Số lần đo
Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Vùng 4 Vùng 5 Trung bình
RED 60.4 62.2 61.9 57.8 60.8 60.62
GREEN 80.2 85.2 81.6 82.7 80.7 82.08
BLUE 68.4 72.5 63.6 61.9 67.5 66.78
SHEET-FED, OFFSET 70 80 75
Thứ tự in C,M,Y lớp mực đen in đầu hoặc sau cùng. Mật độ đo theo Status T, sử dụng công thức Preucil
- Màu Red : giá trị đo dao động từ 57,8 đến 62,2 và giá trị trung bình là 60,62, mức độ biến thiên không quá lớn, cho thấy sự ổn định trong các lần đo khác nhau
- Màu Green: giá trị đo giao động từ 80,2 đến 85,2 và giá trị trung bình 82,08, đây là màu có giá trị trung bình cao nhất trong 3 màu, cho thấy màu xanh lá cây (Green)có sự đậm đặc và bảo hòa cao nhất.
- Màu Blue: giá trị dao động từ 61,9 đến 72,5 và giá trị trung bình là 66,78, cho thấy sự dao động giữa các vùng đo lớn hơn so với màu Red, nhưng vẫn nằm trong khoảng chấp nhận được.
. Màu Green có giá trị trung bình cao nhất, cho thấy sự bảo hòa và độ đậm đặc tốt, màu Red có giá trị trung bình thấ nhất, nhưng mức độ biến thiên nhỏ cho thấy sự ổn định trong in, màu Blue có mức độ biến thiên lớn hơn nhưng vẫn đạt được giá trị trung bình tương đối cao.
. Như vậy khi in ta cần điều chỉnh các yếu tố như: mực, áp lực,để đạt được màu sắc trung thực và đồng đều giữa các bài in khác nhau, việc kiểm soát tốt giá trị ầng thứ (Dot Area) sẽ đảm bảo chất lượng bản in cuối cùng.
Giá trị tầng thứ (Dot Area)
% Cyan Magenta Yellow Black
25 % 26,6 11 14,1 13,7
50% 16,7 11,1 19,1 15,8
75% 13,4 7,5 15,2 12,9
- Qua kết quả đo tầng thứ(Dot Area) cho 4 màu Cyan, Magenta, Yellow, Black ở các mức phần trăm khác nhau,Ta thấy Cyan giá trị tầng thứ cao ở tất cả các mức phần trăm( đặc biệt là 25%) có thể dẩn đến màu Cyan quá đậm và mất đi độ chi tiết, và có thể làm bẩn tờ in, tuy nhiên , nếu yêu cầu màu sắc đậm và nổi bật, mức 25% có thể phù hợp.
Phần Kết Luận
Trong báo cáo này, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu thí nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng in ấn, bao gồm giấy, mực và mật độ in. Qua quá trình thí nghiệm và phân tích, chúng tôi đã rút ra được những kết luận chính sau:
1. Ảnh hưởng của loại giấy: Các loại giấy khác nhau có khả năng hấp thụ mực và độ bền cơ học khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hình ảnh in ấn. Giấy có độ nhám cao hơn thường cho kết quả in rõ nét và màu sắc đậm hơn, trong khi giấy trơn hơn có thể làm giảm độ tương phản của hình ảnh.
2. Tính chất của mực in: Thành phần và loại mực in cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng bản in. Mực in có độ nhớt cao thường tạo ra hình ảnh sắc nét hơn nhưng có thể gặp vấn đề về thời gian khô và dễ bị nhòe. Ngược lại, mực in có độ nhớt thấp dễ thấm vào giấy nhưng có thể làm giảm độ đậm của màu sắc.
3. Mật độ in: Mật độ mực in (tức là lượng mực được sử dụng trên mỗi đơn vị diện tích giấy) có ảnh hưởng đáng kể đến độ đậm và sắc nét của hình ảnh in. Mật độ mực in quá cao có thể dẫn đến tình trạng nhòe mực và thời gian khô lâu, trong khi mật độ quá thấp có thể làm hình ảnh bị nhạt màu và thiếu sắc nét.
Kết quả thí nghiệm: Qua các thí nghiệm cụ thể, chúng tôi đã xác định được mối tương quan giữa các yếu tố trên và chất lượng bản in. Ví dụ, sử dụng mực in gốc nước trên giấy có độ nhám trung bình và điều chỉnh mật độ in ở mức vừa phải cho kết quả tối ưu về cả độ sắc nét và độ đậm màu.