VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG TỦ ĐÔNG TIẾP XÚC

Một phần của tài liệu Đề tài tính toán thiết kế tủ cấp Đông tiếp xúc công suất 300kg mẻ 2 (Trang 58 - 61)

7.1.1 Nguyên tắc cơ bản trong vận hành tủ cấp đông tiếp xúc

- Ngay cả những tủ ngừng hoạt động do không có sản phẩm đầu vào, áp suất dàn lạnh vẫn tăng. Mức độ tăng tuỳ thuộc vào độ kín giữa các van. Khi áp suất tăng cao sẽ gây ra nhiều nguy cơ mất an toàn và cần tiến hành chạy rút gas để hạ áp suất. Bởi vậy, nguyên tắc đầu tiên trong vận hành tủ chính là theo dõi thường xuyên và tiến hành chạy rút gas khi áp suất tăng cao. Thời gian chạy rút gas phụ thuộc vào chất lượng máy nén và độ hở các van. Quá trình chạy rút gas cần đảm bảo thực hiện nghiêm túc đúng quy trình tránh để tăng áp dàn lạnh quá giới hạn gây nổ đường ống cao su bên trong thiết bị.

- Quy trình vận hành tủ có hai nhiệm vụ cơ bản là cấp dịch và nâng dàn lạnh. Cả hai công việc được điều khiển ngay tại tủ bằng hộp điều khiển ngay bên ngoài tủ đông. Trong đó, việc điều khiển cấp dịch thường theo chế độ tự động nhờ hệ thống phao và van điện từ tại bình chứa thấp áp đối với cấp dịch tràn hay bơm đối với cấp dịch từ bình tuần hoàn thấp áp.

7.1.2 Quy trình vận hành

Trước khi đưa sản phẩm vào cấp đông nên chạy thử tủ trước khoảng 20 phút để nhiệt độ tủ hạ xuống bằng nhiệt độ làm việc giúp rút ngắn thời gian cấp đông thực phẩm, góp phần tăng giá trị sản phẩm do rút ngắn thời gian sản xuất. Bên cạnh đó, việc tiến hành chạy tủ trước 20 phút sẽ giúp máy hoạt động ổn định trước khi thực hiện công việc cấp đông chính thức cho các sản phẩm.

7.1.3 Mở tủ nhập hàng

Sau khi tủ chạy 20 phút, bề mặt các tấm lạnh bắt đầu có tuyết bám một lớp mỏng. Tủ được mở một phía. Nhấn nút UP hay tay gạt để nâng ben lên vị trí mở tối đa. Nhấn STOP hoặc gạt cần lại vị trí trung gian để dừng cấp hàng vảo tủ cấp đông một cách dể dàng. Trong quá trình nhập hàng vảo tủ cấp đông, tránh để tuyết bám rơi xuống khay chứa thực phẩm.

Thao tác nhanh gọn để giảm thơi gian mở tủ tránh tổn thất nhiệt khi mở cửa. Sau khi nhập hàng xong , nhấn DOWN hoặc cần gạt điều khiển để hạ ben.

7.1.4 Chạy tủ

Tiến hành chạy tủ bình thường cùng với việc chạy máy nén. Theo dõi,kiểm soát nhiệt độ cấp đông hàng giờ. Nếu trong quá trình cấp đông cần tiến hành mở cửa châm nước vào khuôn thì thực hiện nhanh và tương tự như nhập hàng. Thời gian thực hiện cấp đông của mỗi tủ phụ thuộc vào các yếu tố như hệ thống thiết bị, kỹ thuật.

7.1.5 Ra hàng

Sau khi sản phẩm được cấp đông đúng yêu cầu, tiến hành chạy rút gas dàn lạnh trước khi mở tủ. Nâng ben từ từ từng tấm từ trên xuống để lấy hàng ra. Thao tác lấy hàng ra cũng cần được thực hiện nhanh chóng và quá trình nâng ben thực hiện tương tự như nhập hàng vào kho.

Lưu ý: Sưởi cửa chỉ được cấp điện trong thời gian cấp đông.

7.1.6 Rửa tủ

Tủ cấp đông tiếp xúc sau mỗi lần hoạt động sẽ bị bám một lớp tuyết nên cần thực hiện xả tuyết dàn lạnh để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của mỗi lần sau đó. Trước khi tiến hành xả tuyết cần đảm bảo hệ thống được rút hết gas. Trong quá trình xả tuyết, dàn lạnh ở vị trí để thao tác. Rửa tủ bằng cách phun nước lạnh trực tiếp lên bề mặt dàn lạnh. Việc nâng hạ các tấm ben trong quá trình sử dụng hoàn toàn do hệ thống ben thuỷ lực. Hệ thống này hoạt động độc lập với hệ thống lạnh trong tủ cấp đông tiếp xúc.

Chú ý: Mỗi tủ cấp đông tiếp xúc chỉ nên sử dụng để cấp đông một loại sản phẩm. Như vậy, chiều cao các khuôn mới đồng đều, đảm bảo khoảng cách tương đương giữa các dàn lạnh, giúp cho quá trình tiếp xúc giữa sản phẩm và dàn lạnh đạt hiệu quả tốt nhất.

7.2 Bảo dưỡng hệ thống 7.2.1 Kiểm tra hàng tuần

- Bơm thuỷ lực: không có tiếng kiêu lạ.

- Ben thuỷ lực: tốc độ nâng hạ đều: Khoảng cách hai đầu các tấm trao đổi nhiệt đều nhau.

- Rò rỉ gas.

7.2.2 Kiểm tra hàng tháng

- Các bulon treo tấm trao đổi nhiệt không được lỏng.

- Đệm kín cửa.

- Cánh cửa vị trí chắc chắn không bị xệ, cân chỉnh nếu cần thiết.

- Vỏ tủ: có bị hư hỏng gì hông.

7.2.3 Kiểm tra hàng quý

Xã dầu trong tấm trao đổi nhiệt.

7.3 Xử lý các sự cố và hư hỏng

7.3.1 Ngưng hoạt động tủ thời gian dài

Khi tủ không được sử dụng trong thời gian dài cần phải tiến hành các bước sau đây:

- Ngắt nguồn điện cung cấp cho tủ (bơm thuỷ lực).

- Tủ phải được vệ sinh kỹ càng.

- Cửa tủ nên để mở để thông thoáng.

- Trong thời gian này nên tiến hành công việc bảo trì.

7.3.2 Xử lý những hư hỏng thường gặp

- Tủ có mùi hôi: Bạn hãy kiểm tra các thực phẩm được bảo quản trong tủ và vứt những thực phẩm đã hỏng đi. Trước khi đặt thực phẩm vào tủ, bạn hãy bao gói hoặc đóng họp chúng cẩn thận. Nên vệ sinh định kỳ:

- Đáy tủ có nước: Đây là hiện tượng do thực phẩm tiết ra nhiều nước, ống dẫn nước thải khi xả tuyết bị tắc.

- Tủ không lạnh.

- Trong quá trình làm việc, khu vực nền và không gian xung quanh thường ẩm ướt do đó phải lắp đặt ở vị trí riêng biệt tách hẳn các công trình.

- Do thiết bị đặt ngoài trời nên nếu không sử dụng bơm loại đặc biệt chống nước mưa thì động cơ sẽ nhanh hỏng và gấy sự cố.

7.3.3 Ngưng hoạt động tử thời gian dài

Khi tủ không được sử dụng trong thời gian dài cần phải tiến hành các bước sau - Ngắt nguồn điện cung cấp cho tủ ( bơm thuỷ lực, sưởi cửa).

- Tủ phải được vệ sinh kỹ càng.

- Cửa tủ nên để mở để thông thoáng.

- Trong thời gian này nên tiến hành công việc

Một phần của tài liệu Đề tài tính toán thiết kế tủ cấp Đông tiếp xúc công suất 300kg mẻ 2 (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w