Nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” góp phần điều chỉnh suy nghĩ và hành vi đạo đức củ

Một phần của tài liệu Nhân sinh quan phật giáo trong truyện kiều của nguyễn du giá trị và hạn chế (Trang 104 - 111)

Chương 4 MỘT SỐ GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ

4.1.1. Nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” góp phần điều chỉnh suy nghĩ và hành vi đạo đức củ

Phật giáo không chỉ là một tôn giáo, một trào lưu triết học mà còn là một cách sống, phương pháp sống do Đức Phật Thích Ca giáo huấn khoảng 2500 năm về trước. Với tính chất một triết thuyết vị nhân sinh, Phật giáo mang lại cho con người cách nhận thức về cuộc sống và chỉ ra bản chất của cuộc sống đó là khổ, đồng thời tìm ra con đường “thoát khổ”, hướng con người tới những lý tưởng cao đẹp, nhân văn và từ bi, lấy điều thiện làm chuẩn mực sống.

Rất nhiều tư tưởng nhân sinh của Phật giáo nói chung và trong “Truyện Kiều” nói riêng đã và đang ảnh hưởng đến đời sống của con người Việt Nam hiện đại. Đó là quan niệm về thiện - ác của Phật giáo; quan niệm từ, bi, hỉ, xả, bình đẳng, bác ái, vị tha, tu thân, tích đức, nhẫn nhịn; nuôi dưỡng nhân tâm để đạt tới trí tuệ giải thoát của nhà Phật. Thuyết luân hồi, nghiệp báo của đạo Phật giúp họ có ý thức hơn trong mỗi hành động, lời nói và suy nghĩ của mình. Những nội dung đó được thể hiện trong lối sống, trong suy nghĩ và đến cả sự hình thành nhân cách của con người Việt Nam.

“Truyện Kiều” của Nguyễn Du không chỉ là một kiệt tác về văn thơ, mà hơn thế nữa, nó còn là một tấm gương lớn nơi mỗi người (khi đọc “Truyện Kiều”) đều có thể nhìn thấy hình ảnh của mình, của cuộc đời mình ở trong đó.

Như thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nhận xét: “Truyện Kiều” là truyện về cuộc đời, có những hoàn cảnh khổ đau, hạnh phúc và u mê của cuộc đời. Lấy con mắt của người quán chiếu nhìn vào “Truyện Kiều”, chúng ta có thể thấy được bản chất của cuộc đời. Những điều xảy ra trong mười lăm năm của cô Kiều có thể xảy ra cho bất cứ một người nào [31, tr.6]. Ông thậm chí còn gọi “Truyện Kiều” là một cuốn kinh của Phật giáo. Ông viết: “Trong quá khứ, có nhà Nho đã liệt “Truyện Kiều” vào loại dâm thư vì trong truyện có tả đời sống của một gái giang hồ. Họ có thể đứng về phương diện đạo đức của Nho giáo mà nói như vậy. Nhưng dùng con mắt quán chiếu mà nhìn cuộc đời của Thúy Kiều, ta có thể học được bài học của khổ đau và kinh nghiệm. Nếu biết cách đọc, chúng ta có thể học được rất nhiều từ “Truyện Kiều” như học từ một cuốn kinh. Và “Truyện Kiều” sẽ không phải là dâm thư mà là kinh điển [31, tr.5-6].

Tất nhiên, nhận định này của Thích Nhất Hạnh không hẳn là không có cơ sở.

Với hình ảnh Kiều sáng tác bản nhạc Bạc mệnh từ khi mới 16 tuổi, cùng với những tâm lý sầu đau, buồn bã và tiêu cực trong cuộc sống, Nguyễn Du muốn cảnh tỉnh những hành vi, suy nghĩ của chúng ta ở hiện tại. Theo đó, dẫu có trải qua khó khăn, bất hạnh và đau khổ dường nào, thì chúng ta cần có tinh thần lạc quan, luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp sẽ đến với mình. Điều này sẽ góp phần giúp chúng ta có tinh thần tốt nhất để có thể vượt qua những khó khăn, bất hạnh ấy. Ngược lại, nó sẽ kéo ta xuống tâm trạng tiêu cực, không thể giúp chúng ta vượt qua những đau khổ mà mình đang gặp phải.

Theo cách giải thích của Phật giáo thì những đau khổ, bất hạnh của Thúy Kiều là do những nghiệp nhân ở tiền kiếp tạo ra. Ngoài ra, những nghiệp nhân này lại được tưới tẩm bởi tâm tư, tình cảm mang tính sầu đau, bi quan, yếm thế của Thúy Kiều. Điều này đã không giúp cho Kiều giảm bớt đi những quả báo mình phải thọ lãnh mà nó càng thúc đẩy những quả đó xảy ra và siết lấy Thúy Kiều. Trong bốn lần Nguyễn Du miêu tả Thúy Kiều gảy đàn thì có tới

ba lần diễn tả tâm trạng sầu bi, ai oán và tang thương của Thúy Kiều. Lần đầu là cảnh Kim Trọng ngồi nghe Kiều đánh đàn.

Ngọn đèn khi tỏ

Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu Khi tựa gối khi cúi đầu

Kim Trọng là người không phải gánh nghiệp nhân đau khổ như Thúy Kiều, đồng thời, Kim Trọng cũng khác Thúy Kiều ở chỗ không bi quan, yếm thế và luôn nghĩ tới những sự không may mắn và tiêu cực như Thúy Kiều.

Thế nhưng, khi một tâm hồn lạc quan, tích cực bị tưới tẩm bởi những giọt nước sầu đau, yếm thế đã làm cho nó bị cuốn hút vào thế giới sầu khổ với một tâm lý bất an, tiêu cực (Khi tựa gối khi cúi đầ

mày”

: Bốn dây như khóc như than,

Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng!

Cùng trong một tiếng tơ đồng,

Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.

Giọt châu lã chã khôn cầm,

Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt tương

Mộ ều phải đàn cho Hồ Tôn Hiến để ăn mừng thắng trận sau khi lừa và giết được Từ Hải:

Một cung gió thảm mưa sầu, Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay.

Ve ngâm vượn hót nào tày, Lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu.

Theo quan niệm của Phật giáo, trong mỗi con người chúng ta luôn có nhiều loại hạt giống khác nhau (nhất thiết chủng tử). Có hạt giống vui, hạt

giống buồn, hạt giống tích cực, hạt giống tiêu cực… Có những hạt giống cần tưới tẩm và có những hạt giống không nên tưới tẩm. Khi chúng ta vun trồng, tưới tẩm hạt giống nào thì cuộc sống của chúng ta sẽ thay đổi theo hướng của hạt giống đó. Vì vậy, chúng ta không nên tưới tẩm những hạt giống tiêu cực, sầu đau của mình. Hát và ngâm thơ là một cách tưới tẩm những hạt giống trong lòng mình. Thúy Kiều đã thực hiện việc tưới tẩm các hạt giống của mình bằng âm nhạc và thi ca. Nhưng thay vì tưới tẩm những hạt giống tốt, tích cực, Kiều lại tưới tẩm những hạt giống sầu đau, tiêu cực. Điều này đã tác động rất xấu đến cuộc sống của Thúy Kiều trong hiện tại.

Chính vì vậy, việc sống trong tinh thần lạc quan, hưởng thụ những tác phẩm âm nhạc, tác phẩm văn học nghệ thuật trong sáng, lành mạnh, vui tươi cũng đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, nếu chúng ta không muốn cuộc sống trở nên sầu bi, tiêu cực và bế tắc.

Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, toàn bộ sự thăng trầm và đau khổ của Kiều không hoàn toàn do nghiệp trước của nàng gây ra.

Sư rằng phúc họa đạo trời Cội nguồn cũng ở lòng người mà ra

Có trời mà cũng tại ta Tu là cõi phúc, tình là dây oan.

Khi đọc “Truyện Kiều”, chúng ta sẽ không chỉ tìm thấy sự đồng cảm của mình đối với Thúy Kiều mà còn có thể nhìn thấy hình ảnh của mình trong Thúc Sinh, Từ Hải, Mã Giám Sinh, Tú Bà… Với mỗi nhân vật ấy, chúng ta có thể rút ra những bài học quý giá cho bản thân.

Ai cũng vậy, không nhiều thì ít cũng có sự đam mê và nhu nhược của Thúc Sinh trong con người mình (Thúc Sinh rất yêu Thúy Kiều, nhưng không nghe lời khuyên của Kiều để đến nỗi Kiều phải gánh chịu sự trả thù của Hoạn Thư, và khi thấy sự đau khổ của Kiều, Thúc Sinh đã không đủ sự dũng cảm (do bản tính sợ vợ) để cứu Thúy Kiều.

Dù ai cũng có sự nhu nhược của Thúc Sinh trong con người, nhưng đôi lúc, chúng ta lại tỏ ra là người có khí phách anh hùng như Từ Hải, thấy sự bất bình chẳng tha. Trong cuộc sống, nếu chúng ta thường xuyên tưới tẩm hạt giống của sự khí khái, anh hùng thì hạt giống đó sẽ lớn lên, còn hạt giống của sự nhu nhược như Thúc Sinh thì không nên tưới tẩ

.

. , thông qua “

,

.

.

” d

[31, tr.212].

Trong cuộc số

ện tại, những ngườ

) vẫn hưở ộc sống sung sướ ợc lại, những người hiền lành lương thiệ

) nhưng cuộc sống lại vất vả, đau khổ (Ăn trộm, ăn cướp thành Phật thành tiên, Đi chùa, đi chiền bán thân bất toại).

, điều đó không phải là mãi mãi, nó có thể do những hành động nghiệp nhân của họ tạo ra và nhất thời như vậy, nhưng trong tương lai sẽ có sự thay đổi. Mọi hành động độ ) trong cuộc sống đều bị trả

).

“Cho hay muôn sự tại trời, Phụ người chẳng bõ khi người phụ ta”

“Mấy người bạc ác tinh ma, Mình làm mình chịu kêu mà ai thương.”

) gây ra. Trồng bắp thì được ăn bắp, trồng đậu thì được ăn đậu, gieo gió thì gặt bão

ới một người nào đó thì mình được người đó yêu thương, đối xử ạ ản bội độc ác với một người nào đó thì mình sẽ bị đáp lại bằng sự độc ác và phản bội của chính người đó hoặc của một ngườ

.

“Chị sao phận mỏng phúc dày, Kiếp xưa đã vận lòng này dễ ai!

Tâm thành đã thấu đến trời, Bán mình là hiếu cứu người là nhân.

Một niềm vì nước vì dân, Âm công cất một đồng cân đã già”

“Còn nhiều hưởng thụ về sau, Duyên xưa tròn trặn phúc sau dồi dào”.

ảnh hưởng đến tư duy, lối sống của người Việ luôn khuyên nhau làm điều thiện, tránh điều ác vì nhân nào quả nấy.

Trồng cây chua ăn quả chua Trồng cây ngọt ăn quả ngọt Trứng rồng lại nở ra rồng Liu điu lại nở ra dòng liu điu

Qua đó, đã góp phần điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mỗi người trong cuộc sống, hướng họ đến những việc tốt để hưởng quả lành và lánh xa những việc ác để tránh quả xấu.

Một phần của tài liệu Nhân sinh quan phật giáo trong truyện kiều của nguyễn du giá trị và hạn chế (Trang 104 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)