5. Bố cục của luận văn
1.2.2.4. Công tác bố trí lao động
Bố trí lao động bao gồm các hoạt động định hƣớng (hội nhập vào môi trƣờng làm việc), bố trí lại lao động thông qua điều động, bổ nhiệm, giáng chức và cho nghỉ việc.
* Định hướng
Định hƣớng là một chƣơng trình đƣợc thiết kế và thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện giúp ngƣời lao động mới làm quen với doanh nghiệp và bắt đầu công việc một cách có hiệu quả.
Chƣơng trình hội nhập môi trƣờng làm việc mới đƣợc thiết kế và thực hiện tốt sẽ giúp ngƣời lao động dễ dàng hoà nhập vào môi trƣờng làm việc mới, nhanh chóng nắm bắt đƣợc công việc; đồng thời nó sẽ có ảnh hƣởng tích cực đến đạo đức và hành vi của ngƣời lao động, góp phần lôi cuốn họ thực hiện mục tiêu của tổ chức, tạo ra sự đồng lòng, tự nguyện giữa ngƣời lao động và doanh nghiệp; giúp giảm bớt những ngƣời nghỉ việc trong những tháng đầu tiên vào làm việc tại tổ chức.
* Quá trình bố trí lại lao động bao gồm các hoạt động thuyên chuyển, đề bạt, xuống chức và cho nghỉ việc.
Thuyên chuyển: Thuyên chuyển là việc chuyển ngƣời lao động từ công việc này sang công việc khác hoặc từ vị trí công việc này sang vị trí công việc khác. Căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà sẽ có kế hoạch điều động lao động phù hợp cho từng bộ phận, từng giai đoạn với từng loại lao động. Thuyên chuyển điều động cũng có thể đƣợc xuất phát từ phía ngƣời lao động hoặc từ phía doanh nghiệp. Thuyên chuyển có thể đƣợc điều động ngắn hạn, tạm thời hoặc thuyên chuyển lâu dài [Trần Kim Dung, 2000].
Đề bạt: Đề bạt (thăng tiến) là việc đƣa ngƣời lao động vào một vị trí làm việc cao hơn, tiền lƣơng cao hơn, quyền hạn và trách nhiệm nhiều hơn, có các điều kiện làm việc tốt hơn và cơ hội phát triển nhiều hơn. Đề bạt nhằm bố trí ngƣời lao động vào một vị trí việc làm còn trống mà vị trí đó đƣợc doanh nghiệp đánh giá là có giá trị cao hơn vị trí làm việc cũ của họ nhằm đáp ứng nhu cầu của ngƣời lao động và phát triển doanh nghiệp, đồng thời để đáp ứng nhu cầu cá nhân của ngƣời lao động [Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2004].
Xuống chức: Xuống chức là đƣa ngƣời lao động đến một vị trí làm việc thấp hơn, tiền lƣơng thấp hơn, quyền hạn ít hơn và ít có cơ hội thăng tiến hơn. Xuống chức thƣờng áp dụng cho các trƣờng hợp không đáp ứng đƣợc yêu cầu của vị trí làm việc hiện tại, hoặc do bị kỷ luật hay giảm biên chế.
Thôi việc: Thôi việc là việc chấm dứt quan hệ lao động giữa ngƣời lao động với doanh nghiệp. Thôi việc có thể xuất phát từ phía doanh nghiệp (giảm quy mô sản xuất, tổ chức lại sản xuất, kỷ luật lao động hoặc sa thải theo luật lao động…), hoặc xuất phát từ phía ngƣời lao động (tự thôi việc do nguyên nhân cá nhân của ngƣời lao động hoặc hƣu trí).
Bố trí lao động là một trong những nội dung quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp bằng việc bố trí lao động đúng
ngƣời, đúng việc, tránh các lãng phí lao động ở các bộ phận, sử dụng hết khả năng của ngƣời lao động.