Giai đoạn từ năm 1950 – 1990

Một phần của tài liệu Chế định phạt vi phạm hợp đồng trong pháp luật thương mại việt nam (Trang 22 - 26)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG

1.3. Sơ lƣợc lịch sử về chế tài phạt vi phạm trong pháp luật Việt Nam từ năm

1.3.1. Giai đoạn từ năm 1950 – 1990

Từ cuối những năm 1950 đến đầu những năm 1980, nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

Đặc trưng của các quy định pháp luật điều chỉnh giao dịch dân sự trong giai đoạn này là chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp cao độ, phương pháp mệnh lệnh hành chính được sử dụng để áp đặt lên các quan hệ dân sự.

Trong giai đoạn này các văn bản pháp luật được ban hành dưới dạng Nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ rất ít và hạn chế, ví dụ như: Nghị định số 49-CP ngày 09 tháng 4 năm 1968, quy định về chế độ trách nhiệm vật chất của công nhân viên chức đối với tài sản của Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành. Không có nhiều văn bản luật mang tính dân sự. Nhiều lĩnh vực dân sự không được điều chỉnh trực tiếp, trong đó có vấn đề về phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng thương mại nói riêng, các quy định được điều chỉnh về nghĩa vụ dân sự chủ yếu là các vấn đề về nhà ở, vàng bạc, kim loại quý, đá quý.

Để khắc phục các khuyết điểm, những lỗ hổng của pháp luật trong đời sống xã hội, tòa án nhân dân tối cao đã ban hành các Thông tư, Chỉ thị, các bản tổng kết công tác xét xử để hướng dẫn Tòa án cấp dưới giải quyết các tranh chấp dân sự, ví dụ như Thông tư số 173-TANDTC ngày 23 tháng 3 năm 1972 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Tư tưởng đổi mới của Đảng đã xuất hiện từ đầu những năm 1980 thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước trước những nhu cầu bức xúc của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội đã quyết định chuyển nền kinh tế từ tập trung, quan liêu, bao cấp sang xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, từ giữa những năm 1980, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật dân sự góp phần phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân và pháp nhân, thể hiện được các nguyên tắc cơ bản của luật dân sự như tự nguyện, tự do, bình đẳng, thỏa thuận phù hợp với thông lệ quốc tế và giao lưu dân sự như Luật hôn nhân và gia đình 1986, Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế năm 1989.

Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế 1989 điều chỉnh đối tượng là các hợp đồng giữa pháp nhân với pháp nhân hoặc giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật [2, Điều 2] ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền

và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình [1, Điều 1 và Điều 2]. Việc xác định một hợp đồng là hợp đồng kinh tế phải đáp ứng đầy đủ 3 điều kiện như sau [14, Mục 1, Chương 1]:

“A) Hợp đồng có nội dung thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

B) Các bên ký kết hợp đồng là pháp nhân với pháp nhân hoặc pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật (Điều kiện để được thừa nhận là pháp nhân, cá nhân có đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật đã dược quy định tại Điều 1 Nghị định 17-HĐBT ngày 16-1-1990).

C) Hợp đồng được ký kết bằng văn bản hoặc bằng tài liệu giao dịch. Hợp đồng ký kết bằng văn bản tức là hai bên cùng ký hoặc một bên ký trước, bên khác ký sau nhưng cùng ký trên một văn bản. Hợp đồng ký kết bằng tài liệu giao dịch chỉ bao gồm những loại tài liệu như công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng.

(Các hình thức giao dịch khác như thư từ, điện thoại, giấy giới thiệu, giấy biên nhận, biên lai, hoá đơn, vé tàu xe , sổ tiết kiệm v.v... Không được xem là tài liệu giao dịch để ký kết hợp đồng kinh tế, mà chỉ có ý nghĩa làm chứng cứ trong quan hệ hợp đồng kinh tế, đã được ký kết bằng văn bản hoặc bằng tài kiệu giao dịch, công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng).”

Theo quy định hướng dẫn của Trọng tài kinh tế nhà nước như trên về Hợp đồng kinh tế cho thấy rằng quan niệm của cơ quan quản lý nhà nước về hợp đồng nói chung và hợp đồng kinh tế nói riêng vẫn mang nặng tính hình thức, chưa thể hiện đúng bản chất của hợp đồng là trên cơ sở tự do thỏa thuận.

Đối với quy định phạt vi phạm hợp đồng, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 quy định cụ thể về mức phạt vi phạm tương ứng với hành vi vi phạm với mức phạt tối đa là 12% giá trị phần hợp dồng kinh tế bị vi phạm [1, Điều 29 và 13, Điều 13].

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường bắt đầu phát triển nhanh và rất mạnh, các quan hệ về trao đổi hàng hóa, sử dụng dịch vụ của các cá nhân, tổ chức diễn ra

rất nhiều trên thực tế, đòi hỏi phải có khung pháp lý điều chỉnh các giao dịch dân sự đang diễn ra trên thực tế. Để đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên tham gia quan hệ hợp đồng mua bán trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, đề cao trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng, góp phần đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, Hội đồng nhà nước đã ban hành Pháp lệnh hợp đồng dân sự vào ngày 29 tháng 03 năm 1991, được Chủ tịch nước ký lệnh công bố số 52-LCT/HĐNN ngày 7 tháng 5 năm 1991 và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 1991, gồm có 6 Chương và 59 Điều. Pháp lệnh Hợp đồng dân sự 1991 điều chỉnh các hợp đồng có mục đích kinh doanh của cá nhân có đăng ký kinh doanh mà không phải là doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật doanh nghiệp tư nhân và hợp đồng dân sự mà một hoặc các bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài giao kết, thực hiện tại Việt Nam, nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia không có quy định khác [3, Điều 57, Khoản 1]. Như vậy, có thể thấy, Pháp lệnh Hợp đồng dân sự 1991 điều chỉnh các đối tượng khác mà chưa được điều chỉnh tại Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989. Pháp lệnh Hợp đồng dân sự 1991 đã dành toàn bộ Chương IV từ Điều 43 đến Điều 55 để quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng dân sự, trong đó quy định phạt vi phạm hợp đồng theo nguyên tắc chỉ áp dụng quy định phạt nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định với mức phạt do các bên thỏa thuận, nếu pháp luật không quy định [3, Điều 55].

Mốc thời gian năm 1991 có thể coi là giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ nhất của nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.

Cùng với kinh tế là những biến đổi lớn về xã hội và pháp luật nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu pháp luật hóa các mối quan hệ xã hội ngày càng đa dạng trong xu thế toàn cầu hóa. Một yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với Nhà nước Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đó là phải tạo một môi trường xã hội và pháp lý thuận lợi ổn định, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển để tận dụng tối đa nguồn vốn đầu tư nước ngoài và tư nhân trong sự nghiệp hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu Chế định phạt vi phạm hợp đồng trong pháp luật thương mại việt nam (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)