Đánh giá chung về thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty

Một phần của tài liệu Báo cáo kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh cơ khí và thương mại phú nam (Trang 57 - 60)

2.2. Kế toán nguyên vật liệu của Công ty TNHH Cơ khí và Thương mại Phú Nam

2.2.5 Đánh giá chung về thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty

2.2.5.1 Ưu điểm

Công ty TNHH Cơ khí và Thương mại Phú Nam đã chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Bộ Tài Chính về quản lý nguyên vật liệu và đáp ứng đầy đủ yêu cầu về kế toán nguyên vật liệu

Với đội ngũ lãnh đạo năng động, khả năng nắm bắt thông tin trên thị trường nhạy bén, cơ cấu tổ chức khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Ban giám đốc hàng năm xây dựng kế hoạch đề ra phương hướng, mục tiêu phấn đấu cụ thể, đồng thời có những chính sách phù hợp, kịp thời đảm bảo cho hoạt động kinh doanh thuận lợi.

Công tác đào tạo cán bộ kế toán được chú trọng, hiện nay Công ty không ngừng tạo điều kiện cho các nhân viên đi học thêm nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn.

Công ty áp dụng hình thức kế toán máy nên việc lưu trữ thông tin, lập sổ sách được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng đồng thời giúp doanh nghiệp giảm được lượng chứng từ lưu kho, giảm chi phí cho việc in ấn.

Các khoản tiền gửi ngân hàng luôn được giám sát chặt chẽ của các lãnh đạo Công ty giúp cho việc thanh toán, luân chuyển được diễn ra liên tục, đem lại hiệu quả cao nhất.

Về tổ chức bộ máy hệ thống:

Với bộ máy tổ chức gọn nhẹ, thống nhất từ trên xuống dưới Công ty TNHH Cơ khí và Thương mại Phú Nam đã xây dựng được bộ máy trực tuyến chức năng và hạch toán phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Với mô hình này các phòng bên nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc trực tiếp cho Giám Đốc.

Về tổ chức hạch toán ban đầu:

Công ty đã và đang thực hiện khá tốt và đầy đủ các hồ sơ, chứng từ kê khai có liên quan tới nguyên vật liệu:

- Phiếu nhập kho theo mẫu 01-VT.

- Phiếu xuất kho theo mẫu số 02–VT.

- Thẻ kho theo mẫu số S08-DNN Ban hành theo thông tư 133/2016/TT- BTC.

- Sổ chi tiết vật liệu theo mẫu số S07-DNN Ban hành theo thông tư 133/2016/TT-BTC.

- Sổ Nhật ký chung theo mẫu số S03a–DNN Ban hành theo thông tư 133/2016/TT-BTC.

- Sổ Cái theo mẫu số S03b-DNN Ban hành theo thông tư 133/2016/TT-BTC.

Về hệ thống tài khoản sử dụng:

Hệ thống tài khoản Công ty hiện nay là hệ thống tài khoản do Bộ Tài Chính Ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016. Công ty luôn cập nhật những thay đổi trong chế độ kế toán, đặc biệt là chuẩn mực mới và các thông tư hướng dẫn thi hành các quyết định của Nhà Nước.

Về hình thức kế toán:

Công ty sử dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung do Bộ Tài chính ban hành.

Hình thức này áp dụng đối với những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, có ưu điểm trong phân công công tác kế toán. Công ty áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.

Mọi nghiệp vụ liên quan đến các tài khoản đều được ghi chép đầy đủ, cụ thể,

Công ty sử dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung, hình thức này khá đơn giản và phù hợp với mọi mô hình hoạt động kinh doanh của Công ty.

Nhìn chung Công ty đã sử dụng tương đối đầy đủ các sổ sách để hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh.

Các chứng từ kế toán được sử dụng đúng mẫu và quy định của Bộ Tài chính ban hành. Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh trên các phiếu nhập xuất , chứng từ phù hợp cả về số lượng, nguyên tắc ghi chép cũng như các yêu cầu của công tác quản lý chứng từ.

Công ty TNHH Cơ khí và Thương mại Phú Nam áp dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ trong quản lý hàng tồn kho của mình mang lại nhiều ưu điểm đáng kể. Phương pháp này rất đơn giản và dễ áp dụng, giúp công ty tiết kiệm thời gian và công sức trong việc theo dõi chi tiết từng lô hàng, phù hợp với bản chất của sản phẩm cơ khí thường không có nhiều sự khác biệt rõ ràng giữa các lô.

Bình quân cả kỳ dự trữ giúp ổn định giá thành sản phẩm bằng cách giảm thiểu ảnh hưởng của biến động giá nguyên vật liệu đầu vào, qua đó giúp báo cáo tài chính của công ty trở nên ổn định và dễ dự báo hơn. Điều này đặc biệt quan trọng trong ngành cơ khí, nơi mà giá nguyên liệu có thể biến động đáng kể. Cuối cùng, việc áp dụng phương pháp này phù hợp với quy mô và mô hình kinh doanh của Phú Nam, giúp Công ty quản lý hiệu quả chi phí và giá thành sản phẩm, từ đó củng cố vị thế cạnh tranh trên thị trường.

2.2.5.2 Nhược điểm

Mặc dù Công ty TNHH Cơ khí và Thương mại Phú Nam đã đạt được nhiều thành tựu và hoạt động kinh doanh hiệu quả, công ty vẫn không thể tránh khỏi những khó khăn, tồn tại còn vướng mắc.

Một trong những khó khăn lớn mà công ty đang đối mặt là sự chậm trễ trong việc giao nộp chứng từ giữa các phòng ban. Do thiếu một số quy định cụ thể về thời gian nộp chứng từ, các bộ phận thường xuyên giao chứng từ muộn, dẫn đến

tình trạng tồn đọng và chậm trễ trong quá trình xử lý thông tin kế toán. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tính chính xác của báo cáo tài chính mà còn gây ra áp lực lớn lên nhân viên kế toán, khiến họ phải đối mặt với khối lượng công việc lớn, dễ dẫn đến sai sót và nhầm lẫn trong công việc.

Một phần của tài liệu Báo cáo kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh cơ khí và thương mại phú nam (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w