Lấy mẫu nước thải

Một phần của tài liệu Bài Giảng Quan Trắc Môi Trường ( Combo Full Slides 6 Chương ) (Trang 90 - 101)

LẤY MẪU NƯỚC, BẢO QuẢN VÀ VẬN CHUYỂN

3.3. KỸ THUẬT LẤY MẪU

3.3.4. Lấy mẫu nước thải

Địa điểm phải đại diện cho dòng thải cần khảo sát Có 02 loại nước thải:

+ Nước thải công nghiệp + Nước thải đô thị.

Với nước thải công nghiệp: cần phải xem xét qui trình công nghệ → xác định thời gian lấy mẫu, lựa chọn thời điểm lấy mẫu.

Với nước thải đô thị: các khoảng thời gian lấy mẫu khác nhau.

3.3. KỸ THUẬT LẤY MẪU

3.3.4. Lấy mẫu nước thải

Có 02 vị trí lấy mẫu thường chọn:

+ Lấy mẫu tại các cống thải, kênh thải và hố ga.

+ Lấy mẫu tại đầu vào của trạm xử lý.

3.3. KỸ THUẬT LẤY MẪU

3.3.4. Lấy mẫu nước thải

Các lưu ý khi lấy mẫu tại hiện trường:

1. Lưu ý khi lấy mẫu đại diện:

Chương trình lấy mẫu, lựa chọn vị trí lấy mẫu thích hợp và lên kế hoạch chi tiết cho việc lấy mẫu là hết sức quan trọng nhằm lấy được mẫu đại diện.

3.3. KỸ THUẬT LẤY MẪU

Yếu tố xem xét Yêu cầu

Lấy mẫu hợp chất hữu cơ bay hơi hoặc không bay hơi

- Đối với thành phần không bay hơi, lấy ở điểm dòng thải trộn đều nhất. Tuy nhiên không nên lấy mẫu ở những điểm chảy rối mạnh hay tại các góc cạnh của đường ống hay kênh dẫn vì sẽ không đảm bảo tính đại diện.

Mẫu trên kênh dẫn thường được lấy ở độ sâu 1/3 tính từ đáy kênh, ở điểm giữa theo tiết diện ngang của kênh dẫn giữa vị trí chảy rối mạnh và thành kênh.

- Đối với hợp chất hữu cơ bay hơi: lấy mẫu ở khu vực dòng ít chảy rối để giảm sự xâm nhập của khí vào mẫu.

Yếu tố xem xét Yêu cầu

Lấy mẫu chất rắn

- Tránh lấy mẫu ở những khu vực yên lặng nơi mà tốc độ dòng chảy giảm, chất rắn bị lắng chỉ còn những mảnh vụn nổi.

- Tránh lấy mẫu chất rắn lắng không đại diện được lắng đọng trên kênh hay thành ống dẫn.

Thống nhất vị trí lấy mẫu

- Lấy mẫu dòng thải công nghiệp cần phải cố định ở một vị trí nhất định. Sự biến đổi trong kết quả quan trắc không thể quy cho sự thay đổi vị trí lấy mẫu.

Vị trí lấy mẫu cần phải thống nhất và ghi lại trong báo cáo khảo sát cũng như báo cáo kết quả cuối cùng.

Yếu tố xem xét Yêu cầu Khả năng lấy

được mẫu và vấn đề an toàn

Các điểm lấy mẫu cần được tiếp cận một cách dễ dàng nhằm tránh rơi ngã gây thương tích hay nguy hiểm do các hơi khí độc.

Đường ống lấy mẫu

- Vệ sinh đường ống trước khi lấy mẫu nhằm làm sạch các vật liệu còn lại trong đường ống để loại trừ sự nhiễm bẩn.

- Thay thế đường ống theo qui định nhằm tránh sự đóng cặn, sự tồn lưu các chất hóa học hay hoạt động của vi sinh vật.

- Ống lấy mẫu càng ngắn càng tốt vì dễ dàng vệ sinh cũng như ngăn cản quá trình biến đổi màu.

Yếu tố xem xét Yêu cầu

Chai lấy mẫu

- Làm sạch trước khi lấy mẫu.

- Dán nhãn chai lấy mẫu và ghi các lưu ý cũng như phương pháp lấy mẫu để tránh xảy ra nhầm lẫn giữa các chai. (Ví dụ như tên chương trình, ngày lấy mẫu, vị trí lấy mẫu, người thực hiện,..)

Bảo trì thiết bị lấy mẫu

Cần vệ sinh thường xuyên và kiểm tra thiết bị lấy mẫu theo qui trình đề ra của nhà cung cấp cũng như trước khi tiến hành các hoạt động quan trắc.

3.3.4. Lấy mẫu nước thải

Các lưu ý khi lấy mẫu tại hiện trường:

2. Phân tích tại hiện trường và ý nghĩa của kết quả:

Một vài thông số như: pH, độ dẫn và tổng chất rắn hoà tan (TDS), độ muối, độ đục và nhiệt độ có thể phân tích trực tiếp tại hiện trường bằng các thiết bị xách tay.

Trong các thông số này chỉ có pH là thông số được quy định theo TCVN. Các thông số còn lại có thể cho thông tin thêm về thành phần của nước thải.

3.3. KỸ THUẬT LẤY MẪU

3.3.4. Lấy mẫu nước thải

Các lưu ý khi lấy mẫu tại hiện trường:

2. Phân tích tại hiện trường và ý nghĩa của kết quả:

Độ dẫn và TDS cho phép xác định nhanh các chất ô nhiễm dưới dạng ion. Độ dẫn của nước sạch tự nhiên vào khoảng 150 - 300μS/cm, giá trị cao hơn có thể chỉ thị cho nước bị ô nhiễm bởi các ion.

Giá trị độ đục thường tỉ lệ với hàm lượng chất rắn lơ lững. Độ muối cho biết hàm lượng clorua là chủ yếu.

3.3. KỸ THUẬT LẤY MẪU

3.3.4. Lấy mẫu nước thải

Các lưu ý khi lấy mẫu tại hiện trường:

2. Phân tích tại hiện trường và ý nghĩa của kết quả:

Tóm lại những thông số đo nhanh bằng các thiết bị xách tay giúp kỹ thuật viên hiện trường dự báo được gần đúng các đặc trưng ô nhiễm của dòng thải (đặc biệt là các dòng thải công nghiệp).

Trước khi tiến hành phân tích tại hiện trường, tất cả các thiết bị phải được kiểm tra độ ổn định, các linh kiện kèm theo cũng như dự phòng và hiệu chuẩn.

3.3. KỸ THUẬT LẤY MẪU

3.3.4. Lấy mẫu nước thải

Các lưu ý khi lấy mẫu tại hiện trường:

3. Quan sát tại hiện trường:

Hoạt động quan trắc tại hiện trường phải được các kỹ thuật viên đã được đào tạo thực hiện. Sự thành công của chương trình quan trắc phụ thuộc vào những mẫu đại diện và độ chính xác của phép đo.

Đồng thời việc quan sát và ghi lại các điều kiện hiện trường cũng là những thông tin quan trọng trong quá trình phân tích cũng như đánh giá kết quả.

3.3. KỸ THUẬT LẤY MẪU

Đối với quan trắc dòng thải công nghiệp, lấy một số lượng lớn các mẫu tổ hợp trong thời gian dài có độ tin cậy cao hơn một mẫu riêng lẻ.

Mẫu thường được bảo quản lạnh ở 40C trong suốt quá trình quan trắc.

Tuy nhiên các mẫu cần được chuyển đến phòng thí nghiệm để bảo quản trong tủ lạnh chuyên dụng trong càng sớm càng tốt và tối đa là sau 24h.

Một phần của tài liệu Bài Giảng Quan Trắc Môi Trường ( Combo Full Slides 6 Chương ) (Trang 90 - 101)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(276 trang)