HỆ THỐNG TÒA ÁN PHÁP

Một phần của tài liệu đề thi luật so sánh (Trang 100 - 109)

Sơ lược về hệ thống cơ quan tòa án của Pháp

Giống với tòa án Việt Nam, hệ thống tòa án Pháp được tổ chức theo nguyên tắc hành chính lãnh thổ .

− Các thẩm phán của Pháp tại tất cả các cấp tòa án của cả hai nhánh tòa án đều được bổ nhiệm hay đề bạt bởi các cấp có thẩm quyền ở trung ương chứ không phải cơ quan hành chính địa phương.

− Hệ thống tòa án Pháp có cấu trúc nhị nguyên. Nguyên nhân dẫn đến cấu trúc nhị nguyên của hệ thống tòa án Pháp bao gồm (3):

+ Do vai trò của tòa án trong lịch sử: Từ 1789, chính quyền mới không cho phép các tòa án dân sự, hình sự được can thiệp vào công việc của cơ quan hành chính. Tiếp đến, năm 1795 tiếp tục ban hành một đạo luật cấm các tòa án dân sự, hình sự xét xử các vụ viên liên quan đến chính quyền và cho đến nay vẫn có hiệu lực.

+ Do áp dụng nguyên tắc tam quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước.

+ Sự phân chia pháp luật thành luật công và luật tư. Sự tách bạch này nhằm bảo vệ tối ưu các lợi ích mà từng lĩnh vực luật theo đuổi.

A Nhánh tòa thẩm quyền chung 1 Cấp sơ thẩm

1.1 Tòa sơ thẩm dân sự

Trang

1.1.1 Tòa sơ thẩm thẩm quyền hẹp(the tribunal d’instance – TI) Là tòa án thấp nhất trong nhánh tòa thẩm quyền chung.

Thẩm quyền

Thẩm quyền của tòa này giới hạn trong các vụ việc dân sự giá trị tranh chấp nhỏ và các vụ hình sự ít nghiêm trọng

Hội đồng xét xử

Vì vụ việc được thụ lý ở tòa này thường đơn giản, giá trị tranh chấp nhỏ nên việc xét xử được tiến hành bằng một thẩm phán.

Các phán quyết sơ thẩm của TI sẽ được kháng cáo lên TGI có thẩm quyền theo thủ tục phúc thẩm hoặc có thể xem xét bởi Tòa Phá án theo thủ tục giám đốc thẩm.

1.1.2 Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng (The Tribunal de Grande Instance – TGI) Thẩm quyền

- Thẩm quyền theo vụ việc: có thẩm quyền xét xử tất cả các loại vụ việc hình sự và dân sự “trừ những thẩm quyền đã được trao một cách rõ ràng cho một loại tòa án khác trên cơ sở đặc điểm của tranh chấp hoặc số tiền [hay mức độ nghiêm trọng của tội phạm] có liên quan.”

Hội đồng xét xử

Mỗi phiên xét xử sẽ được thực hiện bằng hội đồng xét xử gồm ba thẩm phán. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp vụ việc có thể chỉ được xét xử bởi 01 thẩm phán.

Kháng cáo

Các phán quyết được tuyên bởi TGI sẽ được kháng cáo đương nhiên lên Tòa án Phúc thẩm (Cour d’Appel). Nếu vụ việc bị kháng cáo chỉ liên quan tới khía cạnh pháp luật thì tòa án có thẩm quyền xem xét lại là Tòa Phá án (Cour de Cassation).

1.1.3 Tòa thương mại sơ thẩm (Tribunal de commerce)

Trang

Thẩm quyền xét xử:

Tòa này xét xử các tranh chấp thương mại và phá sản trong phạm vi lãnh thổ thuộc thẩm quyền của mình.

Hội đồng xét xử:

Hội đồng xét xử của Tòa Thương mại gồm ba thẩm phán.

Phán quyết của tòa này sẽ được kháng cáo lên Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng có chung thẩm quyền về mặt lãnh thổ với Tòa Thương mại.

1.1.4 Tòa Lao động (Conseil de Prud’hommes) Thẩm quyền xét xử

Tòa này có thẩm quyền đối với tất cả các tranh chấp liên quan đến hợp đồng lao động trừ vấn đề bảo hiểm xã hội và vấn đề thỏa ước lao động tập thể (do Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng xét xử).

Nếu người lao động là cán bộ, công chức, viên chức thì sẽ do Tòa hành chính giải quyết.

Hội đồng xét xử:

Hội đồng xét xử này sẽ có sự tham gia của bốn thẩm phán đại diện đều cho cả hai phía trong vụ án.

Phán quyết của tòa này có thể được kháng cáo lên Tòa Phúc thẩm có thẩm quyền.

1.1.5 Tòa an sinh xã hội (Tribunal des Affaires de Sécurté) Thẩm quyền xét xử:

Tòa An sinh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến các vấn đề về bảo hiểm xã hội.

Hội đồng xét xử:

Trang

Tòa gồm ba thành viên: hai thẩm phán không chuyên (một đại diện cho người lao động, một đại diện cho người sử dụng lao động), thành viên còn lại là một thẩm phán chuyên nghiệp.

Các phán quyết của tòa này có thể bị kháng cáo lên Tòa Phúc thẩm để xét xử lại.

1.1.6 Tòa Nông nghiệp (Tribunaux Partitaires dé Baux Ruraux) Thẩm quyền:

Tòa án này có thẩm quyền đối với tranh chấp giữa người chủ và người thuê đất nông nghiệp . Hội đồng xét xử:

Tòa án này gồm bốn thẩm phán không chuyên đến từ phía người đi thuê và người cho thuê với tỉ lệ ngang nhau.

1.2 Các tòa sơ thẩm hình sự 1.2.1 Tòa vi cảnh

- Thẩm phán chính là các thẩm phán.

- Xét xử các tội vi cảnh, có thể áp dụng hình phạt tù từ 1 ngày đến 2 tháng, phạt tiền từ 1.200 euro trở xuống .

1.2.2 Tòa tiểu hình

- Có thẩm quyền xét xử đối với nhóm thường tội và có thể áp dụng hình phạt tù trên 2 tháng hoặc phạt tiền trên 12.000 euro .

1.3 Tòa đại hình (Cour d’Assises)

Mỗi vùng có một Tòa đại hình, Paris cũng có một Thẩm quyền

Trang

Tòa này có thẩm quyền xét xử đối với các tội hình sự nghiêm trọng như giết người, phản quốc, gián điệp

Hội đồng xét xử

Tất cả các thành viên của Tòa này bao gồm một thẩm phán chủ tọa, hai thẩm phán thành viên và bồi thẩm đoàn chín thành viên cùng tham gia một phiên xét xử.

Thủ tục duy nhất để xem xét lại phán quyết của Tòa Đại hình là thủ tục giám đốc thẩm tại Tòa Phá án. Như vậy, khía cạnh tình tiết do Tòa Đại hình đưa ra có giá trị chung thẩm.

2 Cấp phúc thẩm

Tòa Phúc thẩm trong nhánh tòa tư pháp có chức năng thực hiện việc phúc thẩm trung gian của Pháp

Thẩm quyền:

Có thẩm quyền xem xét kháng cáo đối với các phán quyết của tất cả các tòa án sơ thẩm trong nhánh tòa tư pháp.

Hội đồng xét xử:

Mỗi phiên xét xử được thực hiện bởi hội đồng gồm từ ba đến bảy thẩm phán.

Các phán quyết của Tòa Phúc thẩm có giá trị chung thẩm với phần nhận định về các sự kiện.

Phần về áp dụng pháp luật có thể bị kháng cáo lên cấp xét xử cuối cùng là Tòa Phá án.

3 Cấp tối cao (Tòa Phá án)

Tòa này được gọi là Tòa phá án vì nó thường hủy bỏ các bản án của tòa án cấp dưới nhưng không thay thế các bản án đó bằng bản án của mình mà gửi bản án xuống một tòa án khác cùng cấp với tòa đã xét xử để xét xử lại . Tòa Phá án là tòa cao nhất trong nhánh tòa tư pháp nên nó còn được gọi là tòa giám đốc thẩm.

Thẩm quyền:

Trang

Tòa Phá án có thẩm quyền không chỉ xem xét lại các phán quyết của Tòa Phúc thẩm mà còn xem xét lại các phán quyết của bấy kỳ tòa nào trong nhánh tòa tư pháp.

Hội đồng xét xử:

Vụ việc muốn được xem xét lại ở Tòa Phá án phải có đơn giám đốc thẩm Một vụ việc có thể sẽ được xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm tại Tòa Phá án hai lần.

Giám đốc thẩm lần một:

─ Khi thụ lý một đơn giám đốc thẩm, hội đồng xét xử có thể bác đơn kháng cáo và giữ nguyên bản án bị kháng cáo, hoặc hủy bản án đó và giao lại cho một trong những tòa sơ thẩm để xét xử lại. Tuy nhiên, tòa án sơ thẩm mới này không bắt buộc phải tuân theo phán quyết của hội đồng giám đốc thẩm.

Giám đốc thẩm lần hai:

Nếu vụ việc được chấp nhận giám đốc thẩm lần thứ hai thì sẽ được xem xét bởi mộ Ủy ban thẩm phán. Phán quyết lần 2 có giá trị bắt buộc các toàn cấp.

B Nhánh tòa hành chính

─ Các tòa án hành chính có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan tới hầu hết các hành vi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc công chức nhà nước trừ một số hành vi .

─ Bên cạnh chức năng xét xử là chức năng chủ yếu của tòa án, phần lớn các tòa án hành chính (trừ Toà án phúc thẩm hành chính) còn đồng thời đóng vai trò cố vấn hỗ trợ cho hoạt động quản lý hành chính của cơ quan hành pháp các cấp.

─ Về mặt tổ chức, được phân chia làm 3 cấp xét xử: sơ thẩm, phúc thẩm và phá án.

1 Cấp sơ thẩm

1.1 Tòa án Hành chính Sơ thẩm (Tribunal administratif) Chức năng:

Thẩm quyền xét xử:

Trang

Có thẩm quyền xét xử sơ thẩm tất các các vụ việc hành chính thuộc thẩm quyền của tòa hành chính.

Thẩm quyền cố vấn:

Bên cạnh chức năng xét xử, Tòa hành chính sơ thẩm còn có chức năng cố vấn cho người đứng đầu bộ máy hành chính của các tỉnh nằm trong phạm vi lãnh thổ của mình .

Hội đồng xét xử:

─ Mỗi phiên xét xử của Tòa hành chính sơ thẩm được thực hiện bằng hội đồng bao gồm một số lẻ các thẩm phán hành chính, thông thường là ba thẩm phán.

─ Phán quyết của Tòa Hành chính Sơ thẩm có thể gửi lên Tòa Hành chính Phúc thẩm có thẩm quyền hoặc Hội đồng Nhà nước..

2 Cấp phúc thẩm Thẩm quyền:

Tòa án Hành chính Phúc thẩm có thẩm quyền xét xử phúc thẩm với các phán quyết của các Tòa án Hành chính Sơ thẩm thuộc thẩm quyền của mình, ngoại trừ các phán quyết thuộc thẩm quyền phúc thẩm của Hội đồng nhà nước .

Hội đồng xét xử:

─ Việc xét xử được thực hiện trực tiếp bởi một trong các tòa chuyên trách theo thủ tục tố tụng về cơ bản giống như ở cấp sơ thẩm.

─ Phán quyết của Tòa án Hành chính phúc thẩm có giá trị chung thẩm đối với phần nhận định về mặt sự kiện. Chúng chỉ có thể bị kháng cáo theo thủ tục giám đốc thẩm tại Hội đồng nhà nước đối với các tình tiết pháp lý .

2.2.3 Cấp tối cao Chức năng

Trang

Tương tự như với Tòa án Hành chính Sơ thẩm, Hội đồng Nhà nước đồng thời có cả chức năng xét xử và chức năng cố vấn..

Chức năng cố vấn:

Chủ thể có quyền yêu cầu Hội đồng nhà nước đưa ra ý kiến tư vấn là chính phủ và các bộ trưởng. Ý kiến tham vấn của Hội đồng Nhà nước không có giá trị bắt buộc. Chính phủ có thể theo hoặc không theo ý kiến đó mà không phải chịu hậu quả pháp lý nào.

Chức năng xét xử:

─ Xét xử sơ thẩm:

Hội đồng Nhà nước có thẩm quyền sơ thẩm đối với những vụ việc hành chính có tầm đặc biệt quan trọng.

Vì là cấp tòa cao nhất trong nhánh tòa hành chính, nên phán quyết sơ thẩm của Hội đồng Nhà nước có giá trị chung thẩm.

─ Xét xử phúc thẩm:

Trong các trường hợp:

+ Khi áp dụng thủ tục xem xét tính hợp pháp của hành vi hành chính theo thủ tục sơ bộ;

+ Khi có khiếu nại về bầu cử hội đồng thành phố, thị trấn, và canton;

+ Khi đơn kháng cáo phúc thẩm đến từ các tòa hành chính chuyên trách (Cour dé Comptes hay Cour de discipline budgétaire et financière)

─ Xét xử giám đốc thẩm:

Hội đồng Nhà nước có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm đối với phán quyết của bất kỳ tòa án hành chính nào.

─ Chức năng báo cáo:

Trang

Kể từ năm 1963, Hội đồng Nhà nước còn có thêm một chức năng nữa là hàng năm Hội đồng phải nộp một bản báo cáo hoạt động cho Chủ tịch nước.

C Tòa Xung đột (Tribunal des Conflits)

Được thành lập để giải quyết những trường hợp có thể có tranh chấp thẩm quyền giữa hai hệ thống tòa án, Tòa Xung đột không trực thuộc mà đứng độc lập với cả hai hệ thống tòa án.

─ Như tên gọi, Tòa này chỉ quyết định vụ việc sẽ thuộc thẩm quyền của hệ thống tòa án tư pháp hay của hệ thống tòa án hành chính mà không xét xử về mặt nội dung của cách tranh chấp. Phán quyết của Tòa Xung đột có giá trị chung thẩm.

Từ năm 1932, có một ngoại lệ cho nguyên tắc này, Tòa xung đột có thể xét xử nội dung của vụ việc khi vụ việc đó đã được cả hai hệ thống tòa án xử nhưng lại đưa ra hai phán quyết mâu thuẫn nhau .

─ Như vậy, Tòa xung đột có thể thực hiện thẩm quyền của mình trong ba trường hợp sau :

+ Thứ nhất, trong trường hợp “tranh chấp chủ động” có nghĩa là tòa hành chính không đồng ý với một vụ việc đang được tòa án của hệ thống tòa tư pháp thụ lý.

+ Thứ hai, Tòa Xung đột có thể can thiệp khi một tòa án tư pháp và một tòa án hành chính đã cùng chối thụ lý một vụ việc trên cơ sở cho rằng tòa án kia mới chính là tòa án có thẩm quyền.

+ Thứ ba, khi vụ việc đã được cả tòa tư pháp và tòa hành chính xét xử và công bố hai phán quyết mâu thuẫn nhau..

D Hội đồng Hiến pháp (Conseil Constitutionnel) Thẩm quyền:

- Kiểm sát tính hợp hiến của những văn bản do cơ quan lập pháp ban hành và

- Xử lý những khiếu nại liên quan đến các cuộc bầu cử nghị viện, tổng thống hoặc các cuộc trưng cầu dân ý.

Quy trình giám sát:

Trang

Quy trình giám sát của Hội đồng Hiến pháp là giám sát trước khi văn bản có hiệu lực pháp luật.

Các phán quyết của Hội đồng có giá trị chung thẩm.

Hậu quả của việc giám sát:

Nếu như nó cho rằng đạo luật, quy tắc tố tụng của nghị viện hoặc điều ước quốc tế vừa được nghị viện thông qua là vi hiến thì những đạo luật, quy tắc tố tụng hoặc điều ước đó sẽ không được công bố.

Cơ cấu tổ chức:

Hội đồng Hiến pháp bao gồm ít nhất chín thành viên có nhiệm kỳ chín năm và không được tái bổ nhiệm. Trong đó: ba người do Tổng thống chỉ định (một trong số ba người này là chủ tịch Hội đồng), ba người do chủ tịch Thượng Nghị viện chỉ định, ba người do Chủ tịch Hạ Nghị viện chỉ định.

Một phần của tài liệu đề thi luật so sánh (Trang 100 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(601 trang)
w