Trong chăn nuôi bò sữa tuổi phối giống lần đầu là chỉ tiêu quan trọng không những đánh giá khả năng sinh sản mà thông qua đó chúng ta còn nắm được kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc trong thời kỳ hậu bị, khả năng sinh trưởng phát triển, chất lượng con giống cũng như khả năng thích nghi.
Tuổi phối giống có liên quan mật thiết với khối lượng phối giống lần đầu, nó quyết định đến chất lượng bê sinh ra. Tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu có mối tương quan thuận với nhau, mối tương quan này phụ thuộc nhiều vào công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý và kỹ thuật phối giống.
Mối tương quan này càng chặt chẽ hơn khi công việc đó được thực hiện nghiêm và tốt.
Qua theo dõi và điều tra trên bò lai HF chúng tôi đã xác định được tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu của chúng. Kết quả được trình bày ở bảng 4.13
Bảng 4.13. Tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu
Phẩm giống
Chỉ tiêu
Tuổi phối giống lần đầu (tháng) Tuổi đẻ lứa đầu (tháng)
n X± mX Cv(%) n X ± mX Cv(%)
F1 11 18,36 ± 0,99 6,8 11 28,23 ± 0,95 3,9 F2 20 20,08 ± 0,94 7,7 20 29,41 ± 0,97 3,7
F3 27 21,72 ± 1,04 8,3 27 30,85± 1,10 4,1
HF 12 23,91 ± 1,03 7,9 12 33,24 ± 1,12 3,8
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64 Qua bảng 4.13 chúng tôi thấy tuổi phối giống lần đầu của nhóm bò HF là cao nhất trung bình là 23,91 ± 1,03 tháng, sau đó đến nhóm bòF3 trung bình 21,72 ± 1,04 tháng, nhóm bò F2 là 20,08 ± 0,94 tháng và thấp nhất là nhóm bò F1 là 18,36 ± 0,99 tháng.
Theo Nguyễn Trọng Tiến (1991) cho biết, mức độ dinh dưỡng thấp sẽ kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể, sự còi cọc thường đi kèm với sự chậm thành thục tính dục. Khối lượng cơ thể của trâu bò lớn, vì thế phải đạt được một số tích lũy nhất định về khối lượng mới xảy ra động dục lần đầu.
Theo Tăng Xuân Lưu (1999) nghiên cứu trên đàn bò F1 và F2 của Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì và vùng phụ cận, tuổi phối giống lần đầu là 26,4 tháng. Theo Vũ Chí Cương và CS (2006) nghiên cứu trên bò lai F2 và F3 nuôi ở Phù Đổng, Ba Vì, Lâm Đồng. Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận cho biết tuổi đẻ lứa đầu của toàn đàn trong vùng là 26,65 và 27,71 tháng.
Như vậy, tuổi phối giống lần đầu ở đàn bò lai hướng sữa Ba Vì có được rút ngắn hơn so với đàn bò lai hướng sữa nuôi cùng khu vực các năm trước đây và một số vùng phụ cận Hà Nội.
Qua bảng 4.13 còn thấy, tuổi đẻ lứa đầu thấp nhất ở nhóm bò F1 là 28,23 ± 0,95 tháng, sau đó đến nhóm bò F2 là 29,41 ± 0,97 tháng, nhóm F3 là 30,85± 1,10 tháng và tuổi đẻ lứa đầu cao nhất là ở nhóm bò HF 33,24 ± 1,12 tháng. Giữa các nhóm bò với điều kiện đầu tư chăm sóc nuôi dưỡng đều nhau nên tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu không có sự sai khác nhiều.
Theo tác giả Nguyễn Kim Ninh và CS (1995) nghiên cứu trên đàn bò hạt nhân nuôi tại Ba Vì tuổi đẻ lứa đầu nhóm F1 32,1±1,1 và F2 30,8±1,7 tháng. Kết quả trên cho thấy tuổi đẻ lứa đầu của bò lai ngoài yếu tố giống còn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ chăm sóc nuôi dưỡng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65 Như vậy các kết quả nghiên cứu trên của chúng tôi cho thấy, sau nhiều năm chăn nuôi bò sữa các nông hộ đã nắm được kỹ thuật chăn nuôi bò sữa tốt hơn, việc chăm sóc nuôi dưỡng được quan tâm đúng mức và hợp lý hơn, chính vì vậy đàn bò sữa đã được đưa vào sử dụng ở độ tuổi cho phép.
4.3.2. Khối lượng phối giống lần đầu và khối lượng đẻ lứa đầu
Qua điều tra chúng tôi thấy khối lượng cơ thể khi phối giống lần đầu ở nhóm bò HF cao nhất là 325,08 ± 2,37 kg, sau đó đến nhóm bò F3 là 306,12
± 2,37kg, nhóm bò F2 là 298,43 ± 2,15 kg và thấp nhất ở nhóm F1 là 289,13
± 2,12. Kết quả được thể hiện cụ thể ở bảng 4.14
Bảng 4.14. Khối lượng phối giống lần đầu và khối lượng đẻ lứa đầu
Phẩm giống
Chỉ tiêu
Khối lượng phối giống lần đầu (kg) Khối lượng đẻ lứa đầu (kg)
n X± mX Cv (%) n X ± mX Cv (%)
F1 11 289,13 ± 2,12 9,18 11 372,13 ± 2,97 9,3 F2 20 298,43 ± 2,15 9,22 20 383,12 ± 3,02 9,26 F3 27 306,12 ± 2,37 9,34 27 397,06 ± 2,93 9,44 HF 12 325,08 ± 2,37 9,25 12 421,77 ± 3,03 9,36
Khối lượng đẻ lứa đầu trung bình các nhóm bò cao nhất là HF: 421,77
± 3,03 kg, F3: 397,06 ± 2,93 kg; F2: 383,12 ± 3,02 kg và thấp nhất là F1: 372,13 ± 2,97 kg.
Theo tác giả Trần Công Chiến (2006) nghiên cứu trên đàn bò lai HF nuôi tại Mộc Châu cho biết khối lượng phối giống lần đầu là 317 kg, khối lượng đẻ lứa đầu là 413 kg. Kết quả này tương đương như kết quả nghiên cứu của chúng tôi, điều này chứng tỏ đàn bò sữa của các xã nghiên cứu trong thời gian vừa qua đã được quan tâm hơn nên khối lượng phối giống lần đầu và đẻ lứa đầu là tương đối phù hợp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66 4.3.3. Hệ số phối giống và tỷ lệ thụ thai
Hệ số phối giống là số lần phối để 1 bò có chửa. Hệ số bằng 1 là lý tưởng nhất. Trong thực tế chăn nuôi khó đạt được chỉ số này. Qua điều tra và theo dõi tại Ba Vì chúng tôi thấy hệ số phối giống bình quân ở khu vực Ba Vì là 1,97 lần được trình bày trong bảng 4.15
Bảng 4.15. Một số chỉ tiêu sinh sản đàn bò sữa ở 3 xã nghiên cứu
TT Một số chỉ tiêu sinh sản N n Giá trị
1 Tỷ lệ thụ thai (%) 55 31 56,6
2 Tỷ lệ bê cái/tổng số bê sinh ra (%) 28 13 48,13 3 Tỷ lệ bê đực/tổng số bê sinh ra (%) 28 15 51,87 4 Tỷ lệ nuôi sống bê sau khi sinh đến 24 giờ (%) 28 27 98,13 5 Hệ số phối giống (liều tinh/bò có chửa) 30 59 1,97
6 Khối lượng bê sơ sinh (kg/con) 52 28 32,84
Theo một số các tác giả nghiên cứu trước cho biết: Đinh Văn Cải (2001) nghiên cứu trên đàn bò lai F1 và F2 nuôi tại trại nghiên cứu và huấn luyện bò sữa Bình Dương cho thấy hệ số phối giống đậu là 1,62. Nguyễn Kim Ninh (1994) hệ số phối giống trên bò lai F1 nuôi tại Ba Vì là 1,67 lần.
Theo Tăng Xuân Lưu (1999) hệ số phối giống trên đàn bò sữa nuôi tại Ba Vì là 1,78 lần. Khuất Văn Dũng (2005) hệ số phối giống trên đàn bò F1 Hà Ấn là 1,71 lần và trên đàn bò Redsindhy là 1,74 lần. Các kết quả nghiên cứu trên thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi.
Tuy nhiên các kết quả đó có sự sai khác giữa các tác giả ở những khu vực và những thời điểm khác nhau. Vì hệ số phối giống phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chất lượng tinh trùng, kỹ thuật dẫn tinh và thời điểm dẫn tinh, tình trạng sinh lý của gia súc.... Nếu hệ số phối giống càng cao, hao phí
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 vật tư: ni tơ, số liều tinh, dụng cụ và công lao động cho 1 bò có chửa càng lớn, hiệu quả chăn nuôi thấp. Do vậy, mục tiêu trong chăn nuôi là hệ số phối giống thấp để nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Tỷ lệ thụ thai: Trong chăn nuôi, yêu cầu hệ số phối giống thấp nhưng tỷ lệ thụ thai lại yêu cầu cao. Tỷ lệ thụ thai biểu thị bằng phần trăm (%) số bò có chửa trên tổng số lần phối giống. Qua bảng 4.15 cho thấy, tỷ lệ thụ thai bình quân của đàn bò lai hướng sữa Ba Vì là 56,6%. Theo Tăng Xuân Lưu (1999) tỷ lệ thụ thai trên đàn bò lai hướng sữa nuôi tại Ba Vì là 56,64%.
Tuy nhiên theo các tác giả nghiên cứu những năm gần đây cho biết trên đàn bò F1 Hà Ấn và Redsindhy nuôi tại nông trường Việt Nam Mông Cổ tương ứng là 61,17% và 60% (Khuất Văn Dũng, 2005) . Theo Nguyễn Trọng Thiện (2009) trên đàn bò sữa nuôi tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc tỷ lệ thụ thai là 63,44%. Qua kết quả nghiên cứu trên chúng tôi thấy tỷ lệ thụ thai tại vùng nghiên cứu chưa cao, cần vận dụng các biện pháp tổng hợp để nâng cao tỷ lệ thụ thai nhằm nâng cao khả năng sinh sản của chúng.
Tỷ lệ bê đực trên bê cái đẻ ra, khối lượng bê sơ sinh, tỷ lệ bê nuôi sống đến 24 giờ sau khi sinh. Qua điều tra đàn bê sinh ra từ đàn bò lai hướng sữa nuôi tại Ba Vì kết quả được trình bày ở bảng 4.15. Chúng tôi thấy tổng số bê đẻ ra là 28 con trong đó bê cái là 13 con chiếm tỷ lệ là 48,13% và bê đực là 15 con chiếm tỷ lệ là 51,87% tỷ lệ này có hơi nghiêng về tỷ lệ bê đực hơn so với qui luật chung là 50/50. Đây là cơ sở để đề xuất với thành phố về các chính sách khuyến khích người chăn nuôi áp dụng các tiến bộ khoa học như sử dụng tinh phân ly giới tính phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho bò sữa.
Qua theo dõi 28 con bê sau khi sinh ra dùng cân bàn để xác định khối lượng sơ sinh, kết quả bình quân là 32,84 kg/con. Tiếp tục theo dõi 28 con bê sinh ra đến 24 giờ sau khi sinh thì thấy còn lại là 27 con chiếm tỷ lệ là 98,13% và có 01 con chết do thể trạng yếu quá không ăn được sữa đầu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68 4.3.4. Khoảng cách lứa đẻ
Khoảng cách lứa đẻ là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh sản và sức sản xuất của đàn bò sữa. Nó ảnh hưởng tới thời gian cho sản phẩm, đến tổng sản phẩm của một đời bò sữa. Kết quả điều tra về khoảng cách lứa đẻ được thể hiện ở bảng 4.16
Bảng 4.16. Khoảng cách lứa đẻ của bò sữa nuôi ở 3 xã nghiên cứu (ngày)
Phẩm giống n X± mX Cv (%)
F1 11 421,2 ± 6,43 8,4
F2 20 432,21 ± 7,16 9,1
F3 27 441,01 ± 7,86 7,9
HF 12 452,02 ± 7,14 8,5
Qua bảng 4.16 cho thấy khoảng cách trung bình giữa hai lứa đẻ ở nhóm bò F1 thấp nhất là 421,2 ± 6,43 ngày, sau đó đến nhóm bò F2 là 432,21 ± 7,16 ngày và F3 là 441,01 ± 7,86 ngày và cao nhất ở bò HF là 452,02 ± 7,14 ngày.
Theo Nguyễn Quốc Đạt và CS (2000) trên đàn bò lai HF tại một số trại chọn lọc được nuôi dưỡng tốt của thành phố Hồ Chí Minh cho thấy khoảng cách lứa đẻ từ 441-461 ngày.
Theo Tăng Xuân Lưu (1999) cho biết khoảng cách hai lứa đẻ của nhóm bò F1 và F2 nuôi tại Ba Vì tương ứng là 423,98±5,74 ngày và 438,55±7,8 ngày. Khi nghiên cứu trên bò Redsindhi và đàn F1 Hà Ấn nuôi ở nông trường Việt Nam - Mông Cổ tác giả Khuất Văn Dũng (2005) cho biết nhóm bò Redsindhi là 498±10,2 ngày và nhóm bò F1 439,2± 14,5 ngày. Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Như vậy khoảng cách giữa 2 lứa đẻ của đàn bò sữa Ba Vì là hoàn toàn phù hợp.