CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Sông Lô
3.3.3. Hiệu quả về mặt xã hội
Chỉ tiêu về mặt xã hội là một chỉ tiêu khó định lượng được, trong phạm vi đề tài nghiên cứu tôi chỉ đề cập đến đến một số chỉ tiêu: Mức thu hút lao động, giá trị ngày công lao động và sự chấp nhận của người dân.
Phát triển sản xuất đối với các LUT, kiểu sử dụng đất tạo thêm công ăn việc làm cho người dân sẽ gián tiếp góp phần củng cố an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, hạn chế các tệ nạn xã hội do tình trạng thất nghiệp gây nên. Mặt khác, tâm lý và tập quán sản xuất thay đổi từ quảng canh sang thâm canh, từ sản xuất theo kinh nghiệm đến kết hợp áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Hàng năm, huyện Sông Lô có hàng nghìn người trong độ tuổi lao động và không có việc làm. Theo thống kê năm 2013, huyện Sông Lô có 52.778 người trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia lao động, trong đó 2.604 người trong độ tuổi lao động là lao động Nhà nước chiếm hơn 4,93% số người trong độ tuổi lao động. Với 38.821 người (chiếm 73,55% số người trong độ tuổi lao động) hoạt động trong lĩnh vực nông lâm thuỷ sản thì lượng lao động dư thừa trong lúc nông nhàn là rất lớn (UBND huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc, Chi cục Thống kê huyện Sông Lô, 2013), mặt khác lao động nông nghiệp khi quá tuổi lao động không có các chế độ hưu nên vẫn phải sống dựa vào hoạt động nông nghiệp, áp lực nhu cầu việc làm và tăng thu nhập cho nông hộ đang là một trong những vấn đề nan giải làm cho vấn đề “tam nông” ngày càng được quan tâm. Vì vậy, việc tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới hàng năm là một vấn đề bức xúc cần phải được giải quyết.
Giá trị ngày công lao động cao, thấp chi phối đến thu nhập của người dân ổn định đời sống và yên tâm sản xuất nông nghiệp. Kết quả đánh giá hiệu quả xã hội các LUT, kiểu sử dụng đất huyện Sông Lô được thể hiện trong bảng 3.10, bảng 3.11, bảng 3.12.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65 Bảng 3.10. Mức đầu tư lao động và thu nhập bình quân trên ngày công
lao động của các loại sử dụng đất tiểu vùng 1 (tính trên 1 ha)
Loại sử dụng đất LĐ
(công)
GTNC (1.000 đồng) Kiểu sử dụng đất
I. LUT Chuyên lúa 504,31 72,83
1. LX – LM 504,31 72,83
II. LUT 2 lúa – 1 rau màu 822,61 61,76
2. LX – LM – Ngô đông 772,07 65,92
3. LX – LM – Khoai lang 768,20 75,65
4. LX – LM – Rau 927,55 43,71
III. LUT 1 lúa – 2 rau màu 775,43 70,94
5. Lạc – LM – Ngô đông 778,30 83,87
6. Lạc – LM 510,54 100,09
7. Đậu tương – LM – Ngô đông 733,39 77,71
8. Rau – LM – Rau 1.101,54 23,73
9. Đậu các loại – LM – Ngô đông 753,37 69,29 IV. LUT Chuyên rau – Màu – CCNNN 631,88 84,38
10. Chuyên ngô (3vụ) 803,28 52,93
11. Chuyên đậu tương (3 vụ) 631,68 114,37
12. Chuyên sắn (1 vụ) 358,83 39,08
13. Chuyên lạc (3 vụ) 766,41 126,67
14. Chuyên khoai lang (3 vụ) 791,67 81,06
15. Lạc – Vừng 366,58 162,59
16. Lạc – Lạc 510,94 126,67
17. Ngô xuân – Khoai lang 531,65 66,89
18. Khoai lang – Lạc 519,36 103,49
19. Rau – Khoai lang – Rau 1.110,36 25,93
20. Chuyên mía 559,90 28,54
V. LUT Cây CN lâu năm 205,88 117,14
21. Chuyên chè 205,88 117,14
VI. LUT Cây lâm nghiệp 221,79 62,64
22. Bạch đàn, keo 221,79 62,64
VII. LUT Chuyên cá 776,93 105,81
23. Cá 776,93 105,81
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66 Số liệu bảng 3.10 cho thấy:
LUT 2 lúa – 1 rau màu có mức đầu tư lao động cao nhất, số công lao động bình quân là 822,61 công. Tiếp đến là LUT Chuyên cá rồi LUT 1 lúa – 2 rau màu với số công lao động bình quân lần lượt là 776,93 công và 775,43 công. LUT thấp nhất là LUT Cây CN lâu năm (Chuyên chè) với 205,88 công.
LUT Cây CN lâu năm với kiểu sử dụng đất Chuyên chè cho giá trị một ngày công lao động cao nhất đạt 117,14 nghìn đồng. Kiểu sử dụng đất cho giá trị một ngày công lao động cao nhất là kiểu sử dụng đất Lạc – Vừng nằm trong LUT Chuyên rau – Màu – CCNNN đạt 162,59 nghìn đồng nhưng cũng trong LUT này thì kiểu sử dụng đất Rau – Khoai lang – Rau lại cho GTNC thấp nhất chỉ đạt 25,93 nghìn đồng do giá thành thấp, số công lao động lớn (bình quân 1.110,36 công) dẫn đến GTNC của cây rau (bắp cải, su hào) rất thấp. Kiểu sử dụng đất Chuyên mía cũng cho GTNC khá thấp chỉ đạt 28,54 nghìn đồng nhưng vẫn được người dân chấp nhận do cây mía chỉ trồng trên diện tích đất khó canh tác, lại được đảm bảo đầu ra.
Số liệu bảng 3.11 cho thấy:
LUT 2 lúa – 1 rau màu là LUT có mức đầu tư lao động cao nhất tiểu vùng, số công lao động bình quân là 825,27 công. LUT có mức đầu tư lao động cao thứ hai là LUT 1 lúa – 2 rau màu (802,79 công). LUT có mức đầu tư lao động thấp nhất là LUT Cây CN lâu năm (Chuyên chè), số công lao động bình quân là 207,33 công. Kiểu sử dụng đất Rau – LM – rau và Rau – khoai lang – rau đều sử dụng số công lao động rất cao (trên 1.000 công lao động trên 1ha).
LUT LX - Cá với kiểu sử dụng đất LX – Cá (quảng canh cải tiến) cho giá trị một ngày công lao động cao nhất đạt 107,51 nghìn đồng. Kiểu sử dụng đất cho giá trị một ngày công lao động cao nhất là kiểu sử dụng đất Chuyên đậu tương (3 vụ) nằm trong LUT Chuyên rau – Màu – CCNNN đạt 117,13 nghìn đồng nhưng cũng trong LUT này thì kiểu sử dụng đất Rau – khoai lang – rau chỉ cho giá trị một ngày công lao động thấp thứ hai đạt 29,51 nghìn đồng, chỉ hơn kiểu sử dụng đất Rau – LM – rau của LUT 1 lúa – 2 rau màu (chỉ đạt 23,99 nghìn đồng), do giá thành dẫn đến giá trị một ngày công lao động của cây rau (bắp cải, su hào) quá thấp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 Bảng 3.11. Mức đầu tư lao động và thu nhập bình quân trên ngày công
lao động của các loại sử dụng đất tiểu vùng 2 (tính trên 1 ha) Loại sử dụng đất LĐ
(công)
GTNC (1.000 đồng) Kiểu sử dụng đất
I. LUT Chuyên lúa 385,81 64,06
1. LX – LM 512,73 65,02
2. LX 258,88 63,11
II. LUT 2 lúa – 1 rau màu 825,27 58,80
3. LX – LM – Ngô đông 786,06 62,57
4. LX – LM - Khoai lang 775,30 72,80
5. LX – LM – Rau 914,46 41,03
III. LUT 1 lúa – 2 rau màu 804,79 63,51
6. Lạc – LM – Ngô đông 786,65 80,13
7. Lạc – LM 513,32 91,93
8. Đậu tương - LM – Rau 865,39 52,87
9. Đậu tương – LM – Ngô đông 736,99 77,92
10. Rau - LM – Rau 1.057,31 23,99
11. Đậu các loại – LM – Ngô đông 755,74 69,51 12. Khoai lang - LM – Rau 918,15 48,23
IV. LUT Lúa – Cá 371,38 107,51
13. LX - Cá (quảng canh cải tiến) 371,38 107,51 V. LUT Chuyên rau - Màu - CCNNN 659,95 82,14
14. Chuyên ngô (3 vụ) 819,99 57,98
15. Chuyên đậu tương (3 vụ) 629,43 117,13
16. Chuyên sắn (1 vụ) 408,20 34,94
17. Chuyên lạc (3 vụ) 778,41 116,34
18. Chuyên khoai lang (3 vụ) 787,71 87,99
19. Lạc - Lạc 518,94 116,34
20. Ngô xuân – Khoai lang 535,90 72,69
21. Khoai lang – Lạc 522,04 102,08
22. Lạc xuân – Ngô mùa 532,80 86,40
23. Rau - Khoai lang – Rau 1.066,03 29,51 VI. LUT Cây CN lâu năm 207,33 102,49
24. Chuyên chè 207,33 102,49
VII. LUT Cây lâm nghiệp 214,29 68,33
25. Bạch đàn, keo 214,29 68,33
VIII. LUT Chuyên cá 735,66 99,59
26. Cá 735,66 99,59
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68 Bảng 3.12. Mức đầu tư lao động và thu nhập bình quân trên ngày công
lao động của các loại sử dụng đất tiểu vùng 3 (tính trên 1 ha)
Loại sử dụng đất LĐ
(công)
GTNC (1.000 đồng) Kiểu sử dụng đất
I. LUT Chuyên lúa 389,44 80,30
1. LX – LM 519,00 79,40
2. 1 Lúa 259,88 81,21
II. LUT 2 lúa – 1 rau màu 820,28 67,54
3. LX - LM – Ngô đông 777,05 69,68 4. LX – LM - Khoai lang 779,92 80,34
5. LX – LM – Rau 903,88 52,59 III. LUT 1 lúa – 2 rau màu 775,16 71,22
6. Lạc – LM – Ngô đông 777,38 83,16
7. Lạc – LM 519,33 99,57
8. Đậu tương – LM – Rau 852,47 61,38 9. Đậu tương – LM – Ngô đông 725,64 81,22 10. Rau – LM – Rau 1.028,87 31,83 11. Đậu các loại – LM – Ngô đông 747,29 70,18 IV. LUT Lúa – Cá 384,60 100,98 12. LX - Cá (quảng canh cải tiến) 384,60 100,98 V. LUT Chuyên rau - Màu - CCNNN 619,34 90,75
13. Chuyên ngô (3vụ) 774,15 50,14
14. Chuyên đậu tương (3 vụ) 625,41 124,22
15. Chuyên sắn (1 vụ) 376,00 38,77
16. Chuyên lạc (3 vụ) 780,63 121,47
17. Lạc – Lạc 520,42 121,47
18. Khoai lang – Lạc 521,13 101,82
19. Rau - Khoai lang – Rau 1.030,67 33,09
20. Đậu tương – Lạc – Vừng 580,20 147,28 21. Lạc xuân – Ngô mùa 518,26 85,95
22. Ngô xuân – Đậu tương 466,52 83,25 VI. LUT Cây CN lâu năm 210,00 92,26 23. Chuyên chè 210,00 92,26
VII. LUT Cây lâm nghiệp 208,57 73,29 24. Bạch đàn, keo 208,57 73,29
VIII. LUT Chuyên cá 778,43 120,22
25. Cá 778,43 120,22
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69 Số liệu bảng 3.12 cho thấy:
LUT 2 lúa – 1 rau màu có mức đầu tư lao động cao nhất, số công lao động bình quân là 820,28 công. Tiếp đến là LUT Chuyên cá rồi LUT 1 lúa – 2 rau màu với số công lao động bình quân lần lượt là 778,43 công và 775,16 công. LUT thấp nhất là LUT Cây lâm nghiệp (Bạch đàn, keo) với 208,57 công. Kiểu sử dụng đất Rau – LM – Rau và Rau – khoai lang – Rau đều sử dụng số công lao động rất cao (trên 1.000 công lao động trên 1ha).
LUT Chuyên cá với kiểu sử dụng đất Chuyên cá cho giá trị một ngày công lao động cao nhất đạt 120,22 nghìn đồng. Kiểu sử dụng đất cho giá trị một ngày công lao động cao nhất là kiểu sử dụng đất Đậu tương – Lạc – Vừng nằm trong LUT Chuyên rau – Màu – CCNNN đạt 147,28 nghìn đồng nhưng cũng trong LUT này thì kiểu sử dụng đất Rau – Khoai lang – Rau chỉ cho giá trị một ngày công lao động thấp thứ hai đạt 33,09 nghìn đồng, chỉ hơn kiểu sử dụng đất Rau – LM – Rau của LUT 1 lúa – 2 rau màu (chỉ đạt 31,83 nghìn đồng), do giá thành dẫn đến giá trị một ngày công lao động của cây rau (bắp cải, su hào) quá thấp.
* Đánh giá chung về hiệu quả xã hội:
Bảng 3.13. So sánh hiệu quả xã hội các loại sử dụng đất tại các tiểu vùng STT Loại sử dụng đất Tiểu vùng LĐ
(công)
GTNC (1.000 đồng) 1 LUT Chuyên lúa
1 504,31 72,83
2 385,81 64,06
3 389,44 80,30
BQ 426,52 72,40 2 LUT 2 lúa – 1 rau màu
1 822,61 61,76
2 825,27 58,80
3 820,28 67,54
BQ 822,72 62,70
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70 3 LUT 1 lúa – 2 rau màu
1 775,43 70,94
2 804,79 63,51
3 775,16 71,22
BQ 785,13 68,56
4 LUT Lúa – Cá
2 371,38 107,51
3 384,60 100,98
BQ 377,99 104,25
5 LUT Chuyên rau – Màu - CCNNN
1 631,88 84,38
2 659,95 82,14
3 619,34 90,75
BQ 637,05 85,76
6 LUT Cây CN lâu năm
1 205,88 117,14
2 207,33 102,49
3 210,00 92,26
BQ 207,74 103,97
7 LUT Cây lâm nghiệp
1 221,79 62,64
2 214,29 68,33
3 208,57 73,29
BQ 214,88 68,09
8 LUT Chuyên cá
1 776,93 105,81
2 735,66 99,59
3 778,43 120,22
BQ 763,67 108,54
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71 Số liệu bảng 3.13 cho thấy:
LUT Chuyên lúa: Tiểu vùng 1 có công lao động bình quân cao nhất là 504,31 công, do chỉ có đất 2 vụ lúa, không có đất 1 lúa, nếu chỉ tính 1 vụ thì số ngày công lao động tương đối đồng đều giữa các tiểu vùng. Số công lao động bình quân 426,52 công, GTNC bình quân là 72,40 nghìn đồng/công. GTNC cao nhất là tiểu vùng 3 đạt 80,30 nghìn đồng;
LUT 2 lúa – 1 rau màu: Có công lao động bình quân cao nhất trong tất cả các LUT là 822,72 công, GTNC bình quân 62,70 nghìn đồng. Trong đó tiểu vùng 2 có số lượng ngày công bình quân cao nhất là 825,27 công và GTNC bình quân thấp nhất 58,80 nghìn đồng;
LUT 1 lúa – 2 rau màu: Cần đầu tư công lao động bình quân cũng khá cao 785,13 công, GTNC bình quân 68,56 nghìn đồng. Tiểu vùng 2 có công lao động cao nhất 804,79 công và là tiểu vùng có GTNC bình quân thấp nhất 63,51 nghìn đồng;
LUT Lúa – Cá: Có ở tiểu vùng 2 và 3. Đây là LUT mới và đang được nhân rộng. LUT này có số công lao động bình quân khá thấp 377,99 công nhưng GTNC bình quân đứng thứ 2 đạt 104,25 nghìn đồng;
LUT Chuyên rau – Màu - CCNNN: Có công lao động và GTNC khá đồng đều giữa 3 tiểu vùng, công lao động bình quân 637,05 công và có GTNC bình quân 85,76 nghìn đồng; Kiểu sử dụng đất Chuyên mía chỉ có tiểu vùng 1, công lao động bình quân là 559,90 công, GTNC bình quân khá thấp chỉ đạt 28,54 nghìn đồng;
LUT Cây CN lâu năm: Cần đầu tư công lao động bình quân khá thấp 207,74 công và có GTNC bình quân tương đối cao 103,97 nghìn đồng/công.
Trong đó tiểu vùng 3 đầu tư công lao động bình quân cao nhất trong 3 tiểu vùng 210 công nhưng lại có GTNC thấp nhất 92,26 nghìn đồng/công;
LUT Cây lâm nghiệp: Đây là LUT có số ngày công lao động bình quân cao thấp thứ 2 cao hơn LUT Cây CN lâu năm vài công (214,88 công/năm).
GTNC bình quân đạt 68,09 nghìn đồng. Trong đó tiểu vùng 3 là vùng ven sông, diện tích trồng không tập trung nhưng lại có GTNC bình quân cao nhất đạt 73,29 nghìn đồng, số công lao động bình quân thấp nhất (208,57 công);
LUT Chuyên cá: Có công lao động bình quân 763,67 công và có GTNC
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72 bình quân cao nhất trong tất cả các LUT của huyện đạt 108,54 nghìn đồng.
Trong tương lai cần phát triển loại sử dụng đất này.
Qua đó có thể thấy rằng cùng một loại sử dụng đất, hay cùng một kiểu sử dụng đất nhưng nếu đặt ở 3 tiểu vùng khác nhau thì có mức đầu tư công lao động cũng như GTNC khác nhau.
* Mức độ chấp nhận của người dân với loại sử dụng đất hiện tại
Khi đánh giá hiệu quả xã hội không những đánh giá mức đầu tư lao động mà còn đề cập đến mức độ chấp nhận của người dân với kiểu sử dụng đất hay loại hình sử dụng đang sử dụng:
Bảng 3.14. Mức độ chấp nhận của người dân với loại sử dụng đất hiện tại STT LUT
Mức độ chấp nhận của người dân
Lý do
1. Chuyên lúa II
Do hiệu quả không cao, vụ đông nông nhàn hơn sẽ dẫn đến gia tăng tệ nạn xã hội và nhiều lao động không có việc làm trong vụ đông;
2. 2 lúa – 1 rau màu III Tăng thu nhập cho hộ gia đình và giải quyết việc làm ở vụ đông;
3. 1 lúa – 2 rau màu II Có giá trị kinh tế không cao nhưng giải quyết việc làm lúc nông nhàn;
4. LX – Cá III
Mô hình đang được nhân rộng và có hiểu quả kinh tế tương đối, ít tốn công chăm sóc;
5. Chuyên rau – Màu – CCNNN IV Sản phẩm đa dạng, chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao;
6. Chuyên cây CN lâu năm IV
Mang lại hiệu quả kinh tế cao trên đất gò đồi, cải thiện cuộc sống khá hơn trước khi chưa phát triển loại hình này;
7. Cây lâm nghiệp III
Lâu được thu hoạch nhưng mang lại một khoản kinh tế lớn một lúc dễ tính toán cho các khoản chi tiêu;
8. Chuyên cá III
Chi phí bỏ ra nhiều nhưng có hiệu quả kinh tế cao, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
(Chú thích: I Không chấp nhận; II Tạm chấp nhận; III Chấp nhận; IV Rất ủng hộ.) Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73 Số liệu bảng 3.14 cho thấy:
Hiện tại người dân đều chấp nhận với loại sử dụng đất mà mình đang sử dụng, LUT Chuyên cây CN lâu năm và LUT Chuyên rau – Màu - CCNNN được người rất ủng hộ vì nó mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, có thể làm thay đổi đời sống của người dân khi họ tiến hành phát triển các loại sử dụng đất này. Ngoài ra LUT 2 lúa – 1 rau màu và 1 lúa – 2 rau màu cũng được người dân ủng hộ vì 2 LUT này vừa giải quyết được một lượng lớn lao động nông nhàn và đồng thời tận dụng được quỹ đất vụ đông trồng các loại cây rau màu có giá trị khi người dân không trồng lúa.