PHẦN I: CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM
CHƯƠNG 3: THÀNH PHẦN VÀ SỰ PHÂN BỐ CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM
3.3. Các dân tộc thuộc ngữ hệ Mã Lai - Pôlinêdiên (Đa Đảo)
Ở Việt Nam, các dân tộc này phân bố chủ yếu ở Nam Trung Bộ và vùng Tây Nguyên, đều theo chế độ mẫu hệ.
3.3.1. Dân tộc Chăm
Có tên gọi khác là Chàm, Chiêm, Chiêm Thành, Chăm pa, Hồi… gồm nhiều nhóm địa phương như Chăm Roi, Chăm Phổng, Chà Và, Ku, Chăm Châu Đốc. Dân số tính đến năm 1999 là 132.873 người, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Định, Phú Yên và Thanh phố Hồ Chí Minh. Có thể chia thành hai nhóm chính là Chăm Bà Ni (Hồi giáo cũ, mới) và Chăm Bà La Môn. Nhóm Chăm Bà Ni sinh sống tập trung ở các tỉnh Đồng Nai, An Giang, Bình Định Phú Yên, Thành phố HỒ Chí Minh, còn Chăm Bà La Môn ở Ninh Thuận và Bình Thuận là chính, một số ít theo Hồi giáo cũ (Bà Ni).
44
Từ đầu Công nguyên đến thế kỷ XVII, người Chăm xây dựng vương quốc Chăm pa khá phát triển. Trồng lúa nước là nghề sống chính, vườn cây quả, nghề gốm, dệt thổ cẩm là nghề phụ truyền thống của người Chăm. Một số vùng ven biển sống bằng nghề chài lới, buôn bán nhỏ. Nghề dệt tơ tằm và nung gốm lộ thiên bằng rơm là đặc trưng nghề phụ ở đây. Y phục nam, nữ đều quấn tấm váy, áo ngắn xẻ ngực cài khuy, đầu chít khăn trắng. Phụ nữ thường mặc áo dài chui đầu (Poncho) màu trắng. Hiện nay y phục hàng ngày giống người Kinh. Có điều đặc biệt là dịp lễ hội Ka tê (lễ hội lớn nhất tổ chức vào tháng 10) thầy cúng phải mặc trang phục của người Raglai để cúng tổ tiên và thần linh. Giữa người Chăm và người Raglai có mối quan hệ thân thiết về mặt nguồn gốc.
Đồng bào ở nhà đất (vùng Ninh Thuận, Bình Thuận), một số nhóm khác ở nhà sàn Nhà cửa được xây dựng theo một hệ thống với nguyên tắc nhà khách, nhà bố mẹ và các em còn nhỏ, nhà các cô gái đã lập gia đình, nhà bếp và nhà tục (để vật dụng, thóc lúa, buồng tân hôn, nhà ở của vợ chồng cô gái út). Cho đến nay, người Chăm cả hai nhóm đều duy trì chế độ mẫu hệ khá nghiêm ngặt. Người phụ nữ quyết định hôn nhân và làm chủ gia đình, đôi vợ chồng cư trú bên nhà vợ. Cho nên, đồng bào thích đẻ nhiều con gái ' dể gia đình có thêm thanh thế. Tuy một số nơi theo Hồi giáo đã chuyển sang phụ hệ, nhưng nhiều phong tục mẫu hệ vẫn được duy trì, nhất là trong quan hệ gia đình dòng họ và thờ cúng tổ tiên. Dòng họ Chăm vẫn duy trì hai thị tộc dừa và cau nh hai hệ dòng Niê và Mlô của người Ê-đê. Phụ nữ chủ động trong hôn nhân, luyến ái, cư trú bên nhà vợ, con cái sinh ra theo họ mẹ, mọi phí tổn hôn nhân đều do nhà gái lo liệu.
Ma chay có hai hình thức táng: thổ táng và hoả táng. Nhóm Chăm Bà La Môn thường hoả táng. Cùng họ có thể chôn cất một nơi theo dòng họ mẹ. Lễ hội khá phong phú và còn giữ gìn được nhiều đền thờ văn tự Sanscrit, tuy hiện nay còn ít người biết đọc.
Văn học, nghệ thuật múa, điêu khắc, trạm trổ... khá phát triển, đặc sắc. Đặc biệt có điệu vũ "áp sa ra" khá nổi tiếng.
3.3.2. Dân tộc Chu Ru: tên khác là Cho Ru, Kru, Thượng
Dân số có 14.978 người, phân bố ở huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) là chính, một số ít ở Bình Thuận. Nghề sống chính là làm ruộng nước, biết dệt vải, nuôi tằm, nghề gốm… Đồng bào có quan hệ gốc với người Chăm, sau tách dần ra sống biệt lập ở miền núi.
Y phục nữ mặc váy, mình khoác tấm vải hay áo cánh. Nam giới hoặc mặc khố hoặc quấn tấm vải, áo dài đen xẻ nách, chít khăn trắng kiểu Chăm. Đồng bào ở nhà sàn, sống quây quần bên nhau thành làng "Plei".
Duy trì gia đình mẫu hệ, người phụ nữ có vai trò lớn trong gia đình, con cái theo họ mẹ.
Các già làng tuy là đàn ông, nhưng đều hoạt động theo ý chí của các bà vợ. Phụ nữ chủ động hỏi chồng, cưới chồng và c trú bên nhà vợ, nhưng trước đó họ phải làm dâu nửa tháng bên nhà chồng mới về ở hẳn bên mẹ đẻ. Điều đó thể hiện sự tồn tại khá vững chắc của chế độ mẫu hệ trước phụ hệ ở đây.
Người Chu Ru ở nhà đất, theo tín ngưỡng đa thần, đặc biệt là cúng thần đập nước, mư- ơng nước và thần lúa... Có lễ cúng bang "bơ nung" vào tháng Hai âm lịch và cúng cây thiêng
"Yang Wer" ở gần làng - nơi hội tụ, trú ngụ của các thần linh.
45
Văn nghệ dân gian phát' triển, đặc biệt là các nhạc cụ nh kèn, trống, chiêng và R'tông, kwao, terlia rất độc đáo của dân tộc Chu Ru.
3.3.3. Dân tộc Ê Đê
Tự gọi là Anắk Ê Đê với nhiều tên gọi khác như Anắk EaĐê, Ra Đê (hay Rhađê), Ê Đê, Êgar, Đê. Có nhiều nhóm địa phương như Kpă, Adham, Krung, Mdhur, Ktul, Dliê, Hruê, Bih, Blô, Kah, Kdrao, Dong Kay, Dong Mak, Ening, Arul, Hwing, Etlê, Êpan... Dân số có 270.348 người, phân bố ở Khánh Hoà, Phú Yên, tập trung đông đúc ở Đắk Lắk và Nam tỉnh Gia Lai.
Sinh sống bằng nghề làm nương rẫy là chính, có nơi làm ruộng lầy bằng cách dùng trâu giẫm cỏ thay cày bừa. Nghề dệt phát triển, đan lát có vị trí quan trọng, làm gốm, rèn sắt, phục vụ đời sống.
Phụ nữ mặc váy quấn (váy mở) trang trí hoa văn ngang thân váy, áo ngắn xẻ vai, chui đầu. Nam mặc khố, áo ngắn xẻ nửa ngực trên và chắp miếng vải đỏ trước ngực (giống người Muông). Mỗi làng có nhà "rông" cao vút - Ờ nhà sàn dài hàng trăm mét (đặc trưng nhà gia đình mẫu hệ). Gia đình mẫu hệ, cư trú bện nhà vợ, con cái theo họ mẹ, con gái út là người thừa kế. Cả cộng đồng chia làm hai hệ dòng Niê và Mlô để thực hiện hôn nhân. Mỗi buôn (làng) có một ông chủ bến nước "pô pin ca" thay mặt bà vợ điều hành mọi hoạt động của buôn. Phụ nữ chủ động trong hôn nhân và duy trì tục nối dây hay nối dòng "chuê nuê" để sợi dây nối hai dòng họ Niê và Mlô không bao giờ bị đứt theo tục xa. Xa kia nếu một dòng họ có người chết trong thời gian gần nhau thì được chôn cùng một huyệt. CÓ chia tài sản ở nhà mồ sau khi làm lễ bỏ mả linh đình. Đây là công việc cuối cùng với người chết.
Người Ê Đê ăn tết vào tháng Chạp âm lịch sau tết ăn mừng mùa vụ, cơm mới "hmạ ngắt". Thờ thần Aê Điê và Aê Đu (thần sáng tạo) và thần đất "yang lăn", thán lúa "yang Mdiê"… Văn nghệ dân gian phát triển, nhất là giàn cồng chiêng và tục uống rợu cần, đeo vòng tay, trong đó kể Khan (truyện cổ) rất độc đáo cùng những trò chơi dân gian đặc sắc... CÓ tập quán nuôi voi khá thành thục.
3.3.4. Dân tộc Gia Rai
Tên gọi khác là Giơ Ray, Chơ Ray gồm nhiều nhóm địa phương như Chor, Ttrung (gồm cả nhóm Hbau, Chor), Arap, Mthur, Tơ Buôn. Dân số có 317.555 người, phân bố ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc là chính.
Có hai loại hình canh tác nửa vườn, nửa rẫy, nương phát đốt "Hma" và ruộng nước dùng cuốc sụn bùn, xới cỏ thay bừa. Nghề đan lát, mộc, rèn và đặc biệt nghề dệt theo kiểu khung cửi Inđônêxia khá phát triển, chăn nuôi gia cầm, gia súc và thuần dưỡng voi. Người gia lai thích ăn cơm tẻ với muối ớt, rau nấu canh. Rượu cần là trung tâm của lễ hội. Y phục nữ mặc váy nhuộm chàm mở, có đường diềm trang trí hoa văn ở gấu váy, áo cánh ngắn bó sát thân, chui đầy, dài tay - Nam giới đóng khố vải kẻ sọc nhiều màu "toai", áo ngắn cộc tay, hở nách, hoa văn chạy dọc hai bên sườn, có dáng dấp áo Poncho.
Chủ buôn "Pơ tao" mặc áo dài, dài tay, chui đầu, có một mảng sợi đỏ làm khuy chạy từ tổ tới ngực. Nhà sàn hai mái chính (đầu hồi bỏ trống), có nhà rông và loại nhà dài. Nhà cửa chia 2 nửa bên phía Bắc "óc" dành cho nữ, bên phía Nam "mang" dành cho nam giới. Gia đình mẫu hệ, con cái theo dòng mẹ "kứ nung" hay "Đgioai" có tô tem riêng. Nhưng người Gia Rai sống theo gia đình nhỏ mẫu hệ, khác gia đình lớn của người Ê Đê. phụ nữ chủ động trong hôn nhân,
46
cấm kết hôn cùng ngành họ. Duy trì tục nối dây chồng chết vợ lấy em trai chồng, vợ chết chồng lấy chị gái vợ, c trú bên nhà vợ. Ma chay duy trì tục chôn chung một huyệt. Nhưng người đàn ông chết không được chôn chung huyệt nhà vợ mà phải đem chôn cùng huyệt với bên mẹ đẻ. Trong huyệt chung quan tài được xếp sát nhau theo chiều ngang huyệt với lớp trên xếp theo chiều dọc cắt ngang lớp quan tài phía dới. Khi các lớp quan tài bằng miệng huyệt thì lấy ván kê lên để xếp tiếp các lớp quan tài sau mới làm lễ bỏ mả "Hoa lụi, thi nga hay BÓ thi", là một nghi thức lớn quan trọng và cuối cùng đối với người chết.
Người Gia Ra thờ cúng vạn vật hữu linh. Trong đó thần nhà "Yang sang", thần làng
"Yang ala bôn", thần nước "Yang ia" và thần vua lửa, vua nước "Yang pơ tao" và vua gió "Pơ- tao agin", có quan niệm ma lai (một loại ma làm hại). Xa kia nam nữ đến tuổi thành niên phải làm lễ cà răng ở ven suối và lấy bấc căng tai (nam giới không căng tai mà chỉ đục lỗ đeo khuyên tai). Lễ nghi bỏ mả là lớn nhất. Nghệ thuật dựng nhà mồ tạc các bức tượng gỗ xung quanh khá độc đáo, sinh động.
Người Gia Rai có nhiều trường ca nh Xinh Nhã, Đam Xan, Đăm Di. . . Khi hát, đọc thơ có đệm đàn Tng nng. Văn nghệ nổi bật là âm nhạc của các loại đàn T'rưng, Krông Pút, Tưng nưng... độc đáo.
3.3.5. Dân tộc Raglai
Gồm các nhóm địa phương như Rai (ở Hàm Tân, Bình Thuận), Hoang, La Oang (Đức Trọng, Lâm Đồng)… Dân số có 96.931 người, phân bố ở Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc. Làm nương rẫy là chính. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, gần đây biết trồng cấy lúa nước. Nghề dệt không phát triển nhưng nghề rèn, nghề đan khá thành đạt.
Y phục truyền thống hầu như không có. Xưa kia đàn ông đóng khố, ở trần, phụ nữ mặc áo dài, phía trên được ghép thành những ô vuông màu đỏ, trắng xen kẽ. Trước đây họ ở nhà sàn, nay phần lớn ở nhà đất khá đơn giản, sơ sài. Trước khi hôn nhân, nam nữ được tự do tìm hiểu - lễ cưới diễn ra ở cả hai bên, gái trước, trai sau. Nghi thức trải chiếu cho đôi tân hôn chiếm vị trí quan trọng.
Khi đẻ, phụ nữ phải đẻ một mình ở bìa rừng trong túp lều dựng tam, tự sản phụ lo liệu hết mọi công việc của bà đỡ. Đẻ xong sản phụ mới được bế con về nhà Sau 7 ngày phải đi làm việc. Người chết được quấn trong vải hoặc quần áo cũ rồi bỏ vào quan tài. Quanh nhà mồ trồng một số hoa màu, trên đỉnh nhà mồ cắm hình thuyền và hình chim bông lau. Tất cả vật dụng nộp cho người chết phải đập vỡ, phá hỏng, đặt quanh và trong nhà mồ.
Người Raglai thờ vạn vật hữu linh, nên quanh năm họ có các lễ thờ cúng. Nghi lễ tiến hành theo chu kỳ sản xuất trong năm.
Bộ chiêng đồng đầy đủ là 12 chiếc, tuy khi sử dụng lúc nhiều, lúc ít khác nhau. Ngoài ra còn có khèn bầu, khèn môi, đàn ống tre khá độc đáo và phổ biến.