Một số giải pháp kiến nghị nhằm hạn chế tiêu cực của sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoạt động sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 26 - 29)

Dựa trên kinh nghiệm của các nước đã đi trước, xét thấy một số giải pháp có thể cân nhắc áp dụng cho Việt Nam. Chúng ta có thể thấy được rằng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng đang tạo ra những khó khăn nhất định trong hoạt động điều hành nhằm đảm bảo tính an toàn của hệ thống, đặc biệt là đối với công tác xử lý nợ xấu, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động ngân hàng. Vì vậy, việc hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của sở hữu chéo là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra cho cơ quan quản lý. Trong đó, vấn đề mấu chốt trong công tác xử lý sở hữu chéo là phải đảm bảo ngăn ngừa hành vi cố tình vi phạm, đồng thời triệt tiêu lợi ích từ việc sở hữu chéo của các cá nhân và tổ chức. Theo các chuyên gia ngân hàng, mặc dù quy mô sở hữu chéo trực tiếp tại Việt Nam chưa lớn nhưng có nhiều hình thức khác nhau khá phức tạp. Sở hữu chéo cũng là một trong những vật cản trong tiến trình cơ cấu lại hệ thống TCTD. “Với đặc thù và thực trạng tình hình như trên, vấn đề sở hữu chéo của các TCTD Việt Nam cần được xử lý từng bước, thận trọng và bằng nhiều giải pháp đồng bộ”, một chuyên gia ngành Ngân hàng nhấn mạnh.

Để thực hiện điều này, đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa NHNN và các Bộ ngành liên quan trong việc ban hành các văn bản pháp quy cũng như việc kiểm soát việc thực thi các điều khoản quy định. Cụ thể, một số đề xuất thực hiện như sau:

- Thứ nhất, luật hóa vấn đề sở hữu chéo, đồng thời, tăng cường vai trò và kết hợp chặt chẽ hoạt động của cơ quan giám sát ngân hàng - bảo hiểm - chứng khoán về một mối, đồng bộ, thông suốt là rất cần thiết để làm rõ "bức tranh" phức tạp đã hình thành và tìm cách ngăn chặn sự lặp lại sở hữu chéo trong tương lai. Đồng thời hình sự hóa các vấn đề liên quan đến sở hữu chéo để ngăn ngừa tối đa hành vi này (Bổ sung vào Luật Hình sự).

- Thứ hai, khống chế tỷ lệ sở hữu chéo. Sở hữu chéo có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, do yêu cầu có thật của đời sống kinh tế – xã hội và còn do cả những kẽ hở

luật định. Việc cho phép một ngân hàng mua cổ phiếu ngân hàng khác, các cổ đông được sở hữu cổ phiếu nhiều ngân hàng khác nhau là cần thiết; nhưng cũng cần thiết phải bổ sung các quy định giới hạn nghiêm ngặt hơn về mức sở hữu cổ phần và quyền tham gia lãnh đạo của mỗi cá nhân, kiên quyết chấm dứt tình trạng tồn tại những ngân hàng chỉ do một, hai cổ đông hoặc một nhóm cổ đông chi phối, dư nợ ngân hàng có đến 70 - 90%

phục vụ cho nhóm cổ đông đó. Các cơ quan quản lý cần thường xuyên giám sát, yêu cầu các TCTD tuân thủ nghiêm Điều 55 của Luật các TCTD năm 2010 về quy định giới hạn sở hữu cổ phần của cổ đông cá nhân, cổ đông pháp nhân và những người có liên quan, bao gồm cả phần cổ phần ủy thác cho cá nhân, tổ chức khác đứng tên. Nếu vi phạm, các cá nhân và người đứng đầu tổ chức phải chấp nhận bị xử lý theo luật hình sự. Vì vậy, cùng với quy định hiện hành của NHNN về một cổ đông cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng; một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, trừ một số trường hợp đặc biệt;

cổ đông và những người liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng), cần bổ sung quy định mỗi cá nhân không được dùng những người được ủy quyền để mua hay khống chế cổ phần tại ngân hàng và một người đã là nhân viên hoặc thuộc ban quản lý của ngân hàng này, thì không được đóng vai trò ở một ngân hàng khác vì như vậy sẽ tạo ra mâu thuẫn trong lợi ích cá nhân. Nếu điều này có xảy ra, cũng phải được tiến hành minh bạch và được giám sát chặt chẽ. Đặc biệt, cần nghiêm cấm việc các công ty và tập đoàn kinh tế đầu tư hoặc sở hữu ngân hàng, rồi lại dùng ngân hàng đó để đầu tư vốn cho các dự án của mình không qua giám định hiệu quả kinh doanh.

- Thứ ba, sáp nhập, giải thể các ngân hàng yếu kém, tránh tình trạng bao che cho các ngân hàng, cho vay sai thì cũng phải chấp nhận phá sản, sáp nhập. Không thể có

chuyện, NH kinh doanh có lãi thì hưởng, còn nợ xấu cao thì Nhà Nước đứng ra dọn dẹp hộ, rồi các NH đó, các ông chủ đó vẫn tiếp tục làm chủ.

- Thứ tư, tăng cường vai trò giám sát của cơ quan quản lý nhà nước. Cần phải thừa nhận thực tế rằng, sở hữu chéo nổi cộm như hiện nay vì trước đây pháp luật không cấm một NH hoặc một cổ đông sở hữu cổ phần của nhiều NH khác nhau. Do đó, có hiện tượng cổ đông của các NH lập ra công ty con vay tiền của chính NH đó để đầu tư sang NH khác, tạo thành một chuỗi sở hữu chằng chịt. Vì thế, đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” sẽ phải vừa xử lý nợ xấu và song hành với xử lý nhiều vấn đề trọng yếu khác trong đó có sở hữu chéo. NHNN cần tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát, đánh giá sát thực hiện trạng tài chính cũng như thực trạng cổ đông NH để làm rõ việc sở hữu chéo NH. Bên cạnh đó, NHNN nên sớm ban hành các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề sở hữu chéo để hệ thống NH hoạt động minh bạch, lành mạnh hơn.

Một phần của tài liệu Hoạt động sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(27 trang)
w