Bào chế dung dịch thuốc thiên vương bổ tâm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương thuốc thiên vương bổ tâm và thăm dò dạng bào chế (Trang 54 - 75)

CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.4. Thăm dò dạng bào chế

3.4.1. Bào chế dung dịch thuốc thiên vương bổ tâm

Cao lỏng 1:1 thiên vương bổ tâm 390ml Natribenzoat 1g Natri citrat dihydrat 1g Acid citric monohydrate 0,4g Nước cất vừa đủ 400 ml Kỹ thuật bào chế:

- Loại tạp không tan trong nước: Pha loãng cao lỏng thiên vương bổ tâm với 390ml nước cất, lọc hút chân không 3 lần. Rửa giấy lọc với nước cất.

Cô cách thuỷ thu được cao lỏng 1:1.

- Hoà tan trên bếp cách thuỷ vào cao thuốc lần lượt natri benzoate, natri citrate dihydrat, acid citric monohydrate. Để nguội

- Thêm nước cất vừa đủ 400ml.

Đặc điểm thành phẩm:

+ Thể chất: chất lỏng, hơi sánh, đồng nhất + Màu sắc: đen

+ Mùi vị: vị ngọt, hơi chua, hơi đắng.

Liều dùng:

Bài thuốc thiên vương bổ tâm với dạng chế phẩm là viên hoàn dùng 9g/lần, 3 lần/ ngày, khi chuyển sang dung dịch thuốc liều dùng được quy đổi thành 10ml/ lần, 3 lần/ngày.

3.4.2 Khảo sát một số tính chất của dung dịch thuốc thiên vương bổ tâm - pH

Hiệu chuẩn máy đo pH lần lượt bằng các dung dịch đệm chuẩn có pH=7, pH=10, pH=4. Nhúng điện cực vào dung dịch thuốc và đo trị số pH.

Kết quả thể hiện ở bảng 3.9

Bảng 3.9: Kết quả xác định pH của dung dịch thuốc

Mẫu 1 2 3

pH 5,01 5,04 5,06

=5,04

Nhận xét: pH của dung dịch thuốc là 5,04 - Tỷ trọng

Lau sạch tỷ trọng kế bằng ethanol. Dùng đũa thủy tinh trộn đều chất lỏng cần xác định tỷ trọng. Đặt nhẹ nhàng tỷ trọng kế vào chất lỏng đó sao cho tỷ trọng kế không chạm vào thành và đáy của dụng cụ đựng chất thử. Khi tỷ trọng kế ổn định, đọc kết quả.

Kết quả thể hiện ở bảng 3.10

Bảng 3.10: Kết quả xác định tỷ trọng của dung dịch thuốc.

Mẫu 1 2 3

Tỷ trọng 1,040 1,030 1,040

̅=1,037

Nhận xét: tỷ trọng của dung dịch thuốc là 1,037 - Mất khối lượng do làm khô

Lấy 3 cốc có mỏ sạch, đem sấy trong tủ sấy 100oC, sau 30 phút lấy ra cho vào bình hút ẩm, rồi đem cân để xác định khối lượng bì. Cân ngay vào cốc chính xác 5g dung dịch thuốc, đem sấy ở 80oC trong 3 giờ. Sau khi sấy đem làm nguội tới nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm rồi cân ngay. Tiếp tục cho vào tủ sấy sấy thêm 1 giờ. Quá trình lặp lại cho tới khi làm khô tới khối lượng không đổi.

Kết quả thể hiện ở bảng 3.11

Bảng 3.11: Kết quả xác định hàm lượng nước có trong dung dịch thuốc Mẫu Hàm lượng nước có trong dung dịch thuốc

m (g) b (g) a (g) X (%)

1 5,0961 38,3221 36,5691 65,60

2 5,1074 38,3692 36,6138 65,63

3 5,1208 38,2765 36,5084 65,47

=65,57%

Nhận xét: Hàm lượng nước có trong dung dịch thuốc là 65,57%

3.4.3 Bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cho chế phẩm

Bào chế dung dịch thuốc thiên vương bổ tâm tiến hành theo mục 3.4.1 Tính chất:

Chất lỏng, hơi sánh, màu đen. Vị ngọt hơi chua, thơm mùi dược liệu.

Định tính

Phản ứng hoá học: dung dịch thuốc cho kết quả dương tính với các nhóm chất saponin, iridoid, coumarin (Thử theo mục 3.3.1)

SKLM:

Bản mỏng Silicagel GF 254

Cách tiến hành (Thử theo mục 3.3.1)

Nhâm sâm

Hệ dung môi: Toluen- ethyl acetat- acid formic (5:4:1)

Ở bước sóng 254nm: Sắc ký đồ của dung dịch thuốc phải có ít nhất 5 vết có Rf tương đương với sắc ký đồ dịch chiết nhân sâm.

Sinh địa

Hệ dung môi: Toluen- ethyl acetat- acid formic (7:3:1)

Ở bước sóng 254nm: Sắc ký đồ của dung dịch thuốc phải có ít nhất 1 vết có Rf tương đương với sắc ký đồ dịch chiết sinh địa.

Ngũ vị tử

Hệ dung môi: Lấy lớp trên của hỗn hợp ether dầu hoả- ethyl acetat- acid formic (15:4,8:1)

Ở bước sóng 254nm: Sắc ký đồ dung dịch thuốc phải có ít nhất 4 vết có Rf tương đương với sắc ký đồ dịch chiết ngũ vị tử.

Hắc táo nhân

Hệ dung môi: Toluen- ethyl acetat- acid formic (5:4:1)

Ở bước sóng 254nm và 366nm: Sắc ký đồ dung dịch thuốc phải có ít nhất 5 vết có Rf tương đương với sắc ký đồ dịch chiết hắc táo nhân.

Cát cánh

Hệ dung môi: Chloroform- methanol (19:1)

Ở bước sóng 366nm: Sắc ký đồ dung dịch thuốc phải có ít nhất 6 vết có Rf tương đương với sắc ký đồ dịch chiết cát cánh.

pH: 5,04 (Thử theo mục 3.4.2)

Tỷ trọng: 1,037 (Thử theo mục 3.4.2) Định lượng: Thử theo mục 3.3.2

Hàm lượng cắn tan trong chloroform không dưới 0,23%

Hàm lượng cắn tan trong ethyl acetat không dưới 0,36%

Hàm lượng cắn tan trong buthanol không dưới 5,44%

Hàm lượng đường khử không dưới 13,33%

Công năng: Tư âm thanh nhiệt, dưỡng tâm an thần Chủ trị:

Dùng trong các trường hợp âm hư nội nhiệt, tâm thần bất yên, hư phiền mất ngủ, nhịp tim nhanh, hay mơ mộng, hay quên, đại tiện táo, lở mồm miệng, lưỡi đỏ, rêu ít.

Bảo quản: Đóng chai, lọ. Để nơi khô mát.

3.5 . BÀN LUẬN

3.5.1. Bào chế cao thuốc thiên vương bổ tâm và khảo sát thành phần hoá học

Cao lỏng Thiên vương bổ tâm được chiết xuất theo phương pháp sắc với dung môi là nước. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong dân gian, vì vậy giúp cho sản phẩm đạt độ tin cậy, tính an toàn cao.

Cao lỏng có thể là dạng bào chế hoàn chỉnh, được sử dụng trực tiếp nhưng cũng có thể được sử dụng làm sản phẩm trung gian để bào chế các dạng chế phẩm khác (ví dụ: siro, cốm tan, viên nang). Để quy trình bào chế ổn định, sản phẩm đạt tiêu chuẩn thì không những nguyên liệu đầu vào phải đạt tiêu chuẩn mà sản phẩm trung gian phải được chuẩn hoá. Điều này làm hạn chế rủi ro trong sản xuất thuốc. Vì vậy việc nghiên cứu đánh giá cao thuốc là cần thiết.

Chúng tôi đã tiến hành kiểm nghiệm các vị dược liệu có trong bài thuốc được mua tại phố Lãn Ông- Hà Nội. Các vị dược liệu đều đạt tiêu chuẩn DĐVN IV về đặc điểm hình thái và đặc điểm vi học nên chúng tôi sử dụng tiến hành nghiên cứu.

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thành phần hoá học của cao lỏng thiên vương bổ tâm. Dựa trên kết quả của các phản ứng hoá học thường quy, chúng tôi nhận thấy cao lỏng thiên vương bổ tâm có các thành phần: saponin, iridoid, coumarin, acid hữu cơ, acid amin, đường khử, polysaccharid, chất nhầy. Đã có sự tương đồng phù hợp giữa các thành phần có trong cao thuốc với thành phần có trong các vị thuốc.

Trong nhóm hoạt chất trên, thành phần saponin, đường khử là thành phần chính. Theo kết quả định lượng, hàm lượng cắn tan trong buthanol (5,44%), hàm lượng đường khử (13,33%) có trong cao thuốc đều chiếm tỷ lệ cao. Điều này phù hợp với các thành phần hoạt chất có trong các vị thuốc.

SKLM được sử dụng phổ biến trong kiểm nghiệm các chế phẩm đông dược, có thể sử dụng SKLM để thẩm định sơ bộ sự có mặt của các vị thuốc có trong chế phẩm đông dược. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu SKLM, đối chiếu sắc ký đồ của dịch chiết các vị thuốc nhân sâm, sinh địa, ngũ vị tử, hắc táo nhân, cát cánh với sắc ký đồ dịch chiết cao thuốc được tiến hành trong cùng một điều kiện. Kết quả thu được cho thấy có sự tương đồng về vị trí và màu sắc của một số vết trên sắc ký đồ của dịch chiết cao thuốc và dịch chiết dược liệu. Điều đó cho chúng tôi có nhận định ban đầu về sự có mặt của các vị thuốc này trong cao thuốc.

Ngoài các phản ứng định tính và định lượng trên chúng tôi đã tiến hành thêm một số chỉ tiêu khác của cao lỏng thiên vương bổ tâm như pH, hàm lượng cắn không tan trong nước, mất khối lượng do làm khô. Góp phần xây dựng tiêu chuẩn cho cao thuốc.

3.4.2. Nghiên cứu dạng bào chế từ cao thuốc thu được và bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cho chế phẩm.

Y học cổ truyền sử dụng bài thuốc thiên vương bổ tâm dưới dạng thuốc hoàn. Tuy nhiên dạng thuốc này khó tiêu chuẩn hoá về mặt chất lượng và đảm bảo đồng đều khối lượng, quy trình làm thủ công nên khó đảm bảo vệ sinh, thời gian rã của viên hoàn thường lâu nên gặp vấn đề về sinh khả dụng, trong công thức có chu sa nên độc. Chúng tôi tiến hành thăm dò dạng bào chế mới cho bài thuốc thiên vương bổ tâm nhằm khắc phục những nhược điểm của dạng thuốc hoàn. Dạng bào chế mới phải đảm bảo sinh khả dụng cao, dễ sử dụng, dễ vận chuyển và bảo quản. Các dạng bào chế hiện đại thường gặp đối với các bài thuốc đông y là thuốc cốm, viên nén, viên nang. Nhưng chúng có một số nhược điểm:

+ Thuốc cốm: dễ hút ẩm, khó khăn trong bào chế và bảo quản.

+ Viên nén: Khó sử dụng đặc biệt với người cao tuổi.

Sinh khả dụng khó dự đoán.

Sử dụng nhiều tá dược ảnh hưởng bất lợi đến đặc tính của thuốc, gặp khó khăn về khối lượng viên, độ rã, độ cứng, độ hoà tan…

+ Viên nang: gặp vần đề về độ ẩm, khó đảm bảo khối lượng do thể tích vỏ nang là cố định.

Vì vậy chúng tôi tiến hành thăm dò dạng dung dịch thuốc của bài thuốc thiên vương bổ tâm do khi sử dụng dưới dạng dung dịch thuốc dược chất đã được hoà tan nên hấp thu nhanh hơn, sinh khả dụng cao hơn, dễ sử dụng đối với người cao tuổi, quy trình bào chế đơn giản, dễ đóng chai, dễ vận chuyển.

Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu một số chỉ tiêu khác của dung dịch thuốc thiên vương bổ tâm như pH, tỷ trọng, mất khối lượng do làm khô. Góp phần xây dựng tiêu chuẩn cho chế phẩm.

Do thời gian, điều kiện nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một công thức bào chế dung dịch thuốc. Nếu có thêm điều kiện có thể tiến hành nghiên cứu thêm các công thức bào chế khác để có công thức bào chế tối ưu cho chế phẩm dung dịch thuốc và tiến hành nghiên cứu trên nhiều mẫu để cho kết quả khách quan hơn.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KẾT LUẬN

Qua thời gian nghiên cứu chúng tôi đã đạt được những kết quả sau:

1. Xác định tính đúng của các vị thuốc

Mô tả đặc điểm hình thái và đặc điểm vi học của các vị thuốc theo DĐVN IV để khẳng định tính đúng của các vị thuốc.

2. Bào chế cao từ bài thuốc thiên vương bổ tâm và khảo sát thành phần hoá học

- Cao lỏng thiên vương bổ tâm được chiết xuất theo phương pháp sắc với dung môi là nước.

- Khảo sát thành phần hoá học của cao thuốc thiên vương bổ tâm:

+ Xác định được các nhóm chất có trong cao lỏng bài thuốc là saponin, iridoid, coumarin, acid hữu cơ, acid amin, đường khử, polysaccharid, chất nhầy.

+ Qua SKLM sơ bộ xác định được sự có mặt của các vị thuốc nhân sâm, sinh địa, ngũ vị tử, hắc táo nhân, cát cánh trong cao thuốc.

+ Hàm lượng cắn tan trong chloroform có trong cao thuốc là 0,23%

+ Hàm lượng cắn tan trong ethyl acetat có trong cao thuốc là 0,36%

+ Hàm lượng cắn tan trong buthanol có trong cao thuốc là 5,44%

+ Hàm lượng đường khử trong cao thuốc là 13,33%

- Khảo sát một số chỉ tiêu khác của cao lỏng thiên vương bổ tâm:

+ pH: 4,80

+ Hàm lượng cắn không tan trong nước là 0,27%

+ Hàm lượng nước có trong cao thuốc là 65,18%

3. Nghiên cứu dạng bào chế từ cao thuốc thiên vương bổ tâm

- Dung dịch thuốc thiên vương bổ tâm được bào chế từ cao lỏng bài thuốc bằng phương pháp hoà tan thông thường.

- Khảo sát một số chỉ tiêu của dung dịch thuốc thiên vương bổ tâm + pH: 5,04

+ Tỷ trọng: 1,037

+ Hàm lượng nước có trong dung dịch thuốc là 65,57%

4. Bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cho dung dịch thuốc

Dựa vào các nghiên cứu trên bước đầu đề xuất một số chỉ tiêu cơ bản góp phần vào xây dựng tiêu chuẩn chất lượng dung dịch thuốc thiên vương bổ tâm.

ĐỀ XUẤT

Do thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn nên khóa luận mới chỉ dừng lại ở những nội dung nêu trên. Để đánh giá, xây dựng tiêu chuẩn của dung dịch thuốc đầy đủ hơn cần nghiên cứu thêm một số nội dung sau:

- Tiếp tục nghiên cứu thêm các tiêu chuẩn chất lượng của dung dịch thuốc như độ nhiễm khuẩn, độ ổn định.

- Nghiên cứu xây dựng "dấu vân tay" HPLC cho dung dịch thuốc.

- Đánh giá tác dụng an thần của dạng bào chế dung dịch thuốc để có thể đánh giá được tác dụng của dạng bào chế mới này.

- Thăm dò thêm các dạng bào chế mới cho bài thuốc thiên vương bổ tâm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ môn Công nghiệp Dược- Trường Đại học Dược Hà Nội (2007), Kỹ thuật sản xuất dược phẩm, tập I, NXB Y học, Hà Nội, tr.199-206.

2. Bộ môn Bào chế- Trường Đại học Dược Hà Nội (2006), Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc, tập I, NXB Y học, Hà Nội, tr.74, 229- 234.

3. Bộ môn Dược học cổ truyền- Trường Đại học Dược Hà Nội (2006), Dược học cổ truyền, NXB Y học, Hà Nội.

4. Bộ môn Dược liệu- Trường Đại học Dược Hà Nội, (2005), Thực tập dược liệu, phần nhận thức cây thuốc, vị thuốc, chế bản và in tại Trung tâm thông tin- Thư viện Đại học Dược Hà Nội.

5. Bộ môn Dược học cổ truyền- Trường Đại học Dược Hà Nội (2004), Thuốc cổ truyền, chế bản và in tại trung tâm thông tin- thư viện Đại học Dược Hà Nội, tr.19.

6. Bộ môn Dược liệu- Trường Đại học Dược Hà Nội (2002), Bài giảng Dược liệu,tập1,chế bản và in tại Trung tâm thông tin- thư viện Đại học Dược Hà Nội.

7. Bộ Y tê (2009), Dược điển Việt Nam IV, NXB Y học.

8. Vũ Văn Điền, Nguyễn Hoàng, Đỗ Thị Thái Hằng (2000), Một số kết quả nghiên cứu về hoá học và tác dụng sinh học của phương thuốc Đương quy bổ huyết thang gia kỳ tử, Tạp chí dược liệu, tập 6, số 1/2001, tr.17- 21.

9. Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.

10. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam,tập 2, NXB Trẻ, tr.872.

11. Ngô Văn Thu (1990), Hoá học saponin, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, tr.8-43,tr.235.

12. Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa (1999),Từ điển Bách khoa Dược học, NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội, tr.698.

13. Viện Dược liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

14. Viện Dược liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

15. Viện Đông Y (1965), Phương pháp bào chế Đông dược, NXB Y học và thể dục thể thao, tr.7-23, 315.

Tiếng Anh

16. Attele, A.S., J.A. Wu, and C.S Yuan (1999), Ginseng pharmacology multiple constituents and multiple actions, Biochem Pharmacol, 58(11):

p.1685-93.

17. Bae Ea, H.M, Kim EJ., (2004), Transformation of ginseng saponins toginsenoside Rh2 by acids and human intestinal bacteria and biological activities of their tranformants. Arch Pharmacol Res. 27: p.61-67.

18. Bae HY, ZJ., Yeo SJ, Myung CS, Kim HM, Kim JM, Park JH, Cho J, Kang JS, (2005), Memory enhancing and neurotective effects of selected ginsenosides. Arch Pharm Res, 28: p.335-342

19. Berek L., S.D., Petri IB, Shoyama Y, Lin YH, Mohnar J., (2001), Effects of naturally occurring glucosides, solasodine glucosides, ginsenosides and parishin derivatives on multigrug resistance of lymphoma cells and leukocyte functions. In Vivo. 15: p. 151-156

20. Cha HY, P.J., Hong JT, Yoo HS, Song S, Hwang BY, Eun JS, Oh KW., (2005), Rb1, Rg1, and the Rg5- Anxiolytic-like effects of ginsenosides on the elevated plus-maze model in mice. Bio Pharm Bull. 28. p.1621-162.

21. Chan RY, C.W., Dong A., (2002), Estrogen-like activity of ginsenoside Rg1 derived from Panax notoginseng. J Clin Endocrinol Metab 87:p.3691 22. Chen WZ, O.Y., (2005), Study on the mechanism of ginsenoside

anticancer. Fujian J TCM. 36: p.52-53

23. Chiu TL et al, (2010), Tanshinone IIA induces apoptosis in human lung cancer A549 cells through the unduction of reactive owygen species and decreasing the mitochondrial membrane potential, Int. J.Mol., 25(2), p.231-236

24. Christensen, L.P., (2009), Ginsenosides chemistry, biosynthesis, analysis, and potential health effects, Adv Food Nurt Res. 55:p.1-99

25. Escop, Eupean Scientific cooperative on Phytotherapy (2003), The Scientific Foundtation for Herbal Medicinal Products, Thieme, p.400.

26. Evanson R.J., Menry Mounsell, (1848), A Practical treatise on the Mannagement and Diseases of children, Press of I.R.Marvin 24 Congress streets, Vol.18, p.147.

27. Fujimoto J, S.H., Aoki I., (2001), Inhibitory effect of ginsenoside-Rb2 on invasiveness of uterine endometrial cancer cells to the basement membrane. Eur J Gynecol Oncol 22: p: 339-41

28. Hu P., Liang Q.L., Luo G.A., Ziang Z.H., (2005), Multi-component HPLC fingerprinting of Radix Salviae Miltiorrhizae and its LC-MS-MS identification , Chem pharm Bull (Tokyo), 53(6), p.677-83

29. Hui Xu et al, (2009), Metabolic regulation and genetic engineering of pharmaceutical component tanshinone biosynthesis in Salvia Miltiorrhiza, Journal of Medicinal Plants Research, 4(24), p.2591-2597

30. Joseph P.Hou, Youyu Jin (2005), The Healing power of chinese Herbs and Medicinal Recipes, Haworth Press, p.267.

31. Keum YS, H.S., Chun KS, Park KK, Park JH, Lee SK, Surh YJ., (2003), Inhibitory effects of the ginsenosid Rg3 on phorbol ester-induced cyclooxygenase-2 expression, NK-kB activation and tumor promotion.

Mutat Res. 523:p.75-85

32. Kim YS, J.S., (2004), Ginsenoside Rh2 induces apoptosis via activation of caspase-1 and -3 and upregulation of Bax on human neuoblastoma.

Arch Pharm Res. 27:p. 834-839

33. Lee YJ, J.Y., Lim WC., (2003), Ginsenosid-Rb1 acts as a weak phytoestrogen in MCF-7 human breast cancer cells. Arch Pharm Res.

26:p.58-63

34. Liu J.J et al, (2009), Tanshinone IIA inhibits leukemia THP-1 cell growth by induction of apoptosis, Oncol. Rep, 21(4), p.1075-1081.

35. Liu ZQ, L.X., Liu GZ., (2003), In vitro study of the relationship between the structure of ginsenoside and its antioxidative or prooxidative activity in free radical induced hemolysis of human erythrocytes. Agric Food Chem. 51:p.2555-2558

36. Liu ZQ, L.X., Sun Y.X, (2002), Can ginsenosides protect human erythrocytes against free- radical-induced hemolysis. Biochem Biophys Acta, (1572):p.58-66

37. Pan TL et al, (2010), Functional proteomic and structural insights into molecular targets related to the growth inhibitory effect of tanshinone IIA on HeLa cells, Proteomics, 10(5), p.914-929.

38. Park EK, S.Y., Lee HU., (2005), Inhibitory effect of gingenoside Rb1 and compound K on NO and prostaglandin E2 biosynthesis of RAW264.7 cells induced by lipopolysaccharide. Bio Pharm Bull. 28:p.652-656

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương thuốc thiên vương bổ tâm và thăm dò dạng bào chế (Trang 54 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)