Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.5. Diễn biến và kết quả thực nghiệm sư phạm
3.5.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
Để đánh giá tính tự lực của HS chúng tôi dựa vào những dấu hiệu về tính tự lực theo lí luận GS.TSKH Thái Duy Tuyên [30] và dựa vào kết quả học tập của HS. Để đánh giá chất lượng kiến thức của HS chúng tôi dựa vào các dấu hiệu của chất lượng kiến thức theo lí luận của GS.TS Phạm Hữu Tòng [29] và dựa vào kết quả học tập của HS. Trên cơ sở đó chúng tôi đưa ra hai tiêu chí đánh giá: định tính và định lượng.
v Tiêu chí đánh giá định tính:
- Tiêu chí đánh giá tính tự lực của HS: Gồm hai tiêu chí
Tiêu chí về thái độ, hành động, hứng thú và tự tin (dựa vào dấu hiệu bên ngoài) + Đa số HS đúng giờ trong các cuộc họp, làm việc nhóm và HS tích cực tham gia các hoạt động của nhóm.
+ Đa số HS luôn lắng nghe, phát biểu sôi nổi, đánh giá cao về bản thân, không rụt rè, sợ sệt, tạo không khí học tập phong phú và hiệu quả.
+ Đa số HS sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ, tự giác thực hiện nhiệm vụ, cố gắng hoàn thành công việc bằng mọi cách, hoàn thành công việc sớm hơn kế hoạch...
Tiêu chí về sự nỗ lực hoạt động, sự phát triển của tư duy, ý chí và xúc cảm (dựa vào dấu hiệu bên trong)
+ Phần lớn HS tự lực rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK để phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa... vào giải quyết các nhiệm vụ học tập.
+ Đa số HS tự lực vận dụng vốn kiến thức và kĩ năng đã tích lũy được vào giải quyết các tình huống khác nhau một cách độc lập, sáng tạo các em đã biết vượt khó khăn để đạt được mục đích.
+ Đa số HS có niềm tin vào bản thân để hoạt động theo sáng kiến của mình để vươn tới cái mới.
- Đánh giá chất lượng kiến thức: Gồm ba tiêu chí Tiêu chí về tính chính xác:
+ Nhiều HS trình bày được vấn đề một cách chính xác bằng ngôn ngữ Vật lí.
+ Trong các buổi thảo luận có nhiều HS đưa ra ý kiến đúng.
Tiêu chí về tính áp dụng được:
+ Đa số HS nhận biết được bản chất của hiện tượng Vật lí và giải thích được chính xác các hiện tượng xảy ra trong đời sống thực tiễn.
+ Đa số HS biết thêm được nhiều ứng dụng của kiến thức đã học vào đời sống.
Tiêu chí về tính bền vững của kiến thức:
+ Chúng tôi tiến hành kiểm tra ngay sau khi HS học tiết ôn tập chương và sau ba tháng tiến hành kiểm tra lại (vẫn bài kiểm tra đó) thì kết quả phải ít nhất 65% HS đạt điểm từ trung bình trở lên.
v Tiêu chí đánh giá định lượng
Đánh giá định lượng về tính tự lực và chất lượng kiến thức chúng tôi đều đánh giá thông qua kết quả học tập (căn cứ điểm kiểm tra) nên chúng tôi sẽ đánh giá chung, trong đó chúng tôi đưa tiêu chí về phát huy tính tự lực và nâng cao chất lượng kiến thức là: điểm kiểm tra có ít nhất 80% HS đạt điểm từ trung bình trở lên, trong đó có 13% HS đạt điểm giỏi.
3.5.2.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
Như ở trên đã trình bày, để kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài, sau khi thực nghiệm sư phạm, chúng tôi cần đánh giá tính tự lực và chất lượng kiến thức của HS.
Căn cứ vào tiêu chí đánh giá đã được xây dựng ở trên, chúng tôi đánh giá mặt đính tính và định lượng của tính tự lực và chất lượng kiến thức như sau:
v Đánh giá định tính - Đánh giá tính tự lực của HS
Đánh giá về thái độ, hành động, hứng thú và tự tin(dựa vào dấu hiệu bên ngoài) + HS đã tự lực tham gia các hoạt động của nhóm, trao đổi sôi nổi, tự lực rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK để trả lời các câu hỏi trong các phiếu học tập, nghiêm túc trong khi báo cáo, mạnh dạn bảo vệ ý kiến của nhóm mình không rụt rè, sợ sệt.
+ HS đã tập trung, chú ý học tập, có ý thức lắng nghe các nhóm khác báo cáo, đóng góp nhiều ý kiến trong khi thảo luận.
+ Trong khi thực hiện các nhiệm vụ HS đã tự lực rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK để hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian sớm nhất có thể.
Đánh giá về sự nỗ lực hoạt động, sự phát triển của tư duy, ý chí và xúc cảm (dựa vào dấu hiệu bên trong)
+ Các HS tự lực rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK để phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa... vào giải quyết các nhiệm vụ học tập.
+ HS tự lực vận dụng vốn kiến thức và kĩ năng đã tích lũy được vào giải quyết các tình huống khác nhau một cách độc lập, sáng tạo các em đã biết vượt khó khăn để đạt được mục đích.
+ HS có niềm tin vào bản thân để hoạt động theo sáng kiến của mình để vươn tới cái mới.
- Đánh giá về nâng cao chất lượng kiến thức Đánh giá về tính chính xác của kiến thức:
+ Nhiều HS trình bày được vấn đề một cách chính xác bằng ngôn ngữ Vật lí, sử dụng từ ngữ chính xác trên cơ sở hiểu đúng bản chất của vấn đề.
+ Trong các buổi thảo luận có nhiều HS phát biểu và đưa ra ý kiến đúng, tranh luận sôi nổi để bảo vệ ý kiến của mình.
Đánh giá về tính áp dụng được:
+ Đa số HS nhận biết được bản chất của hiện tượng Vật lí và giải thích được chính xác các hiện tượng xảy ra trong đời sống thực tiễn.
+ Đa số HS biết thêm được nhiều ứng dụng của kiến thức đã học trong đời sống, hứng thú tự lực trong việc vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tế.
Đánh giá về tính bền vững của kiến thức:
+ Chúng tôi tiến hành kiểm tra ngay sau khi HS học tiết ôn tập chương và sau ba tháng tiến hành kiểm tra lại (vẫn bài kiểm tra đó) kết quả đạt được là 75,9% HS đạt điểm từ trung bình trở lên. Từ đó chúng tôi có thể kết luận kiến thức có tính bền vững.
v Đánh giá định lượng
Để đánh giá về mặt định lượng hiệu quả của tiến trình đã soạn thảo đối với việc góp phần phát huy tính tự lực và nâng cao chất lượng kiến thức của HS, chúng tôi tổ chức cho HS làm một bài kiếm tra 45 phút (phụ lục 4) để đánh giá cụ thể hơn hiệu quả của tiến trình đã thiết kế. Bài kiểm tra này được tiến hành đồng thời cho 06 lớp đối chứng và thực nghiệm nhằm đánh giá tính tự lực và chất lượng kiến thức của HS tại 06 lớp này.
Sau khi tổ chức cho HS làm bài kiểm tra, chúng tôi tiến hành chấm bài và xử lí kết quả thu được từ bài kiểm tra theo phương pháp thống kê toán học.
Bảng 3.2. Bảng thống kê các điểm số (Xi) của bài kiểm tra
Nhóm Số HS
Số bài KT
Số bài kiểm tra đạt điểm Xi
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC 139 139 0 1 5 6 21 36 31 16 13 7 3
TN 137 137 0 1 2 2 15 25 35 21 18 10 8
Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất (Wi)
Nhóm Số HS
Số bài KT
Số % bài kiểm tra đạt điểm Xi
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC 139 139 0 0,7 3,6 4,3 15,1 25,9 22,3 11,5 9,4 5,0 2,2 TN 137 137 0 0,7 1,5 1,5 11 18,3 25,5 15,3 13,1 7,3 5,8
Đồ thị 3.3. Đồ thị phân phối tần suất của hai nhóm
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ phân phối tần suất của hai nhóm
Bảng 3.4: Bảng phân phối tần suất lũy tích
Nhóm Số HS
Số bài KT
Số % bài kiểm tra đạt điểm Xi trở xuống
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC 139 139 0 0,7 4,3 8,6 23,7 49,6 71,9 83,4 92,8 97,8 100 TN 137 137 0 0,7 2,2 3,7 14,7 33 58,5 73,8 86,9 94,2 100
Đồ thị 3.4. Đồ thị phân phối tần suất lũy tích hội tụ lùi
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích hội tụ lùi
Bảng 3.5. Bảng phân loại theo học lực
Nhóm Số HS Số bài KT
Số % HS xếp loại Kém
(0-2)
Yếu (3-4)
TB (5-6)
Khá (7-8)
Giỏi (9-10)
ĐC 139 139 4,32 19,42 48,20 20,90 7,19
TN 137 137 2,19 12,40 43,79 28,46 13,14
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ phân loại theo học lực của hai nhóm
Các tham số sử dụng để thống kê
- Giá trị trung bình cộng là tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu, được tính theo công thức: , trong đó n là tổng số HS của lớp, Xi là điểm số, fi là tần số.
- Phương sai S2 =
- Độ lệch chuẩn S cho biết độ phân tán quanh giá trị được tính theo công thức , S càng nhỏ chứng số liệu càng ít phân tán.
- Hệ số biến thiên V (chỉ mức độ phân tán của các giá trị Xi xung quanh giá trị trung bình cộng ): để so sánh mức độ phân tán của các số liệu.
- Tần suất .100%
- Tần suất lũy tích hội tụ lùi:
Bảng 3.6. Bảng tổng hợp các tham số
Nhóm Tổng số HS S V%
ĐC 139 5,67 3,20 1,79 31,6
TN 137 6,33 3,35 1,83 28,9
Dựa vào các thông số tính toán ở trên, từ bảng phân loại theo học lực (bảng 3.5), bảng tổng hợp các tham số đặc trưng (bảng 3.6) và đồ thị đường lũy tích (đồ thị 3.4), chúng tôi rút ra được những nhận xét sau:
- Điểm trung bình của lớp thực nghiệm (6,33) cao hơn lớp đối chứng (5,67), độ lệch chuẩn S có giá trị tương đối nhỏ nên số liệu thu được ít phân tán, do đó trị trung bình có độ tin cậy cao, hệ số biến thiên V của lớp thực nghiệm (28,9) lại nhỏ hơn hệ số biến thiên lớp đối chứng (31,6), điều này chứng tỏ độ phân tán ở lớp thực nghiệm giảm so với lớp đối chứng (bảng 3.6).
- Tỉ lệ HS đạt loại yếu, kém của lớp TN giảm nhiều so với lớp đối chứng.
Ngược lại, tỉ lệ HS đạt loại khá giỏi của nhóm TN cao hơn nhóm đối chứng (bảng 3.5).
- Đường tích lũy ứng với lớp thực nghiệm nằm bên phải, phía dưới đường tích lũy ứng với lớp đối chứng.
Như vậy kết quả học tập của lớp TN cao hơn kết quả học tập của lớp đối chứng. Tuy nhiên kết quả trên đây có thể do ngẫu nhiên mà có. Để khẳng định một cách chắc chắn kết luận này, chúng tôi dùng PP kiểm định giả thuyết thống kê.
Kiểm định giả thuyết thống kê
* Trước hết, phải kiểm định sự khác nhau của các phương sai và Chọn mức ý nghĩa α = 0,05.
Giả thuyết H0: Sự khác nhau của hai phương sai của hai lớp là không có ý nghĩa.
Giả thuyết H1: Sự khác nhau của hai phương sai của hai lớp là có ý nghĩa.
Giá trị đại lượng kiểm định F: , F = 1,05.
Tra giá trị trong bảng phân phối với mức α và các bậc tự do fTN = NTN -1=
137-1 =136, fĐC = NĐC -1= 139-1 =138. Ta có 1,09.
Vì F < nên ta chấp nhận giả thuyết H0: Sự khác nhau của hai phương sai của hai lớp là không có ý nghĩa, tức là phương sai của tổng thể chung là bằng nhau.
* Tiếp theo, ta kiểm định sự khác nhau của hai giá trị trung bình , với phương sai bằng nhau. Chọn mức ý nghĩa α = 0,05.
Giả thuyết H0: Sự khác nhau của hai giá trị trung bình là không có ý nghĩa.
Giả thuyết H1: Sự khác nhau của hai giá trị trung bình là có ý nghĩa.
Giá trị của đại lượng kiểm định:
Vì sự khác nhau giữa hai phương sai là không có ý nghĩa, nên ta có thể coi phương sai của hai mẫu bằng nhau và bằng:
S = 2
) 1 (
) 1
( 2 2
- +
- +
-
ĐC TN
ĐC ĐC
TN TN
n n
S n
S
n = 1,81. Do đó t = 3,03
Tra bảng phân phối Student với mức ý nghĩa α = 0,05 thì 1,96 Vì t thì bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1.
Như vậy rõ ràng t chứng tỏ sự khác nhau giữa và là có ý nghĩa, không phải là ngẫu nhiên với mức ý nghĩa 0,05.
Từ những kết quả thu được ở trên chúng tôi có thể khẳng định được rằng tiến trình đã thiết kế là bước đầu bước đầu đã phát huy tính tự lực học tập, nâng cao chất lượng kiến thức của HS. Như vậy giả thuyết khoa học mà đề tài đề ra đã bước đầu được kiểm chứng.