TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CẤP GCNQSDĐ Ở THỊ TRẤN TÀ LÙNG, HUYỆN PHỤC HÒA, TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN NĂM

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất của thị trấn Tà Lùng, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011-2013. (Trang 28 - 31)

Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CẤP GCNQSDĐ Ở THỊ TRẤN TÀ LÙNG, HUYỆN PHỤC HÒA, TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN NĂM

2.2.1. Tình hình cấp GCNQSDĐ của cả nước

Luật đất đai 2003 ra đời và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật đất đai có những bước cải cách quan trọng về thẩm quyền và thủ tục cấp GCNQSD đất. Việc cấp GCNQSD đất được phân phối giữa UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện, giữa UBND cấp tỉnh với cơ quan quản lý đất đai cùng cấp, thủ tục cấp GCNQSD đất có những thay đổi mới cơ bản, giảm phiền hà trong cấp GCNQSD đất. Do vậy, tiến độ cấp GCNQSD đất được đẩy nhanh hơn.

Kết quả cấp GCNQSD đất:

* Trước khi có Luật Đất đai năm 2003

- Việc cấp GCN được thực hiện từ năm 1990 theo quy định tại Luật Đất đai năm 1988 và Quyết định số 201/QĐ-ĐKTK ngày 14/7/1989 của Tổng cục quản lý ruộng đất (nay là Bộ TN&MT) về việc cấp GCNQSD đất. Trong những năm trước Luật Đất đai năm 1993, kết quả cấp GCNQSD đất đạt chưa đáng kể, phần lớn các địa phương mới triển khai thí điểm hoặc trực tiếp cấp GCNQSD đất tạm thời cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp.

- Sau khi có Luật Đất đai 1993, việc cấp GCNQSD đất được các địa phương coi trọng và triển khai mạnh, song do còn nhiều khó khăn về các điều kiện thực hiện (chủ yếu là thiếu kinh phí, lực lượng chuyên môn và yếu về năng lực...).

* Sau khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực:

Công tác cấp GCNQS đất được đẩy mạnh hơn, đến nay có 13 tỉnh cấp GCNQSD đất đạt trên 90% diện tích cần cấp đối với các loại đất chính, 14 tỉnh thành đạt từ 80 - 90%, 10 tỉnh đạt từ 70 - 80%, 27 tỉnh còn lại đạt dưới 70%.

- Kết quả cấp GCNQSD đất của cả nước ta tính đến năm 2007 như sau (Thủ tướng chính phủ, 2006) [2]:

+ Đối với đất sản xuất nông nghiệp: Đã cấp 13.686.351 giấy với diện tích 7.485.643ha đạt 82,1% so với diện tích cần cấp, trong đó cấp cho hộ gia đình và cá nhân là 13.681.313 giấy với diện tích 6.963.330ha, cấp cho tổ chức 5.024 giấy với diện tích 552.313ha. Có 31 tỉnh trên 90%, 11 tỉnh đạt từ 80 - 90%, 8 tỉnh đạt từ 70 - 80%, 12 tỉnh đạt từ 50 - 70%...

+ Đối với đất lâm nghiệp: Việc cấp GCNQSD đất, đất lâm nghiệp trong thời gian dài gặp nhiều khó khăn do không có bản đồ địa chính. Chính phủ đã quyết định đầu tư để lập bản đồ địa chính mới cho toàn bộ đất lâm nghiệp nên đã đẩy nhanh đáng kể tiến độ cấp GCNQSD đất cho đất lâm nghiệp, tuy nhiên đến nay tiến độ cấp GCNQSD đất, đất lân nghiệp tại một số địa phương vẫn bị chậm vì đang chờ quy hoạch lại 3 loại rừng và quy hoạch lại đất cho các nông, lâm trường quốc doanh dang sử dụng cùng với việc sắp xếp, đổi mới các lâm trường.

+ Đối với đất nuôi trồng thuỷ sản: Đã cấp 642.545 giấy với diện tích 478.225ha, đạt 68,3% diện tích cần cấp; còn 10 tỉnh chưa triển khai cấp GCNQSD đất đối với đất nuôi trồng thuỷ sản.

+ Đối với đất ở tại đô thị: Đã cấp 2.837.616 giấy với diện tích 64.35ha đạt 62,2% diện tích cần cấp. có 17 tỉnh đạt trên 90%, 6 tỉnh đạt từ 80 - 90%, 6 tỉnh đạt từ 70 - 80%, 15 tỉnh đạt từ 50 - 70%, 20 tỉnh còn lại đạt dưới 50%.

+ Đối với đất ở tại nông thôn: Đã cấp 11.705.664 giấy với diện tích 383.165ha, đạt 76,5% diện tích cần cấp giấy. có 19 tỉnh đạt trên 90%, các tỉnh còn lại đạt từ 50 - 85%. Từ ngày 1/7/2006 người sử dụng đất ở tại nông thôn cũng được thực hiện việc cấp GCNQSD đất quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho người có nhu cầu theo Luật nhà ở.

+ Đối với đất chuyên dùng: Đã cấp 71.897 giấy với diện tích 208.828ha, đạt 37,4% diện tích cần cấp giấy, chỉ có 3 tỉnh đạt trên 90%, còn lại phổ biến ở mức 50 - 70%. Việc cấp giấy GCNQSD đất cho đất chuyên dùng nhìn chung không có gì vướng mắc nhưng đạt tỷ lệ thấp do các tỉnh chưa tập trung chỉ đạo thực hiện.

+ Đối với đất cơ sở tôn giáo tín ngưỡng: Đã cấp 10.207 giấy với diện tích 6.921ha, đạt 35,7% diện tích cần cấp. việc cấp GCNQSD đất cho loại này chủ yếu trong 3 năm là từ 2006 - 2008. Việc ban hành Nghị định 84/2007/NĐ-CP đã tạo thuận lợi cho việc đẩy nhanh việc cấp GCNQSD đất đối với loại đất này (Phùng Văn Nghệ, 2012)[8].

Kết quả cấp GCNQSD đất các loại đất của cả nước đến hết năm 2010.

- Cả nước đã cấp được 30.378.713 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân và tổ chức với diện tích 17.685.613 ha.

- Đất sản xuất nông nghiệp cấp được 86% diện tích cần cấp.

- Đất lâm nghiệp cấp được 72% diện tích cần cấp.

- Đất ở đô thị cấp được 71,8% diện tích cần cấp.

- Đất ở nông thôn cấp được 81% diện tích cần cấp.

- Đất chuyên dùng cấp được 40,1% diện tích cần cấp (Phùng Văn Nghệ, 2012)[8].

2.2.2. Tình hình cấp GCNQSDĐ của huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng Thực hiện Chỉ thị số 18/CT-UB ngày 27/4/2009 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc đẩy nhanh công tác cấp GCNQSD đất. UBND huyện Phục Hòa đã tiến hành triển khai công tác cấp GCNQSD đất, giao chỉ tiêu đến từng xã.

Đến ngày 31/1/2012 số hộ đã cấp GCNQSD đất là 5423 hộ với tổng số GCNQSD đất đã cấp là 13.653 giấy với 15.889 ha.

Kết quả cấp GCNQSD đất của huyện Phục Hòa được thể hiện cụ thể qua bảng 4.1.

Bng 4.1 Kết qu cp giy chng nhn ca huyn Phc Hòa năm 2012 Đất nông

nghiệp

Đất lâm

nghiệp Đất ở Tổng

Số GCNQSD đất đã cấp 5648 4351 3654 13.653

Diện tích cần cấp (ha) 8684,56 14933,79 948,65 24.567 Diện tích đã cấp (ha) 6341.76 8875,65 671,59 15.889

Tỷ lệ (%) 73,02 59,43 70,79 64,68

(Nguồn thống kê đất đai năm 2012 của UBND huyện Phục Hòa) Qua bảng 2.1 cho thấy công tác cấp GCNQSD đất của huyện Phục Hòa đã đạt kết quả là 64,68% đạt mức tương đối. Trong đó nhóm đất nông nghiệp đạt tỷ lệ cao nhất là 73,02% và đất lâm nghiệp đạt tỷ lệ thấp nhất là 59,43%, nhóm đất ở là 64,68%.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất của thị trấn Tà Lùng, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011-2013. (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)