Thực trạng áp dụng pháp luật về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ

Một phần của tài liệu Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên) (Trang 57 - 81)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ

Quy định của Bộ luật Hình sự về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ đã tạo cơ sở và căn cứ pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với các hành vi phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, đảm bảo việc xét xử đúng người, đúng tội, không để lọt tội phạm, đồng thời giáo dục người phạm tội trở thành công dân tốt của xã hội, răn đe và phòng ngừa những người đang có ý định thực hiện tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện và áp dụng các quy định của pháp luật hình sự đối với tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong nhiều trường hợp pháp luật hình sự chưa quy định cụ thể, rõ ràng hoặc chưa quy định khiến cho việc điều tra, truy tố, xét xử người phạm tội còn nhiều hạn chế. Mặt khác, trong thời gian gần đây, tình hình tội phạm về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ diễn biến hết sức phức tạp, tỷ lệ tội phạm tăng, tội phạm ngày càng có xu hướng chống đối, ngăn cản các cơ quan pháp luật, người phạm tội với thủ đoạn tinh vi, thành lập theo băng, nhóm với việc phân chia công việc cụ thể cho từng người phạm tội, số lượng phạm tội ngày càng lớn dẫn đến việc điều tra, truy tố, xét xử gặp rất nhiều khó khăn.

2.2.1. Diễn biến chung về tình hình tội phạm và tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Trong những năm gần đây, tội phạm liên quan đến vật liệu nổ có chiều hướng ra tăng với tính chất vô cùng phức tạp, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật nói chung và tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ nói riêng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vẫn diễn biến phức tạp, việc điều tra, truy tố và xét xử các vụ án về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ tăng qua các thời kỳ, một số vụ án phạm tội có tổ chức hoặc gây hậu quả rất lớn, có một số vụ án thỏa mãn nhiều tình tiết định khung hình phạt như vừa phạm tội có tổ chức, vừa gây hậu quả nghiêm trọng, nhiều trường hợp là tái phạm nguy hiểm. Việc giải quyết các vụ án mặc dù đã áp dụng pháp luật để xử lý theo Điều 232 Bộ luật Hình sự năm 1999 nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn phải sử dụng các quy định cũ để giải quyết, vì vậy khi xử lý còn thiếu thống nhất, nhiều vướng mắc.

Qua khảo sát tình hình tội phạm nói chung, tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng diễn ra trong 5 năm cho thấy:

Năm 2009, giải quyết 1.178 vụ/1.249 bị cáo, trong đó tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ là 06 vụ/15 bị cáo.

Năm 2010, giải quyết 1.154 vụ/1.930 bị cáo, trong đó tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ là 11 vụ/17 bị cáo.

Năm 2011, giải quyết 1.154 vụ/1.928 bị cáo, trong đó tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ là 07 vụ/12 bị cáo.

Năm 2012, giải quyết 1575 vụ/2.577 bị cáo, trong đó tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ là 12 vụ/21 bị cáo.

Năm 2013, giải quyết 1.694 vụ/2.766 bị cáo, trong đó tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ là 15 vụ/25 bị cáo.

6 tháng đầu năm 2014, giải quyết 987 vụ/1.132 bị cáo, trong đó tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ là 6 vụ/11 bị cáo.

Thực tế nêu trên cho thấy, nếu so sánh giữa tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ với cơ cấu chung tình hình tội phạm xảy ra trong 5 năm từ 2009 - 2013 của tỉnh Thái Nguyên cho thấy: Số vụ phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu chung của tình hình tội phạm. Tuy nhiên, các vụ án về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ thường là những vụ án có tính chất phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Kết quả khảo sát tình hình tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong 5 năm qua có những vấn đề nổi cộm sau đây:

Thứ nhất, các băng, ổ, nhóm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ có xu hướng gây án liên tục và xảy ra trên nhiều địa bàn khác nhau. Chúng thường xuyên di chuyển từ địa bàn này sang địa bàn khác hoặc khi phát hiện có cơ quan điều tra sẽ nhanh chóng di chuyển, có thể từ phường này phường khác, thậm chí từ thành phố sang huyện hoặc ngược lại. Các băng, nhóm tội phạm thường hoạt động ở ranh giới địa giới hành chính giữa các địa bàn khác nhau để khi bị phát hiện sẽ dễ dàng tẩu tán vật phạm pháp hoặc chạy trốn. Điều này không chỉ thể hiện

mức độ tội phạm tăng lên mà còn cho thấy tội phạm đang lợi dụng triệt để sơ hở trong quản lý địa bàn của các cơ quan chức năng để di chuyển, thực hiện việc phạm tội và trốn tránh việc điều tra, phát hiện.

Ví dụ: Hồi 9 giờ 00 phút ngày 15/8/2013 tại khu vực gần sông thuộc khu vực huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên địa phận giáp huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Công an huyện Phổ Yên khi đang làm nhiệm vụ đã phát hiện một nhóm đối tượng gồm 03 người có hành vi sử dụng thuốc nổ để đánh cá, khi cơ quan Công an tiếp cận và yêu cầu kiểm tra 03 đối tượng trên. Thấy cơ quan Công an 03 đối tượng trên đã vứt thuốc nổ xuống sông và nhanh chóng chạy về phía huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

Qua thực tiễn có thể thấy, người phạm tội đã lợi dụng địa bàn khác nhau để cơ quan công an khó khăn trong việc truy bắt, do không thông thuộc địa bàn và cũng không thuộc địa bàn quản lý nên cơ quan công an gặp cản trở trong công tác điều tra phá án, truy bắt đối tượng phạm tội. Đồng thời, người phạm tội luôn sẵn sàng vứt vật phạm pháp, như ở ví dụ trên các đối tượng đã vứt thuốc nổ xuống sông khiến cho việc tìm kiếm vật chứng gặp khó khăn, có thể do sông rộng hoặc dòng nước chảy mạnh đã cuốn thuốc nổ đi. Khi cơ quan công an không tìm được vật chứng sẽ khó khăn cho việc xử lý người phạm tội hoặc không có cơ sở để xử lý người phạm tội.

Thứ hai, Tình trạng mua bán, tàng trữ vật liệu nổ xảy ra nhiều, người phạm tội tàng trữ, mua bán trái phép vật liệu nổ nhằm để đạt được một hoặc nhiều lợi ích vật chất nhằm thu lợi bất chính. Qua khảo sát các vụ án về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thấy tội phạm về mua bán, tàng trữ, vận chuyển vật liệu nổ chiếm đến 90% trong tổng số các vụ án bị kết án về các hành vi khác liên quan đến vật liệu nổ như chế tạo, sử dụng vật liệu nổ. Nguyên nhân của loại tội phạm về mua bán, tàng trữ vật liệu nổ xảy ra nhiều là do tỉnh Thái Nguyên là địa bàn hầu như không có bom, mìn còn sót

lại sau chiến tranh, người phạm tội không thể tìm được bom, mìn để chế tạo hoặc sử dụng. Tỉnh Thái Nguyên không có sông lớn và cũng không giáp biển, địa hình Thái Nguyên là đồi núi thấp do đó không phải là nơi thuận lợi để sử dụng vật liệu nổ nhằm thu được nguồn lợi về vật chất. Mặt khác, tỉnh Thái Nguyên là trung tâm kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, do đó tỉnh Thái Nguyên là nơi người phạm tội thường chọn Thái Nguyên là nơi mua bán hoặc là nơi trung chuyển từ địa phương này đến địa phương khác.

Ví dụ: Hồi 14 giờ 20’ ngày 29/9/2012, tại khu vực tổ 16, phường Tân Long, thành phố Thái Nguyên, tổ công tác của Công an thành phố Thái Nguyên đang làm nhiệm vụ tại khu vực đảo tròn Tân Long phát hiện Ngô Xuân Tuấn đang xách 01 bọc giấy bìa cát tông có biểu hiện nghi vấn. Tổ công tác phối hợp với Công an phường Tân Long kiểm tra, phát hiện trong bọc giấy các tông có 02 bọc nilon, bên trong mỗi túi nilon có 10 ống hình trụ tròn, dài khoảng 30cm, đường kính mỗi ống khoảng 3m, trên mỗi ống có ghi ký hiệu ADH5, 032-200, ống trụ tròn có mầu nâu đậm. Theo Tuấn khai 20 ống trụ tròn này là mìn và 01 túi nilon màu đen bên trong túi có 51 ống trụ tròn màu trắng dài khoảng 5cm, đường kính khoảng 1cm, Tuấn khai nhận đây là kíp mìn. Tổ công tác đã lập biên bản bắt người phạm tội quả tang thu giữ và niêm phong số vật chứng nêu trên. Cùng ngày, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Thái Nguyên đã tiến hành cân xác định trọng lượng 02 cốp mìn (20 ống mìn) = 4kg, 51 kíp mìn, đồng thời lấy 01 hình trụ tròn có chiều dài hoảng 25 cm, đường kính khoảng 3cm mầu nâu đậm, trên thân hình trụ có ký hiệu ADH5, 032 - 200 vào 01 hình trụ tròn có chiều dài khoảng 5 cm đường kính khoảng 1cm màu bạc gửi giám định.

Tại biên bản giám định vật liệu nổ số 04/BB-PKT ngày 05/10/2012 của Phòng kỹ thuật hình sự Ban chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Nguyên kết luận:

Hình trụ bọc giấy mầu nâu đậm có chiều dài khoảng 25cm, đường kính khoảng 3,5cm, trên thân hình trụ có ký hiệu ADH5, 032 - 200 là thuốc nổ AD1 do Công ty hóa chất 15/ Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng sản xuất.

Loại thuốc nổ này thuộc nhóm vật liệu nổ Công nghiệp, sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp, kinh tế, dân sinh.

Tại cơ quan điều tra Ngô Xuân Tuấn khai nhận như sau:

Khoảng cuối tháng 9/2012, Tuấn đi câu cá trên sông Cầu, thuộc khu vực Bắc Kạn và quen một người tên Bằng, Bằng đã cho Tuấn số điện thoại của Bồng ở huyện Đồng Hỷ là người có thuốc nổ bán. Do Tuấn muốn mua mìn dùng vào việc đánh cá ở Bắc Kạn nên Tuấn đã gọi điện thoại cho Bồng trao đổi mua 2 cốp thuốc và 51 kíp đốt giá 900.000 đồng. Bồng đồng ý và hẹn Tuấn giao hàng ở đường tròn Tân Long. Ngày 29/9/2012, Tuấn đi xe khách từ Bắc Kạn xuống Thái Nguyên để mua thuốc nổ của Bồng như đã hẹn. Khoảng 13 giờ 40 phút, Tuấn xuống đường tròn Tân Long, thành phố Thái Nguyên, khi đến đường tròn Tân Long. Tuấn nhìn thấy người mặc quần áo bộ đội xách hộp giấy các tông nên Tuấn hỏi có phải tên là Bồng không, người đó trả lời phải, Tuấn đưa cho người tên Bồng 900.000 đồng và cầm lấy hộp kíp mìn, thuốc mìn và vào quán nước ngồi đợi xe khách về Bắc Kạn, còn Bồng về luôn. Khi Tuấn đang ngồi đợi xe ở khu vực đường tròn Tân Long thì bị phát hiện thu giữ vật chứng như trên.

Tại bản cáo trạng số 529/KSĐT-TA ngày 27/11/2012, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Thái Nguyên đã truy tố Ngô Xuân Tuấn về tội "Tàng trữ trái phép vật liệu nổ" theo khoản 1 Điều 232 Bộ luật Hình sự. Đề nghị xử phạt Ngô Xuân Tuấn từ 12 tháng đến 15 tháng tù.

Tại bản án số 502/2012/HSST ngày 24/12/2012 bị cáo Ngô Xuân Tuấn bị xử phạt 12 tháng tù về tội "Tàng trữ trái phép vật liệu nổ".

Người phạm tội khi thực hiện hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ đều nhằm một mục đích nào đó. Ở ví dụ trên Ngô Xuân Tuấn tàng trữ trái phép vật liệu nổ với mục đích để đánh cá, người phạm tội khi thấy lợi ích vật chất trước mắt mà có tình phạm tội, không nghĩ đến hậu quả do hành vi của mình gây ra như có thể gây thiệt hại về người, của, gây ô nhiễm môi trường.

Qua khảo sát và phân tích, thấy thành phần của những người phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ tại tỉnh Thái Nguyên như sau:

Bảng 2.1: Thành phần của những người phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ

tại tỉnh Thái Nguyên

Thành phần Loại Tỷ lệ (%)

Thành phần xã hội

Lưu manh chuyên nghiệp 62

Nhân dân lao động 5

Học sinh, sinh viên 3

Thành phần khác 20

Học vấn

Không biết chữ 40

Học hết cấp I, II 46

Học hết cấp III và Đại học 14

Nghề nghiệp Loại có nghề nghiệp 30

Loại không có nghề nghiệp 70

Lứa tuổi

Từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 15

Từ đủ 18 tuổi đến dưới 30 tuổi 65,2

Từ đủ 30 tuổi trở lên 19,8

Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên.

Tình hình và số liệu trên cho thấy:

Thứ nhất, tình hình tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ diễn biến ngày càng phức tạp và gây

thiệt hại lớn hơn cho xã hội, cho công dân. Đã hình thành các băng, ổ, nhóm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ có tổ chức với số lượng với nhiều người phạm tội tham gia, liên tục gây án trên nhiều địa bàn khác nhau. Xu hướng câu kết thành ổ, nhóm và hoạt động đang có chiều hướng tăng lên, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội. Đòi hỏi các cấp, các ngành đặc biệt là cơ quan Công an phải có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý kiên quyết triệt để.

Thứ hai, các vụ phạm tội về chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ được thực hiện bằng những phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn so với những năm trước đây và chủ yếu được thực hiện bởi các đối tượng là lưu manh có tính chất chuyên nghiệp. Đây là loại đối tượng có kinh nghiệm, thủ đoạn tinh vi trong thực hiện tội phạm cũng như che giấu hành vi phạm tội. Do đó, để nâng cao tỉ lệ điều tra, khám phá thành công và đưa ra xét xử các vụ chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ đạt hiệu quả cao, không chỉ dựa vào các biện pháp nghiệp vụ của từng cơ quan chuyên môn mà còn phải cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan đó với nhau từ đó giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác, đúng người, đúng tội.

Thứ ba, tỉ lệ người phạm tội có trình độ dân trí thấp chiếm tỉ lệ cao.

Người phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ thuộc trường hợp không biết chữ chiếm tỉ lệ 40%, người phạm tội học hết cấp I, II là 46%. Qua đó có thể thấy tình trạng chung của người phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ không có sự am hiểu pháp luật, không nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật hoặc do bị lợi dụng, bị người khác lôi kéo, xúi giục tham gia vào hành vi phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ. Để có thể giảm các vụ án phạm tội liên quan đến vật liệu nổ trong thời gian tới điều

Một phần của tài liệu Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Nguyên) (Trang 57 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)