2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI GIANG THẮNG
2.1.6. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
- Ban Giám đốc Công ty có một giám đốc và hai phó giám đốc.
- Năm phòng ban trực thuộc gồm có:
+ Phòng kế hoạch vật tư.
+ Phòng kỹ thuật KCS, thiết bị.
+ Phòng Tổ chức hành chính.
+ Phòng Kinh doanh.
+ Phòng Tài vụ.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lí của công ty
*Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý - Giám đốc:
Là người đại diện theo pháp luật của công ty, là người quyết định cuối cùng mọi việc của công ty sau khi đã được sự thoả thuận của hội đồng thành viên công ty.
- Phó Giám đốc sản xuất:
Dưới quyền Giám đốc, chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc. Có toàn quyền quyết định những phần việc liên quan đến sản xuất, nhất là các quyết định về kỹ thuật, công nghệ nhân sự, thiết bị máy móc, bố trí đường truyền... nhằm sản xuất
Giám Đốc
Phó Giám đốc sản xuất Phó Giám đốc kinh doanh
Phòng kế hoạch
vật tư
Phòng kĩ
thuật KCS ,thiết bị
Phòng tô chức hành chính
Phòng kinh doanh
Phòng tài chính-kế
toán
có hệ thống, hiệu quả, năng suất, chất lượng. Trực tiếp quản lý các phòng ban chuyên môn đến từng tổ sản xuất.
- Phó Giám đốc kinh doanh:
Dưới quyền Giám đốc, chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc. Quan hệ trực tiếp với khách hàng, với các đầu mối cung cấp vât tư nguyên phụ liệu và tiêu thụ sản phẩm. Có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến kinh doanh nhằm đảm bảo sản xuất ổn định, tiêu thụ tốt sản phẩm hàng hoá, doanh thu kông ngừng tăng trưởng. Trực tiếp quản lý các phòng ban như: Tổ chức hành chính, Kinh doanh, Tài vụ đến cửa hàng quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.
- Phòng Kế hoạch vật tư:
Trong hệ thống tổ chức quản lý sản xuất của Công ty thi công tác kế hoạch vật tư đóng vai trò trung tâm chủ đạo mang tính chi phối của công tác quản lý khác - kế hoạch sản xuất là điểm xuất phát mọi hoạt động của công ty.
Chịu trách nhiệm điều phối kế hoạch sản xuất cho các phân xưởng và đến các tổ sản xuất. Nhập nguyên phụ liệu, xuất thành phẩm đúng với tác nghiệp và hợp đồng với khách hàng, xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể của công ty, đề xuất đơn giá các mã hàng.
- Phòng kỹ thuật KCS, thiết bị:
Chịu trách nhiệm toàn bộ về kỹ thuật trước Ban Giám đốc về kỹ thuật của các lô hàng sản xuất tại công ty, thiết kế chế thử mẫu mã theo kế hoạch sản xuất, xây dựng các đường truyền công nghệ cho các đơn hàng sản xuất, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm cuối cùng và kiểm soát quá trình sản xuất, kiểm soát và quản lý các thiết bị của các phân xưởng.
- Phòng tổ chức hành chính:
Chịu trách nhiệm giải quyết các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên công ty, thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuyên chuyển, sát hạch, thưởng phạt của cán bộ công nhân viên, tuyển lao động và có kế hoạch đào tạo lao động mới, quản lý hồ sơ lao động của toàn công ty.
- Phòng kinh doanh tổng hợp:
Chịu trách nhiệm về công tác bán hàng của công ty, xây dựng phương án sản
xuất kinh doanh, tham gia ký kết hợp đồng kinh tế, quản lý và giám sát công tác giới thiệu sản phẩm.
- Phòng tài chính- kế toán
Chịu trách nhiệm cập nhật mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm về mọi kết quả trước giám đốc, phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty theo từng quý, năm. Kiểm tra, kiểm soát việc thu chi, thanh toán các khoản nợ, theo dõi tình hình công nợ của khách hàng. Phân tích tình hình tài chính trong công ty, đánh giá hiệu quả SXKD của công ty. Cuối quý, kế
toán tổng hợp lập báo cáo kế toán để trình lên ban lãnh đạo về tình hình thực hiện kinh doanh của công ty.
Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lí tài chính, công tác hạch toán kế toán trong toàn bộ công ty theo đúng chuẩn mực kế toán, quy chế tài chính và
pháp luật nhà nước. Tham mưu đề xuất với giám đốc công ty ban hành các quy chế
tài chính phù hợp với nhiệm vụ SXKD của đơn vị, xây dựng các định mức kinh tế, định mức chi phí, xác định giá thành bảo đảm kinh doanh có hiệu quả.
- Quản đốc phân xưởng:
Chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo công ty về toàn bộ hoạt động của phân xưởng, nhận kế hoạch sản xuất từ bộ phận kế hoạch và lập kế hoạch sản xuất cho từng tổ, thực hiện chế độ giao ban, báo cáo với ban lãnh đạo công ty về các mặt hoạt động của phân xưởng, đấu mối với các phòng ban để thực hiện sản xuất đúng kế hoạch của phân xưỏng, quản lý lao động ở từng tổ sản xuất, đề nghị lên Ban Giám đốc và Hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với tập thể cán bộ công nhân của công ty.