- Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị đất tạo cây con 10 m2. - Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng,
- Địa điểm: Khu đất tạo cây giống ở vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất làm vườn ươm.
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:
+ Tạo được luống vườn ươm, + Bón phân lót
Bài tập 2: Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ và tiến hành gieo hạt
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm xử lý 0,2 kg hạt giống cà chua.
- Nguồn lực cần thiết: Nước nóng, nước lạnh, chậu đượng nước, hạt giống rau, giá, vải ủ. rơm, cuốc
- Địa điểm: Khu nhân giống cây con
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất làm vườn ươm.
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:
+ Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ + Bón phân lót trên luống vườn ươm + Gieo hạt đảm bảo đúng mật độ
Bài tập 3: Chuẩn bị đất trồng cây ra ruộng sản xuất
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị đất 30 m2. - Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, vôi
- Địa điểm: Khu đất tạo trồng rau ở vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 8 giờ
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất ở vườn sản xuất.
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:
+ Lên luống đúng kích thước + Xử lý đất
Bài tập 4: Bón phân hữu cơ
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên bón phân hữu cơ 50 m2. - Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, phân chuồng
- Địa điểm: Khu đất tạo trồng rau ở vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng bón phân hữu cơ.
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:
+ Các luống trồng rau được bón đầy đủ phân hữu cơ Bài tập 5: Bón phân hóa học
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên tiến hành bón các loại phân hóa học cho rau 50 m2 ở các thời kỳ cây rau.
- Nguồn lực cần thiết: 2 kg phân đạm, 1 kg phân Kali, ô doa, nước tưới - Địa điểm: Vườn sản xuất rau
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: các luống rau được tưới phân hóa học
- Hình thức trình bày được tiêu chuẩn của sản phẩm: phân được tưới đều vào gốc cây rau.
Bài tập 6: Làm cỏ
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm làm cỏ cho diện tích 50 m2. - Nguồn lực cần thiết: vườn trồng rau, 05 cuốc,
- Địa điểm: Vườn sản xuất rau
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: vườn rau được làm cỏ - Hình thức trình bày được tiêu chuẩn của sản phẩm:
+ Làm sạch cỏ quanh gốc, không được làm ảnh hưởng đến rễ cây rau + Với vườn rau cải vào giai đoạn trải lá bàng tiến hành nhổ bằng tay Bài tập 7: Điều tra sâu, bệnh đồng ruộng ở các giai đoạn sinh trưởng của cây bí xanh
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm điều tra sâu, bệnh, thiên địch diện tích 50 m2.
- Nguồn lực cần thiết: Vợt, túi nilong, - Địa điểm: Vườn sản xuất rau
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Kết quả và sản phẩm phải đạt được:
+ Xác định loại sâu có trên ruộng và đưa ra biện pháp loại trừ + Xác định loại bệnh có ở trên ruộng rau
+ Xác định loại thiên địch với số lượng nhiều hay ít Ghi nhớ:
- Tính toán lượng phân và tỷ lệ phân bón các loại để bón phân cân đối hợp lý cho cây bí xanh.
- Tưới nước kịp hời cho cây bí xanh, nhất là vào các giai đoạn nhạy cảm cây bí xanh cần nước: giai đoạn con, giai đoạn ra hoa kết trái...
- Theo dõi tình hình, diễn biến sâu bệnh hại nhằm phát hiện và phòng trừ sâu bệnh hợp lý thu được bí năng suất cao và phẩm chất tốt nhất.