Từ trước đến nay, để phân tích đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư (NĐT) thường sử dụng 2 học thuyết phân tích thông dụng là: phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Đây là 2 học thuyết phân tích có
từ những ngày đầu tiên trong lịch sử TTCK thế giới. Một học thuyết phân tích được ra đời muộn hơn, phủ định lại 2 học thuyết kia, đó là học thuyết thị trường hiệu quả (efficient market theory).
Học thuyết thị trường hiệu quả được định nghĩa như sau: thị trường hiệu quả là thị trường trong đó giá cả của chứng khoán đã phản ánh đầy đủ, tức thời tất cả thông tin hiện có trên thị trường. Việc giá tăng hay giảm là do thị trường phản ứng đối với các thông tin mới, mà thông tin mới thì không thể dự báo được.
Để hiểu rõ hơn về thị trường hiệu quả, đầu tiên chúng ta phải biết thế nào là thị trường kém hiệu quả. Thị trường kém hiệu quả là thị trường mà ở đó các hiện tượng có thể dự báo được. Chẳng hạn, trên TTCK Việt Nam có thời gian xuất hiện những hiện tượng mang tính quy luật như hiện tượng đầu tuần (giá cả đầu tuần luôn đi ngược lại giá cuối tuần trước, cuối tuần giá tăng thì đầu tuần sẽ giảm hoặc ngược lại); hiện tượng mỗi lần phát hành thêm hoặc thưởng cổ phiếu thì thị giá sẽ tăng trước ngày chốt danh sách; giá cổ phiếu trên thị trường OTC (over the counter) thường rẻ hơn trước khi được niêm yết, nên có thời gian khi thông tin DN sắp sửa được niêm yết thì NĐT sẽ mua gom loại cổ phiếu này đợi ngày lên sàn... Những dạng thị trường như thế được xem là thị trường kém hiệu quả.
Tuy nhiên, giống như hiện tượng "nước chảy chỗ trũng", khi thị trường trở nên kém hiệu quả, quy luật cung cầu trên thị trường do NĐT cạnh tranh lẫn nhau khai thác các hiện tượng đã được nhận biết để kiếm lợi nhuận. Và chính điều này sẽ đưa thị giá trở về trạng thái cân bằng, đồng thời xóa bỏ hiện tượng đó. Thị trường khi đó sẽ bắt đầu phát sinh những hiện tượng mới và trở thành thị trường hiệu quả ở hình thái mạnh bởi những hiện tượng, quy luật mới chưa được NĐT nhận biết. Đối với nhiều NĐT chuyên nghiệp thì TTCK không bao giờ có quá khứ, nghĩa là những hiện tượng không bao giờ lặp lại giống nhau, vì thế khó mà dự đoán được.
Việc nắm bắt được những hình thái thị trường ở các mức độ hình thái hiệu quả yếu (weak form) và mạnh (strong form) sẽ giúp NĐT có thêm cơ hội đánh giá danh mục đầu tư của mình, giúp NĐT tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Ví dụ, trong quá khứ, có thời điểm mà đi đâu bạn cũng nghe thấy, ai cũng "trúng" chứng khoán, cứ ai tham gia là thắng, sự tin tưởng tràn ngập. Hoặc khi thị trường đi xuống, không khí trầm lắng, thị trường ảm đạm, bạn nghe được nhiều người phải bán tài sản của mình để trả nợ, niềm tin bị đẩy xuống. Những lúc như thế, thị trường đã trở thành thị trường kém hiệu quả.
Bởi vì tất cả thông tin cảnh báo khi thị trường tăng nóng, chứng khoán vượt quá giá trị thật đã được NĐT nhận biết và sự cạnh tranh của họ đã đưa thị trường trở lại trạng thái cân bằng. Ngược lại, khi thị trường giá lên là do NĐT nhận thấy, chứng khoán trở nên rẻ hơn so với giá trị nội tại, đồng thời những thông tin về DN, về thị trường nói chung đã làm NĐT bắt đầu mua vào và cũng chính sự cạnh tranh của NĐT đã hình thành thị trường hiệu quả mạnh (strong form) thoát khỏi hình thái thị trường hiệu quả yếu (weak form). Chính điều này đã mang lại sự hấp dẫn của TTCK. Tóm lại, thị trường mà ở đó giá thay đổi ngẫu nhiên, không có quy luật về sự thay đổi và không thể dự đoán được, đồng thời do có sự cạnh tranh giữa các NĐT dẫn đến một thị trường hiệu quả.
Học thuyết thị trường hiệu quả xem 2 học thuyết phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật không có giá trị.
- Theo đó, kết quả của phân tích cơ bản dựa trên những thông tin đại chúng, công khai mà NĐT đều có thể biết được. Bởi vậy, kết quả này sẽ được NĐT sử dụng để đầu tư và chính sự cạnh tranh của các NĐT sẽ đưa giá chứng khoán trở về trạng thái cân bằng dẫn đến lợi nhuận không có sự đột biến, chỉ có NĐT xuất sắc mới có thể mang lại lợi nhuận siêu ngạch trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này.
- Với phân tích kỹ thuật, sử dụng những thông tin về giá, sức cung cầu trong quá khứ là những thứ đã diễn ra và được nhận biết nên đều được NĐT sử dụng để đầu tư. Chính sự cạnh tranh của NĐT trong việc sử dụng các thông tin này cũng sẽ đưa giá chứng khoán trở về trạng thái cân bằng. Khi đó, lợi nhuận của chứng khoán có thể chỉ đủ bù đắp cho các khoản chi phí và cũng chỉ có NĐT tài giỏi mới có thể dùng những thông tin trên để tạo lợi nhuận đột biến.
Nhìn lại quá khứ, tại thời điểm năm 2001 khi mà thị trường đang ở giai đoạn cao trào (chỉ có mấy loại chứng khoán trên sàn giao dịch) cầu nhiều hơn cung, lẽ ra nên bơm thêm hàng vào thị trường nhưng cơ quan quản lý thị trường khi đó quyết định mỗi lệnh mua chỉ được phép mua 2.000 chứng khoán và thế là thị trường lao xuống, VN-Index từ 571 điểm còn 130 điểm trong thời gian ngắn và mãi đến 4 năm sau thị trường mới lên thêm được 100 điểm nữa và 5 năm sau mới lên lại được giá trị cũ. Hay mới đây là Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước về khống chế tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán được đưa ra khá bất ngờ làm cho NĐT, cộng đồng tài chính và thị trường phản ứng. Với học thuyết thị trường hiệu quả thì những thông tin này đã ảnh hưởng gì đến tâm lý hành vi của các chủ thể tham gia thị trường, đến quy luật thị trường, đồng thời phản ánh vào giá chứng khoán. Những NĐT vận dụng học thuyết thị trường hiệu quả khi đó sẽ xác định chiến lược đầu tư phù hợp.
Câu 77, Chính sách kích cầu của Chính phủ VN 8 tỷ USD sẽ làm bội chi ngân sách 8%GDP.
Các nhà kinh tế e ngại sẽ dẫn đến lạm phát.
Các anh chị có đồng ý với quan điểm trên không? giải thích?
Bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) là số chênh lệch giữa chi lớn hơn thu. Trong trường hợp này, nguyên nhân dẫn đến bội chi NSNN là do tác động của chính sách cơ cấu thu chi của Nhà nước.
Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi NSNN
Trong điều kiện bình thường (không có chiến tranh, không có thiên tai lớn,...), tổng hợp của bội chi chu kỳ và bội chi cơ cấu sẽ là bội chi NSNN.
Dù ở những mức độ khác nhau nhưng bội chi ngân sách nhà nước là tình trạng đang diễn ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới do số thu ngân sách có hạn trong khi nhu cầu chi tiêu của Nhà nước lại không ngừng tăng lên, dẫn đến mất cân đối chi và thu, bội chi ngân sách xảy ra. Khi sản lượng của nền kinh tế thấp dưới mức sản lượng tiềm năng, thì Chính phủ có thể tăng mức chi ngân sách, chấp nhận bội chi để thúc đẩy hoạt động kinh tế. Vì vậy, bội chi ngân sách không chỉ diễn ra phổ biến đối với các nước nghèo, kém phát triển mà xảy ra ngay cả đối với những nước thuộc nhóm các nền kinh tế phát triển nhất (nhóm OECD). Đối với các nước đang phát triển, bội chi ngân sách thường để đáp ứng nhu cầu rất lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu như: Giao thông, điện, nước...
Nhiều nước phát triển và đang phát triển trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á cũng vẫn bội chi ngân sách. Bội chi xảy ra trong thời gian dài, quy mô lớn và tốc độ cao được coi là nguyên nhân trực tiếp và quyết định gây ra lạm phát, đe dọa sự ổn định vĩ mô, do vậy khó duy trì tăng trưởng cao và bền vững của nền kinh tế gây ảnh hưởng tới đời sống cùa dân cư, làm tăng thêm gánh nặng nợ nần cho quốc gia. Thêm vào đó, bội chi ngân sách trong thời gian còn làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ . Xử lý bội chi ngân sách nhà nước đang là bài toán nan giải
Chính sách kích cầu của chính phủ VN 8 tỷ USD sẽ làm bội chi ngân sách 8% GDP. Theo lý thuyết về tổng cầu của nhà kinh tế học Keyness, tăng chi NSNN để kích thích tiêu dùng và tăng cầu tiêu dùng sẽ kích thích đầu tư phát triển, góp phần đưa đến tăng trưởng cao. Tuy nhiên, nếu tăng chi quá mức cho phép, tức là tăng chi đến mức làm cho thâm hụt ngân sách nhà nước ở mức cao và để bù đắp thâm hụt này, Chính phủ sẽ phải huy động từ nguồn vay trong nước và vay nợ nước ngoài làm cho việc trả nợ hàng năm. Kết quả là đưa đến kích thích tiêu dùng quá lớn thì ở chu kỳ sau sẽ tăng tỷ lệ lạm phát mà lạm phát cao lại làm giảm đầu tư và hệ quả tất yếu là giảm mục tiêu tăng trưởng Ủy ban Tài chính ngân sách cho rằng, đã có dấu hiệu cần được lưu ý khi Chính phủ sử dụng gói kích cầu với chính sách tài khóa được đề nghị nới lỏng bởi việc bội chi được tăng lên từ 6-8%
GDP, cùng với việc nới lỏng chính sách tiền tệ, lãi suất cơ bản giảm từ 14% xuống còn 7%, giảm lãi suất tái chiết khấu... tác động mạnh đến mức cung tiền tệ và có thể sẽ đưa nền kinh tế rơi vào vòng xoáy: lạm phát, suy thoái, kích cầu, lạm phát trở lại.
Kích cầu không có nghĩa là ban phát
Trước báo cáo của Chính phủ về quản lý và sử dụng gói kích cầu, ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho rằng, Chính phủ cần đảm bảo nguyên tắc sử dụng các nguồn lực kích cầu là phải đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, đem lại hiệu quả thiết thực, trong mức độ cho phép và mang tính ngắn hạn.
Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng, đối chiếu với gói kích cầu mà Chính phủ đang thực hiện chưa thật sự đảm bảo các nguyên tắc nêu trên - đây sẽ là yếu tố hạn chế hiệu qủa việc thực hiện kích cầu.
Theo ông Hiển, dễ xảy ra thất thoát, lãng phí các nguồn vốn vay, nếu không giám sát chặt chẽ và quản lý có hiệu quả hoặc sẽ gia tăng gánh nặng nợ nần và các hiện tượng đầu cơ nóng với các dự án vay chất lượng thấp.
Cùng với đó, nếu sử dụng gói kích cầu kém hiệu quả thì nguy cơ tái lạm phát sẽ là hiện hữu trong những năm tới.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, kích cầu không có nghĩa là ban phát cho tất cả mà là cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế và doanh nghiệp.
Ông Kiên cho rằng, đối tượng thụ hưởng phải tập trung hơn, gắn chặt với phát triển kinh tế.
Tham khảo
Tại Diễn đàn đầu tư toàn cầu của Việt Nam vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã công bố gói kích cầu 8 tỷ USD thay vì 6 tỷ USD như công bố. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, đây là một quyết sách nhậy bén và kịp thời của Chính phủ.
Chính phủ đã và đang thực thi các giải pháp kích cầu đúng hướng và đúng thời điểm.
Với công bố này, Việt Nam đã tái khẳng định được niềm tin với thế giới và nhiều quốc gia đánh giá rất cao phản ứng của Chính phủ Việt Nam trong việc đối phó với khó khăn toàn cầu.
“Gói kích thích hiện đang có tác động tích cực và sẽ tạo những tác động tốt đến nền kinh tế Việt Nam. Chúng tôi tin rằng tốc độ tăng trưởng trong quý 2/2009 sẽ cao hơn quý 1” - lạc quan và tự tin, Thủ tướng đã khẳng định trước hơn 5.000 nhà đầu tư thế giới như vậy.
Nhìn nhận về tuyên bố 8 tỷ USD này, nhiều chuyên gia kinh tế đều chung nhận định rằng đó là một quyết sách nhậy bén và kịp thời. Tuy nhiên cũng có ý kiến bày tỏ sự quan ngại rằng Chính phủ quyết trước khi báo cáo Quốc hội thì liệu Quốc hội có thông qua không?
Theo băn khoăn của ông Mai Xuân Hùng, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, dùng khoảng 160.000 tỷ để kích cầu, thâm hụt ngân sách của Nhà nước dự kiến trong năm nay sẽ là bao nhiêu?
Giải đáp cho những băn khoăn này, Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết, Chính phủ đang tổng hợp để xem xét lại toàn bộ tình hình thực hiện kế hoạch năm 2008 và quý I năm 2009, trong đó có vấn đề ngân sách quý I/2009 và dự báo ngân sách cả năm 2009. Vấn đề này sẽ trình Quốc hội trong kỳ họp tới.
“Quốc hội họp không thường xuyên, nếu chủ trương kích cầu đợi đến kỳ họp ngày 20/5 mới trình thì làm gì còn tính chất nhạy bén, lúc đó doanh nghiệp "chết hết" rồi. Mặt khác, Chính phủ còn báo cáo và Quốc hội còn giám sát vấn đề này” - ông Phúc trả lời chất vấn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 20/3 như vậy.
Đánh giá hiệu quả của giải pháp đột xuất này, Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư nhận định: “Tác động như thế nào và có chứng minh được hiệu quả hay không thì cần phải kiểm nghiệm thêm, chắc phải chờ sau một thời gian thi hành mới có báo cáo đầy đủ. Nhưng phải nói rằng bằng các chính sách tổng hợp của Chính phủ, tình hình kinh tế của chúng ta trong quý I/2009 tương đối khả quan”.
Chia sẻ với nhận định này, TS. Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cũng cho rằng gói kích cầu đầu tiên đã có hiệu quả. Mục đích của gói kích cầu đầu tiên là ngăn chặn suy giảm kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội đã và đang phát huy tác dụng tốt.
Gói kích cầu thứ 2 là bảo đảm phát triển bền vững thì cần có độ trễ dài hơn do độ mở của kinh tế Việt Nam quá lớn. Có nhiều yếu tố phải phụ thuộc vào kinh tế thế giới chứ không chỉ do chủ quan quyết định được nên phải đến quý 4/2009 mới có thể có kết quả.
Chúng tôi quan tâm tới bốn góc độ. Thứ nhất, địa vị pháp lý của gói kích cầu. Nguồn kích cầu lấy từ đâu và đối tượng được hưởng có đúng không? Thứ hai là có phù hợp với Quốc hội và Luật Ngân sách không? Thứ ba, Chính phủ cần làm rõ tổng thể gói kích cầu là bao nhiêu? Thứ tư, miễn giảm thuế là bao nhiêu, sử dụng trái phiếu Chính phủ bao nhiêu? Vay, ứng trước thế nào?
Đánh giá về gói kích cầu, hiện đang có nhiều ý kiến khác nhau. Theo ông, gói kích cầu bước đầu đã có hiệu quả?
Theo tôi, bước đầu đem lại kết quả. Tôi thấy thời điểm tung ra gói kích cầu là thích hợp vì lúc này không phải là lúc dùng các nguyên tắc trước đây như cân bằng ngân sách. Nếu vẫn áp dụng những nguyên tắc đó thì sẽ không thể ngăn ngừa được quá trình suy thoái.
Tăng trưởng kinh tế dù giảm nhưng không âm. Tình hình quý I, phong vũ biểu nền tài chính là thị trường chứng khoán, bất động sản.... tất cả đều lên và nằm ở biên độ cho phép. Bất động sản cũng nhúc nhích đi lên, hoạt động tín dụng cũng vậy. Thị trường tài chính ổn định.
Tất cả những tín hiệu đó đều cho thấy, nhờ có gói kích cầu, những dấu hiệu phục hồi đã có. Quốc hội và Chính phủ cùng vào cuộc “chung lưng đấu cật” để giải quyết nhiệm vụ phát triển kinh tế để gói kích cầu hiệu quả.
Câu 78: theo các anh, chị
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu tạo ra những thời cơ và thách thức gì đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ làm gì để tận dụng thời cơ và khắc phục thách thức để phát triển.
Suy thoái kinh tế thế giới đã tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế -xã hội Việt Nam trong đó nổi lên một số khó khăn, thách thức lớn sau đây:
Thứ nhất, một số ngân hàng mất khả năng thanh khoản, rút lại tín dụng dẫn đến các doanh nghiệp khó tiếp cận thị trường vốn; lãi suất tăng, tăng chi phí vốn, vì vậy ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và điều này đương nhiên sẽ vừa làm giảm nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế vừa giảm việc thu hút lao động. Do vậy, thất nghiệp sẽ có xu hướng gia tăng.
Thứ hai, đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng phần lớn là vốn vay, do đó dự báo rằng giai đoạn 2009 –2010 vốn FDI và ODA sẽ có xu hướng giảm
Thứ ba, trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư nước ngoài có khả năng thu hồi vốn và bán chứng khoán ra. Do đó, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến dự trữ ngoại hối và giá cả trên thị trường chứng khoán.
Thứ tư, xuất khẩu sẽ suy giảm, điều này vừa ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế, thâm hụt thương mại; vừa làm tăng lao động mất việc, tác động tiêu cực đến thị trường sức lao động; thị trường bất động sản sẽ có xu hướng đình trệ và sự đình trệ của thị trường này sẽ tác động tiêu cực đến các thị trường khác.
Thứ năm, xu hướng bất bình đẳng về thu nhập và phân hóa giàu nghèo trong xã hội sẽ có khả năng gia tăng.
NHỮNG CƠ HỘI PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI