6.2.3.1. Thực thi các nghĩa vụ cơ bản của Việt Nam theo các công ước quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ôzôn
- Các quy định của pháp luật Việt Nam nhằm thực thi các công ước quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ôzôn:
+ Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp luật có liên quan:
Kế hoạch hành động thi hành công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
+ Xây dựng kế hoạch ngắn hạn :
Củng cố năng lực thực hiện của các đơn vị đầu mối.
Nâng cao nhận thức của cộng đồng.
Thực hiện và hoàn thành các nội dung nghiên cứu, xác định chính xác các dự án, các phương án công nghệ có hiệu quả và có tiềm năng giảm khí nhà kính lớn nhất.
Ban hành các chính sách, thể chế cho các hoạt động biến đổi khí hậu kết hợp với các hoạt động kinh tế.
+ Xây dựng kế hoạch trung hạn:
Đẩy mạnh các hoạt động kiểm toán về hiệu quả kinh tế và giảm nhẹ khí nhà kinh.
Xây dựng và thực hiện các phương án sử dụng nguồn năng lượng mới thân thiện với môi trường.
Thực hiện các dự án công nghệ giảm khí nhà kính, các dự án ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu.
+ Xây dựng kế hoạch dài hạn:
Tổ chức triển khai thực hiện các dự án về công nghệ có hiệu suất cao và giảm phát thải khí nhà kính với chi phí thấp cũng như các dạ án thích ứng với biến đổi khí hậu.
206
+ Xây dựng, thông qua và thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia về bảo vệ tầng ôzôn: từ năm 1995, các dự án của Việt Nam đã loại trù hoàn toàn những công nghệ có các chất phá hủy tầng ôzôn và kiểm soát khí nhà kính một cách có hiệu quả; 40 % các chất phá hủy tầng ôzôn ở Việt Nam đã bị loại trừ.
+ Ban hành các quy định về việc giảm phát thải các chất độc hại gây suy giảm tầng ôzôn và biến đổi khí hậu.
- Một số chủ thể có thẩm quyền trong việc tổ chức thực hiện các công ước quốc tế về bảo vệ tầng ôzôn và biến đổi khí hậu:
+ Bộ Tài nguyên và môi trường.
+ Trung tâm khí tượng thủy văn.
+ Văn phòng ôzôn: (Vụ hợp tác quốc tế) là cơ quan thường trực giúp trung tâm khí tượng tủy văn trong việc điều phối các hoạt động liên quan đến việc thực thi công ước, kiến nghị ban hành các văn bản có liên quan đến biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ôzôn…
+ Đội công tác quốc gia về biến đổi khí hậu: thành lập từ tháng 6/1994 có nhiệm vụ xây dựng chướng trình quốc gia về biến đổi khí hậu, thực hiện các dự án liên quan đến công ước ở Việt Nam.
+ Đội chuyên gia kỹ thuật trong nước thực hiện các dự án về biến đổi khí hậu.
+ Ban chỉ đạo thực hiện nghiên cứu chiến lược quốc gia về cơ chế phát triển sạch.
6.2.3.2. Thực thi các nghĩa vụ cơ bản của Việt Nam theo các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển
- Các quy định của pháp luật Việt Nam nhằm thực thi các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển:
+ Ban hành Luật Dầu khí, Bộ luật hàng hải…
+ Xây dựng chương trình quốc gia về quy hoạch những khu bảo tồn biển Việt Nam năm 2000, 15 khu bảo tồn biển sẽ được xây dựng trong gia đoạn 2001- 2010.
+ Xây dựng kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu: 29/8/2001…
+ Ban hành tiêu chuẩn Việt Nam trong đó có tiêu chuẩn về môi trường biển.
+ Việt Nam thừa nhận tính ưu tiên của các quy định trong công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển mà chính phủ Việt Nam ký kết và tham gia trước các quy định của pháp luật quốc gia trong giải quyết các tranh chấp cụ thể về bảo vệ môi trường biển.
+ Triển khai mạnh mẽ công tác điều tra cơ bản biển và thềm lục địa.
207
+ Chống việc hủy hoại các hệ sinh thái tự nhiên, nhất là các hệ sinh thái cửa sông, ven biển.
+ Ngăn chặn ô nhiễm không khí, nước, đất ảnh hưởng đến tài nguyên biển do các nguyên nhân sinh hoạt và sản xuất.
+ Coi phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiemẽ môi trường biển là nguyên tắc chủ đạo trong bảo vệ tài nguyên biển, kết hợp xử lý ô nhiễm với cải thiện môi trường biển và bảo tồn thiên nhiên.
+ Đặt ra vấn đề bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trong pháp luật nhằm thực thi các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển.
+ Pháp luật Việt Nam yêu cầu các tổ chức và cá nhân có hoạt động có khả năng gây ô nhiễm môi trường biển phải mua bảo hiểm, đóng góp xây dựng quỹ dự phòng cho các sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường.
+ Đặt ra quy định về bảo hiểm trách nhiệm dân sự tàu thuyền: Các tàu chở dầu, chế phẩm từ dầu hoặc các chất nguy hại đều phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự; mua bảo hiểm hàng hải.
+ Quy định các tổ chức và cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí khi gây suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường ngoài việc chịu phạt còn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trả các chi phí bảo vệ môi trường, làm sạch môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Quy định cụ thể về phân công trách nhiệm ứng phó sự cố tràn dầu, tổ chức ngăn ngừa, khắc phục sự cố tràn dầu và đòi bồi thường ô nhiễm nhằm thực thi các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển.
- Chủ thể có thẩm quyền trong việc tổ chức thực hiện các công ước về bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam:
+ Tiểu ban nghiên cứu thềm lục địa Việt Nam thành lập năm 1984 có trách nhiệm chỉ đạo thống nhất việc phân định ranh giới các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và khai thác nguồn tài nguyên biển, phục vụ cho phát triển kinh tế, mở rộng sự hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực có liên quan đến biển và đại dương.
+ Ban chỉ đạo nhà nước về biển Đông và hải đảo thành lập năm 1993 có chức năng giúp Chính phủ hoạch định chiến lược quốc gia trên biển.
+ Ủy ban quốc gia về tìm kiếm cứu nạn trên không và trên biển.
6.2.3.3. Thực thi nghĩa vụ cơ bản của Việt Nam theo công ước BASEL
+ Quy định trong khoản 9- Điều 7- Luật BVMT: “nghiêm cấm xuất khẩu, nhập khẩu các chất thải dưới mọi hình thức”.
+ Ban hành quyết định số 03/2004/QĐ-BTNMT về việc ban hành quy
208
định về bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
+ Trong trường hợp nhập khẩu phế liệu theo công ước thì tổ chức cá nhân Việt Nam không được phép nhập khẩu phế thải từ các quốc gia không tham gia công ước.
+ Khi nhập khẩu phải chứng minh được quá trình sử dụng không ảnh hưởng tới môi trường, phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và phải có biện pháp giảm ảnh hưởng tới môi trường trong vận chuyển như: đóng gói, dán nhãn, có giấy tờ kèm theo.
+ Sau khi tham gia công ước, Việt Nam đã xây dựng các quy định nhằm quản lý có hiệu quả chất thải:
TT 1590/1997/TTLB-BKHCNMT-BXD ngày 3/4/1997 về các biện pháp cấp bách trong quản lý các chất thải rắn ở các khu đô thị và khu công ngghiệp.
QĐ số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 về việc phê duyệt chiến lược quản lý chất thải rắn ở các khu đô thị và khu công nghiệp.
QĐ số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 về ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại.
QĐ số 2575/1999/QĐ-BYT ngày 27/8/1999 về ban hành quy chế quản lý chất thải y tế.
+ Triển khai xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động quản lý chất thải, xây dựng các cơ sở xử lý chất thải, đào tạo cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác quản lý chất thải.
+ Phối hợp chặt chẽ để kiểm soát họat động xuất khẩu, nhập khẩu chất thải.
+ Cục Bảo vệ môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm là cơ quan có thẩm quyền Việt Nam của công ước Basel ở Việt Nam
+ Việc xác định trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự trong pháp luật Việt Nam đối với hành vi xuất, nhập khẩu bất hợp pháp chất thải là phù hợp với quy định trong công ước.