Tổng quan về tình hình ứng dụng RFID tại Việt Nam

Một phần của tài liệu tìm hiểu công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) (Trang 31 - 34)

I. Tình hình ứng dụng RFID tại Việt Nam

 Công nghệ RFID đã có trên thế giới từ thập niên 70 nhưng mới xuất hiện ở Việt Nam trong những năm gần đây

 Các băng tần dùng cho RFID tại Việt Nam bao gồm 13.533-15.567MHz, 433.05- 434.79MHz, 866-868MHz và 920-925MHz.

 Một số mô hình ứng dụng RFID tại Việt Nam:

 Giải pháp kiểm soát vào ra, chấm công điện tử, kiểm soát thang máy đang được áp dụng tại công ty TECHPRO Việt Nam;

 Trạm thu phí xa lộ Hà Nội;

 Hệ thống kiểm soát bãi đỗ xe tự động tại hầm đậu xe tòa nhà The Manor TP.HCM;

 Ngành thủy sản: Ứng dụng vào quá trình theo dõi, giám sát và truy xuất sản phẩm tôm

 Ngành vận chuyển hậu cần (logistics), quản lý kho hàng, ngân hàng,quản lý các trung tâm dữ liệu, chống in lậu trong xuất bản, chăm sóc bệnh nhân trong bệnh viện…

 Năm 2001, Thủ Tướng đã chỉ đạo xây dựng hệ thống xe điện ngầm ởTP.HCM, Hà Nội và hướng đến hệ thống sẽ áp dụng vé điện tử sửdụng RFID.

 Tháng 11/2008 TP. Đà Nẵng đã triển khai dự án đầu tư vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt (373,9 tỷ đồng) trong đó có ứng dụng vé là loại thẻ có thể mã hóa bởi ảnh hoặc vân tay bằng chíp RFID để kiểm soát tự động...

II. Cơ hội và thách thức

1. Cơ hội:

Dự án “Thiết kế và chế tạo chip, thẻ, đầu đọc RFID và xây dựng hệ thống ứng dụng” do Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế mạch (ICDREC) làm chủ nhiệm đề tài, được Bộ KH-CN phê duyệt đầu tư và ủy quyền cho ĐH Quốc gia TPHCM làm chủ đầu tư với tổng kinh phí 145,756 tỷ đồng vừa được công bố vào cuối tuần qua tại TPHCM. . Ông Hoàng cho biết, sản phẩm của dự án bao gồm: thẻ RFID thụ động (Passive), thẻ RFID tích cực (Active) và chia làm 2 giai đoạn triển khai song song.

Giai đoạn 1, phát triển sản phẩm dựa trên chip RFID mua của nước ngoài, gồm:

chip Active RFID; thiết kế bo mạch Active RFID; Chip Passive RFID và phát triển phần mềm với thời gian dự kiến là 12 tháng.

Giai đoạn 2, tự thiết kế từ chip RFID thành sản phẩm hoàn chỉnh, bao gồm thiết kế chip Active, thiết kế bo mạch Active RFID, thiết kế chip Passive, thiết kế thẻ Passive RFID. Thời gian phát triển phần mềm dự kiến là 18 tháng, tổng thời gian cho hai giai đoạn khoảng 18 tháng, dự kiến tổng chi phí từ 6 – 7 triệu USD.

Giá thành của các thiết bị RFID giảm, số lượng nhà cung cấp thiết bị này tăng lên để có thể có nhiều lựa chọn

Tại Việt Nam hiện nay đã nhận thức được những tiềm năng ứng dụng rộng rãi của công nghệ RFID nên nhu cầu sử dụng RFID ngày càng nhiều và mở ra một thị trường vô cùng tiềm năng cho các nhà nghiên cứu, các nhà sản xuất và các doanh nghiệp ứng dụng

Các cơ quan nhà nước đã có những mối quan tâm đến sự phát triển RFID như:

• Giới chuyên gia đánh giá rằng một trong những tín hiệu lạc quan của ngành này là nghiên cứu thiết kế vi mạch được xếp vào một trong những ưu tiên của chương

trình nghiên cứu trọng điểm cấp nhà nước. Trao đổi với Thời báo Vi tính Sài Gòn, tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Bộ Khoa học Công nghệ, cho biết trong cả hai chương trình sắp tới của chính phủ là sản phẩm quốc gia và phát triển công nghệ cao thì ngành thiết kế vi mạch được xem là một trong những nhiệm vụ ưu tiên.

• Hội Khoa học kỹ thuật mã số, mã vạch Việt Nam và Cục tần số Việt Nam đã có những buổi gặp mặt để bàn về tần số sẽ được sử dụng cho RFID

• Bộ KH-CN phê duyệt đầu tư Dự án “Thiết kế và chế tạo chip, thẻ, đầu đọc RFID và xây dựng hệ thống ứng dụng”

Là một nước đi sau, ta có lợi thế áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất để phát triển.

2. Thách thức

RFID tại Việt Nam cũng gặp những thách thức như các nước trên thế giới:

 Tại thời điểm hiện tại chi phí cho thẻ và đầu đọc RFID vẫn là khá lớn

 Vấn đề bảo mật và quyền cá nhân của khách hàng khi sử dụng công nghệ này vẫn còn đang gặp nhiều tranh cãi và chưa được giải quyết triệt để.

 Chuẩn RFID chưa thống nhất: nếu có nhiều loại thẻ RFID cũng như nhiều chuẩn khác nhau ra đời thì tất yếu khách hàng phải nâng cấp phần mềm thiết bị đọc của họ mỗi khi một loại thẻ mới được đưa ra, như vậy gây khó khăn và tốn kém trong triển khai.

Riêng ở Việt Nam

RFID vẫn còn khá mới mẻ và vẫn chưa có định hướng hoặc hỗ trợ rõ ràng nào từ phía chính phủ.

Cộng thêm cơ sở hạ tầng vẫn còn yếu kém nên việc phát triển công nghệ này vẫn còn phải cần nhiều thời gian mới có thể áp dụng vào thực tế.

Theo kết quả của cuộc khảo sát thực hiện năm 2004 do Bộ Kinh tế, Thương Mại và Công nghiệp-METI (Nhật Bản) tiến hành đối với 7 nước Asean (gồm Indonesia, ThaiLan, Singgapore, Malaysia, Việt nam, Campuchia, Myanma) thì Việt Nam là nước có cơ sở hạ tầng vẫn còn yếu kém và chưa có sự phát triển nhiều về công nghệ.

3. Xu hướng phát triển

• “Tình hình phát triển RFID tại Việt Nam rất khả thi. Dự báo, trong vòng từ 3-5 năm tới, công nghệ ứng dụng phổ biến sẽ là chip RFID 0,18 micromet”, ông Ngô Đức Hoàng, giám đốc trung tâm Nghiên Cứu và Đào Tạo Thiết Kế Vi Mạch (ICDREC).

• Trong tương lai RFID sẽ được ứng dụng rất nhiều lĩnh vực. Một số lĩnh vực tiềm năng của RFID như thẻ thông minh (Smart card), chứng minh nhân dân (CMND), hộ chiếu điện tử (E-passport), ngành may mặc, lĩnh vực giày dép, đông lạnh, xuất khẩu nông sản, hệ thống giao thông công cộng, quản lý hành lý cho tổng công ty hàng không...

• Do tính ưu việt của RFID, các chuyên gia cho rằng không xa RFID sẽ thay thế cho mã vạch!

Một phần của tài liệu tìm hiểu công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w