Chương 2 THỰC TRẠNG KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN
2.4.2. Những hạn chế của kinh tế tư nhân Bắc Ninh
Thứ nhất, năng lực cạnh tranh còn thấp, mang nặng tính tự phát, manh mún, chưa có chiến lược kinh doanh dài hạn, dễ tổn thương trước các biến
Tuy phát triển nhanh với số lượng lớn, nhưng phần lớn các DNTN được thành lập có quy mô nhỏ, số vốn không quá 5 tỷ đồng, bộ máy quản ly, điều hành gồm giám đốc, phó giám đốc, kế toán, thủ quỹ… vẫn theo lối “gia đình trị”. Không ít chủ Doanh nghiệp chưa qua đào tạo cơ bản, trình độ và năng lực quản lý kinh tế còn hạn chế, thiếu hiểu biết pháp luật… nên không xây dựng được các kế hoạch kinh doanh lâu dài và bền vững với những mục tiêu, sứ mệnh, định hướng sản xuất kinh doanh được xác định rõ ràng. Nhiều DNTN Bắc Ninh được thành lập theo phong trào dẫn đến việc sản xuất kinh doanh tùy tiện, nhiều doanh nghiệp ưa chuộng các cơ hội đầu tư ngắn hạn, nhất thời …là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vi phạm Luật Doanh nghiệp hoặc phá sản. Có nhiều trường hợp thành lập công ty nhằm che đậy những hoạt động trái luật pháp, như chiếm đất, buôn bán hóa đơn giá trị gia tăng, chiếm dụng vốn tín dụng, hoặc trốn thuế bằng nhiều hình thức…sản xuất hàng giả bị các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý.
Vì các đơn vị KTTN Bắc Ninh chưa có kế hoạch kin doanh cụ thể về các nguồn lực đầu vào cũng như nhu cầu thị trường, khả năng tiêu thụ, nên hầu hết các doanh nghiệp này rất dễ tổn thương trước các biến động của thị trường. Các DNTN đôi khi chỉ chú trọng một thị trường hoặc trong nước hoặc nước ngoài, sản phẩm xuất khẩu sang thị trường nước ngoài hoặc cưa có hoặc chưa tạo được chỗ đứng trên thị trường. Chính điều này đã làm cho khu vực KTTN ở Bắc Ninh chịu tác động mạnh mẽ của khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, đặc biệt là trong các làng nghề - nơi có các gia đình, tổ sản xuất, hợp tác xã, các DNNVV: sản xuất, kinh doanh đình đốn, lao động thiếu việc làm, không ít DNTN đang phải thu hẹp sản xuất, hoặc buộc phải cho thôi việc một số lao động.
Sự thiếu thích nghi với thị trường của các đơn vị KTTN đặc biệt tại một số làng nghề đã làm cho các nghề truyền thống mai một, một số làng nghề nổi tiếng như Làng nghề dệt vải Đại Mão chỉ còn máy dệt vải vuông,
làng nghề tranh Đông Hồ chỉ còn hai hộ làm, làng nghề tre đan Đông Côi, làng gốm Phù Lãng…nhưng các làng nghề này đang bị mai một dần do thị hiếu của người tiêu dung thay đổi hay do phương thức sản xuất của ngành này không có nững cải tiến thích hợp hơn, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ buộc các cơ sở sản xuất phải thu hẹp hoặc chuyển sang nghề khác. Điều này đặt ra cần tái cơ cấu các ngành nghề tại khu vực KTTN ở Bắc Ninh: Cần giữ lại hệ thống các nghề có khả năng cạnh tranh, thích nghi với thị trường.
Thứ hai, trình độ quản lý yếu kém và trang thiết bị công nghệ lạc hậu, sử dụng mặt bằng sản xuất lớn.
Lao động trong các DNTN Bắc Ninh có tỷ lệ đào tạo thấp, thiếu trầm trọng công nhân có kỹ năng, tay nghề cao, còn lao động trong các hộ SXKDCT thì chủ yếu tận dụng lao động trong gia đình, hay lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của các DNTN ở Bắc Ninh còn nhiều hạn chế, không chuyên nghiệp, phần lớn dựa vào kinh nghiệm cá nhân của các chủ doanh nghiệp, chưa có điều kiện đầu tư đào tạo nhân lực và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý.
Trình độ quản lý tài chính, sổ sách kế toán, thống kê của KTTN Bắc Ninh còn rất yếu, không thực sự quan tâm đến việc thực hiện các báo cáo định kỳ với cơ quan quản lý Nhà nước. Hiện tại mới chỉ có 40% số doanh nghiệp trên địa bàn nộp báo cáo tài chính hằng năm.
Trong loại hình kinh tế trang trại thì trình độ chuyên môn, kinh nghiệm sản xuất cũng như quản lý của chủ trang trại còn yếu và thiếu. Thực tế chỉ có 63% chủ trang trại là nông dân, số còn lại là bộ đội phục viên, cán bộ đã nghỉ hưu. Hầu hết họ đều chưa qua đào tạo nghiệp vụ quản lý (chiếm 95%) thường lung túng trước những biến động của thị trường.
Trình độ trang thiết bị công nghệ của khu vực KTTN Bắc Ninh nhìn chung còn lạc hậu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Do tiềm lực về vốn
đều rất cũ, lạc hậu nhiều doanh nghiệp còn tiết kiệm chi phí bằng cách mua dây truyền sản xuất cũ của các DNNN tiến hành cổ phần hóa.
Tại Bắc Ninh rất nhiều cơ sở KTTN tại các làng nghề: đúc đồng Đại Bái, sắt thép Đa Hội; đúc nhôm chì Văn Môn, giấy Phong Khê hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, luyện kim hoặc sản xuất giấy tái sinh, sử dụng các nguyên liệu là các phế liệu đưa vào lò nung tự tạo không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải… đã dẫn tới hậu quả là ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho tỉnh Bắc Ninh.
Thứ ba, thiếu vắng các doanh nghiệp lớn đóng vai trò đầu tàu, lĩnh vực quan trọng.
Số lượng những DNTN lớn và vừa của Bắc Ninh có rất ít: trong báo cáo tóp 500 doanh nghiệp lớn nhất của Vietnam Report và Vietnamnet công bố năm 2009, Bắc Ninh chỉ đóng góp có 3 doanh nghiệp (trong số 145 DN trên toàn quốc) của khu vực tư nhân đó là: Công ty CP DABACO Việt Nam (chế biến thức ăn gia súc, đây là DNNN cổ phần hóa), Công ty CP Tập đoàn Hanaka (sản xuất thiết bị điện, dây dẫn), Tổng công ty CP Phát triển đô thị Kinh Bắc (bất động sản). Trong ba doanh nghiệp trên chỉ có công ty Hanaka hình thành từ hộ SXKDCT lên, trải qua các giai đoạn từ công ty gia đình, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừ và doanh nghiệp lớn (hiện nay Hanaka cũng đã hình thành Đảng bộ).
Rõ ràng là khu vực KTTN Bắc Ninh cũng đang thiếu vắng những doanh nghiệp cỡ vừa để có thể sớm trở thành những doanh nghiệp lớn.
Điều này cũng có nghĩa với việc trong thời gian trung hạn sẽ khó có một vài DNTN Bắc Ninh đủ tầm cỡ có thể vươn xa nhằm xây dựng một thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam ở quy mô đa quốc gia.
Các ngành có hàm lượng công nghệ cao (sản xuất máy móc thiết bị, kỹ thuật điện, điện tử, thiết bị chính xác…) rất cần để tăng thêm năng lực sản xuất nhưng lại chưa được chú ý đầu tư đúng mức, DNTN ở các ngành này đã
ít lại có quy mô quá nhỏ, kỹ thuật công nghệ chưa cao. Các ngành dịch vụ chất lượng cao: tư vấn quản lý kinh doanh, kiểm định chất lượng… hiện nay trên địa bàn chưa có doanh nghiệp nào. Trong ngành dịch vụ, KTTN chưa gánh vác được các dịch vụ công trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng vốn ngân sách. Các DNTN không hoạt động trong lĩnh vực công ích do ngành này không mang lại lợi nhuận, lợi nhuận không cao, thời gian thu hồi vốn lâu như:
khu vui chơi công cộng…, chủ yếu dựa vào nguồn vốn từ TW hoặc ngân sách địa phương, trong lĩnh vực dịch vụ y tế thì đa phần là các cơ sở y tế tư nhân nhỏ, mới chỉ có một bệnh viện tư nhân đa khoa Kinh Bắc.
Thứ tư, sự liên kết giữa khu vực KTTN với các khu vực kinh tế khác còn lỏng lẻo.
Hầu hết các DNTN Bắc Ninh đều mới chỉ bắt đầu triển khai đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị một cách quy mô để tham gia vào hoạt động sản xuất từ sau năm 2000, với tuổi đời chưa đầy mười năm và bắt đầu gần như từ con số không (về công nghệ cũng như kỹ năng quản lý kinh doanh), vì thế đã cản trở các doanh nghiệp này tham gia vào hoạt động cung cấp sản phẩm phụ trợ cho các doanh nghiệp FDI. Đó là sự chênh lệch về trình độ công nghệ và chất lượng sản phẩm, sự thiếu hụt thông tin của cả hai phía. Các doanh nghiệp FDI tham gia đầu tư vào lĩnh vực: sản xuất thép, công nghiệp điện tử tin học, sản xuất máy văn phòng của công ty Canon Việt nam, nhà máy sản xuất điện thoại SamSung; còn các DNTN Bắc Ninh sản xuất thép công nghệ thủ công, thương mại dịch vụ, xây dựng…) dẫn tới sự không tương thích trong việc cung cấp sản phẩm đầu vào cho các doanh nghiệp FDI.
Ngoài ra sự liên kết giữa các bộ phận của khu vực KTTN cũng hạn chế, chẳng hạn việc liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, chủ yếu theo phương thức tự sản, tự tiêu hoặc cung cấp cho tư tưởng kinh doanh.
Những trang trại liên kết đầu tư sản xuất, cung ứng sản phẩm cho các cơ sở
hàng hóa của trang trại chủ yếu dưới dạng thô, do đó năng suất, chất lượng chưa cao. Báo cáo của các địa phương cho thấy, 90% sản phẩm của trang trại bán ở dạng thô hoặc tươi sống chưa qua chế biến, 60% sản phẩm của trang trại bán với giá thấp, chưa hợp lý… Sản phẩm của trang trại chủ yếu tiêu thụ thông qua thương lái nên thường bị ép cấp, ép giá làm thiệt hại cho sản xuất.
Các hộ chăn nuôi thiếu thông tin thị trường, thiếu kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi, thiếu sự chỉ đạo quy hoạch phát triển, nên chưa mạnh dạn đầu tư vào các khâu chuồng trại, giống, thức ăn…Tỉnh cũng chưa có định hướng tổng thể phát triển chăn nuôi lợn nạc, nên các địa phương thiếu các giải pháp đồng bộ và cụ thể để tạo thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.