CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Tình hình quản lý và sử dụng LSNG của cộng đồng và thị trường
3.3.3. Tình hình thị trường của các nhóm LSNG quan trọng ở Hoành bồ - Quảng ninh
Qua kết quả tìm hiểu và phân tích đã thu được những thông tin quan trọng về thị trường LSNG:
* Thị trường tiêu thụ của hầu hết các LSNG là rất bấp bênh: Thông thường các sản phẩm thu hái đều được bán qua đầu mối thu mua tại địa phương. Thị trường do tư nhân chi phối nên nặng tính tự phát.
* Do sự khai thác không theo quy trình quy phạm dẫn đến sản lượng LSNG không ổn định làm ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ.
* Việc khai thác LSNG hiện nay bị cấm đoán, hạn chế khối lượng khai thác, muốn khai thác phải có giấy phép khai thác, nhất là các LSNG mà cách khai thác gây hại cho tài nguyên rừng như: đào rễ chay gây chết cây, không được khai thác các cây trám có kích thước nhỏ, không được vào sâu trong rừng tự nhiên... mà theo quy định hiện hành thì mọi lâm sản nếu không có
Trong khi đó việc xin giấy phép thường gặp khó khăn bởi hiện nay nhiều loại LSNG không tập trung và đủ nhiều để thiết kế khai thác và xin cấp có thẩm quyền cấp giấy phép, hay lợi nhuận thu được không đủ bù chi phí cho việc xin giấy phép.
Thêm vào đó, người dân lại chưa được nhận GĐGR để có thể phát triển sản xuất, gây trồng trên phần đất được giao. Vì vậy, cuốc sống của người dân nơi đây vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
* Tỷ lệ hưởng lợi của người dân còn thấp: Kết quả nghiên cứu chuỗi hành trình sản phẩm một số LSNG quan trọng, và các cuộc phỏng vấn cho thấy tỷ lệ hưởng lợi của người dân còn thấp, bởi các khâu trung gian trong lưu thông thương mại đã chia sẻ một phần khá lớn lợi nhuận từ LSNG.
Chuỗi hành trình một số lâm sản ngoài gỗ quan trọng trong cộng đồng:
Nghiên cứu chuỗi hành trình sản phẩm là để tìm hiểu tiến trình thương mại của các LSNG. Có nghĩa là theo dõi các bước đi, mua bán của một số LSNG chính.
Trong 6 loại LSNG được bán ra là: song mây, nhựa trám, rễ chay, mật ong, một số cây thuốc (Lá khôi, Ba kích) thì một số cây thuốc (Lá khôi, Ba kích) thường được bán cho người bốc thuốc nam, bắc chuyên nghiệp tại thôn, sản phẩm mật ong rừng thường được bán cho các cán bộ dưới xuôi lên công tác, mua về biếu và sử dụng. Do đó chỉ xem xét chuỗi hành trình của 3 loại còn lại, trong đó 2 loại chính được xem xét chi tiết chuỗi hành trình là song mây và nhựa trám.
* Hành trình sản phẩm Song, Mây:
Hình 3.6. Sơ đồ Hành trình sản phẩm Song mây khu vực Quảng Ninh
Giá song mây tại các đầu mối:
+ Người dân bán cho anh Long (thôn Tân Ốc 2) sợi mây thô lấy từ rừng về với giá 1.500đ/kg.
+ Anh Long bán sợi mây thô cho đại lý thu mua của ông Huy – thị trấn Trới, Hoành Bồ với giá 1.700 – 1.800đ/kg.
+ Ông Huy sơ chế (luộc, phơi khô, đóng bó) thành nguyên liệu sơ chế, rồi bán (hợp đồng) cho công ty trách nhiệm hữu hạn Mây tre đan xuất khẩu Bắc Ninh, với giá 5.000-7.000đ/kg (với sản phẩm đã được sơ chế), và bán với giá 2.100 – 2.200 đ/kg (với sản phẩm thô)
Với chuỗi hành trình của sản phẩm Song mây cho thấy đây là loại hàng hóa LSNG có giá trị cao, là nguyên liệu xuất khẩu. Tuy vậy, thu nhập của
Người dân Thôn Tân Ốc 2
Anh Long Thôn Tân Ốc 2
Ông Huy Thị trấn Trới-H.Bồ
CT TNHH Mây tre đan xuất khẩu Bắc
Ninh XKhẩu
khÈu
ra để đi rừng thu hoạch. Giải pháp tạo ra ngành nghề chế biến mây, làm các hàng thủ công mỹ nghệ tại cộng đồng nên đặt ra đối với vùng cung cấp nguyên liệu mây, hoặc việc hỗ trợ giảm đầu mối thu mua, nhằm tăng giá trị nguyên liệu và có thêm việc làm và thu nhập cho cộng đồng.
* Hành trình sản phẩm nhựa Trám:
Có chuỗi hành trình sản phẩm gần với hành trình sản phẩm song mây, nhựa Trám là sản phẩm hàng hóa LSNG đã được cộng đồng người dân địa phương khai thác từ 15 năm qua. Sảm phẩm sau khi khai thác về được bán cho người chuyên thu mua các LSNG thô tại thôn, bản. Sau đó được người thu mua nhỏ lẻ vận chuyển ra bán cho đầu mối thu mua tại chợ thị trấn huyện, tại đây sản phẩm lại được phân loại hoặc sơ chế, bán cho các đại lý hoặc đối tượng thu mua khối lượng lớn, vận chuyển đến các nơi tiêu thụ. Sản phẩm nhựa trám được vận chuyển theo hướng ra Móng Cái để xuất khẩu sang Trung Quốc. Như vậy, để đến được nơi chế biến, các sản phẩm này phải trải qua ít nhất 4 – 5 lần mua bán, lưu thông.
Như vậy, từ người khai thác bán ra đến người tiêu dùng mua vào hoặc cơ sở chế biến, qua phân loại và lưu thông thương mại giá nhựa trám đã tăng 2-3 lần so với giá ban đầu. Nghĩa là người nông dân đã phải chia sẻ một tỷ lệ hưởng lợi khá lớn cho những người mua bán trung gian.