Chương 3 Phân tích, đánh giá hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Việt
3.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn 2007 – 2009
3.3.1. Tỷ trọng của từng phương thức huy động trên Tổng vốn huy Động
Nguồn vốn huy động của Ngân hàng VCB Đồng Nai rất đa dạng, huy động từ nhiều nguồn khác nhau: từ các tổ chức kinh tế, từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư, từ việc phát hành giấy tờ có giá…Nhưng tóm lại, nguồn vốn huy động của Ngân hàng được phân ra thành huy động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Cơ cấu vốn huy động thay đổi linh hoạt, nó phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của Ngân hàng trong từng thời kỳ nhất định. Qua phân tích ở chương 3 ta thấy nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm, từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng
SVTH: LEÂ THANH DIEÄP TN06A4 - 52 -
cao còn huy động vốn từ tiền gửi thanh toán, phát hành giấy tờ có giá…không ổn định và chiếm tỷ lệ nhỏ
Bảng 10: Tỷ trọng của từng phương thức huy động trên tổng vốn huy động Đơn vị tính: Triệu đồng
2007 2008 2009
Chổ tieõu Soỏ tieàn % Soỏ tieàn % Soỏ tieàn %
1. TG Thanh toán 395,716 18.4 563,917 20.5 804,937 17.7
2. TG Tieỏt kieọm 962,137 44.6 1,606,655 58.3 2,859,874 70
3. Phát hành GTCG 23,951 1.1 35,907 1.3 48,309 1.2
4. TG cuûa TCTD 772,699 35.9 549,380 19.9 375,927 9.2
Toồng nguoàn voỏn Hẹ 2,154,503 100 2,755,859 100 4,089,047 100 ( Nguồn: Phòng Tổng Hợp VCB Đồng Nai)
+ Tiền gửi tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm, một loại hình tiết kiệm khá mạnh của VCB Đồng Nai. Nó chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn huy động. Năm 2007, loại hình tiền gửi này huy động được 962,137 triệu đồng, chiếm 44.7%
tổng vốn huy động. Sang năm 2008, tăng lên 1,606,655 triệu đồng, chiếm 58.3%.
Năm 2009 là 2,859,874 triệu đồng, tương đương 70%. Trong đó tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ lệ cao hơn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Nguyên nhân chủ yếu là đời sống của một số người dân ngày càng tăng, họ đã có “của ăn của để”
cũng như ngày càng tin tưởng ở Ngân hàng với hàng loạt các chương trình tiết kiệm có khuyến mãi, lãi suất hấp dẫn. Lựa chọn hình thức nhìn chung vẫn chưa quen lắm với hình thức tích lũy kế qua Ngân hàng. Ngân hàng cần đầu tư hơn nữa đến công tác tiếp thị, quảng bá các sản phẩm của Ngân hàng mình cũng như mở nhiều phòng giao dịch để dễ gần gũi với dân hơn.
SVTH: LEÂ THANH DIEÄP TN06A4 - 53 -
Hình 02: Các phương thức huy động vốn
0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000
2007 2008 2009
Năm
TG Thanh toán TG Tiết kiệm Phát hành GTCG Vốn HĐ từ TCTD
+ Tiền gửi của các tổ chức tín dụng: Qua 3 năm, tỷ trọng của loại tiền gửi tiết kiệm này chiếm tỷ lệ cao thứ 2 trong tổng nguồn vốn huy vốn. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp và tổ chức có mối làm ăn với Ngân hàng. Ngân hàng là trung gian thanh toán hay thu hộ. Để tránh rủi ro và phiền phức trong hợp đồng và trong các khoản chi tra, các doanh nghiệp và tổ chức pháp nhân thường tìm đến Ngân hàng như người trung gian làm ăn. Song loại tiền gửi này lại có nhiều biến động. Nó ảnh hưởng trực tiếp của tình hình chung của thế giới cũng như của Việt Nam. Năm 2007, nguồn huy động là 772,699 triệu, chiếm tỷ trọng là 35.9%, một tỷ trọng lớn trong vấn đề huy động. Nhưng qua năm 2008, loại tiền gửi này giảm sút mạnh còn 19.9% trong tổng nguồn vốn huy động. Bước sang năm 2009, nó tiếp tục giảm và còn 375,927 triệu đồng, tương đương 9.2%. Nguồn huy động vốn theo phương thức này thì số tiền gửi từ các TCTD có chiều hướng giảm do lãi suất phải trả cho các tổ chức này cao hơn của khách hàng nên Ngân hàng hạn chế hơn về loại tiền gửi này.
+ Tiền gửi thanh toán: Tiền gửi thanh toán cũng là một hình thức huy động của Ngân hàng, song nó còn chiếm tỷ lệ chưa cao. Loại tiền gửi này, lãi suất thấp
SVTH: LEÂ THANH DIEÄP TN06A4 - 54 -
nên không thu hút được người dân bằng tiền gửi tiết kiệm. Tuy chiếm tỷ trọng không cao nhưng nó lại hứa hẹn một tương lai sáng sủa vì số lượng doanh nghiệp giao dịch và gửi tiền dùng để thanh toán ngày càng cao. Bên cạnh đó, số lượng khách hàng sử dụng thẻ thanh toán nội địa và thanh toán quốc tế cũng tăng mạnh. Do đó, năm 2007, số vốn huy động được là 395,716 triệu đồng và chỉ chiếm 18.4%. Sang năm 2008, tình hình có khả quan hơn với 563,917triệu đồng và tỷ trọng có tăng lên 20.5%. Nhưng sang năm 2009, nó có tăng lên 804,937 triệu đồng nhưng tỷ trọng lại giảm xuống 17.7%. Nguyên nhân của sự giảm sút này như đã phân tích, các chương trình tiết kiệm có dự thưởng ở phương thức tiền gửi tiết kiệm đã thu hút số lượng khách hàng nên tiền gửi thanh toán có tăng nhưng tỷ lệ thì giảm xuống.
+ Phát hành giấy tờ có giá: Để đáp ứng được nhu cầu cho vay trung và dài hạn thì Ngân hàng cần phải có một nguồn vốn có tính chất ổn định. Qua 3 năm tình hình phát hành giấy tờ có giá có nhiều biến động, tuy nhiên nó vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trên tổng vốn huy động. Năm 2007, chiếm 1.11%, năm 2008 chiếm 1.3% và sang năm 2009 là 1.2%.
3.3.2. Vốn huy động / Tổng Nguồn vốn
Bảng 11: Tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Chổ tieõu ẹVT 2007 2008 2009
1. Vốn huy động Tr.đg 2,154,503 2,755,859 4,089,047 2. Toồng nguoàn voỏn Tr.ủg 5,148,706 4,108,269 4,496,935
VHẹ / Toồng NV % 41.8 67.1 90.9
( Nguồn: Phòng Tổng Hợp VCB Đồng Nai) Qua bảng trên ta có nhận xét, tỷ trọng vốn huy động vốn trên tổng nguồn vốn tăng đều qua các năm. Năm 2007 chỉ chiếm với 41.8% thì sang 2008, tỷ lệ này tăng lên 67.1%. Đây là sự tăng trưởng đáng ghi nhận vì trong năm này, tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động xấu do hậu quả của cuộc
SVTH: LEÂ THANH DIEÄP TN06A4 - 55 -
khủng hoảng cuối năm 2008. Qua năm 2009, tình hình kinh tế hậu khủng hoảng có bước chuyển mình rất mạnh với sự tăng trưởng lên 90.9%, chiếm tỷ trọng rất cao một sự tăng trưởng chứng minh nội lực phát triển của VCB. Huy động vốn là một thế mạnh của chi nhánh, VCB Đồng Nai luôn là chi nhánh có kết quả huy động vốn cao trong toàn hệ thống. Năm 2009, năm quan trọng trong tiến trình phục hồi kinh tế, với vốn huy động chiếm 90.9% tổng nguồn vốn. Cũng trong năm này, VCB đạt thành tích chi nhánh huy động vốn hiệu quả đứng thứ 3 trong 62 chi nhánh trong toàn hệ thống. Một kết quả đáng ghi nhận của VCB Đồng Nai.
3.3.3. Voỏn ủieàu chuyeồn / Toồng nguoàn voỏn
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc của chi nhánh vào hội sở như thế nào. Đối với VCB Đồng Nai, tỷ lệ này khá thấp.
Bảng 12: Tỷ trọng vốn điều chuyển trên tổng nguồn vốn
Chổ tieõu ẹVT 2007 2008 2009
1. Voỏn ủieàu chuyeồn Tr.ủg 2,994,203 1,352,410 407,888 2. Toồng nguoàn voỏn Tr.ủg 5,148,706 4,108,269 4,496,935
VHẹ / Toồng NV % 58.1 32.9 9.1
( Nguồn: Phòng Tổng Hợp VCB Đồng Nai) Là một chi nhánh thì sự hỗ trợ nguồn vốn từ Ngân hàng hội sở là không thể thiếu, nhưng sẽ tốt hơn cho chi nhánh nếu có thể tự cân đối nguồn vốn tại chỗ bằng cách tăng cường khả năng huy động vốn của mình. Như thế sẽ tạo cho Ngân hàng chủ động trong hoạt động kinh doanh, có thể cung cấp đầy đủ, kịp thời và nhanh chóng vốn cho Ngân hàng, nhất là khi có nhu cầu bổ sung những thiếu hụt của các cá nhân, doanh nghiệp đang có nhu cầu vốn ngày càng gia tăng. Mặt khác, vốn từ Hội sở chuyển xuống thì Ngân nhàng sẽ phải trả lãi suất cao hơn so với huy động tiền gửi từ nền kinh tế ít nhiều ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng.
SVTH: LEÂ THANH DIEÄP TN06A4 - 56 -
Số liệu qua 3 năm cho thấy, vốn điều chuyển trên tổng nguồn vốn là của năm 2007 là 58.1%. Năm 2008 giảm mạnh còn 32.9% và năm 2009 còn lại 9.1%. Một tỷ lệ thấp, thể hiện hoạt động độc lập của chi nhánh. Sự sụt giảm này cần được duy trì trong những năm tiếp theo đồng thời vốn huy động từ khách hàng cần tăng lên nữa.
3.3.4. Vốn huy động có kỳ hạn / Tổng nguồn vốn huy động
Bảng 13: Tỷ trọng vốn huy động có kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động
Chổ tieõu ẹVT 2007 2008 2009
1. Vốn HĐ có kỳ hạn Tr.đg 1,206,947 1,692,483 2,594,728 2. Toồng voỏn Hẹ Tr.ủg 2,154,503 2,755,859 4,089,047
VHĐ có kỳ hạn / Tổng NV HĐ % 56 61.4 63.4
( Nguồn: Phòng Tổng Hợp VCB Đồng Nai) Chỉ tiêu này cho biết khả năng kiểm soát vốn huy động của Ngân hàng. Vì đối với vốn huy động có kỳ hạn, Ngân hàng sẽ chủ động trong kinh doanh và sẽ giúp Ngân hàng điều tiết vốn một cách linh hoạt hơn.
Qua bảng trên ta thấy, vốn huy động có kỳ hạn tăng khá mạnh. Năm 2007 chiếm 56% tổng vốn huy động, năm 2008 tăng lên 61.4% đến năm 2009 chiếm 63.4%. Đây là một tín hiệu khả quan đối với Ngân hàng vì với lượng vốn này càng tăng thì Ngân hàng có thể có kế hoạch đầu tư vào các dự án hay cho vay nhiều hơn, tạo lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh huy động tiền gửi có kỳ hạn thì Ngân hàng cũng nên chú trọng hơn nữa đến các loại tiền gửi không kỳ hạn, tăng dần tỷ lệ tiền gửi này vì hiện tại và tương lai loại tiền này đang rất có tiềm năng. Vì những lợi ích từ việc thanh toán qua thẻ đem lại, số lượng người sử dụng thẻ đang ngày càng nâng cao, các doanh nghiệp cũng xem Ngân hàng là trung gian để thanh toán tiền lương qua tài khoản cho nhân viên và thanh toán nhu cầu mua bán hoàng hóa, dịch vụ. Đây là những nhu cầu đã bắt đầu phát triển và phổ biến ở khu vực và trên cả nước, Ngân hàng cần tranh thủ
SVTH: LEÂ THANH DIEÄP TN06A4 - 57 -
để chớp lấy những cơ hội tốt này bằng những chương trình khuyễn mãi và dịch vuù toỏt nhaỏt.
3.3.5. Vốn huy động dài hạn / Tổng nguồn vốn huy động
Bảng 14: Tỷ trọng vốn huy động trung dài hạn trên vốn huy động
Chổ tieõu ẹVT 2007 2008 2009
Vốn HĐ trung dài hạn Tr.đg 769,298 958,129 1,509,348 Tổng vốn Huy Động Tr.đg 2,154,503 2,755,859 4,089,047
Tyỷ leọ % 35.7 34.8 36.9
( Nguồn: Phòng Tổng Hợp VCB Đồng Nai) Ngân hàng huy động vốn trung và dài hạn là nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng và đầu tư dài hạn. Nếu Ngân hàng huy động được nguồn vốn này nhiều, có nghĩa là việc cho vay khách hàng trong dài hạn tăng theo đó lợi nhuận Ngân hàng cũng tăng theo.
Từ số liệu 3 năm qua, thì tỷ lệ vốn trung và dài hạn trên tổng nguồn vốn có nhiều biến động và đều dưới 40%, năm 2007 là 35.7%, năm 2008 giảm xuống còn 34.8%, sang năm 2009 có tăng lên nhưng so với vốn huy động có kỳ hạn chung là 63.4% thì nó không phải là cao. Nguyên nhân là do tâm lý khách hàng thường sợ rủi ro nên họ thường gửi tiền kỳ hạn dưới 12 tháng thì yên tâm hơn.
Mặt khác, các hình thức khuyến mãi, tiết kiệm có dự thưởng cũng được Ngân hàng chú trọng vào tiền gửi ngắn hạn. Nhìn chung thì tỷ lệ này qua các năm chưa thực sự cao so với tiền năng hoạt động của chi nhánh, Ngân hàng cần dùng nhiều chính sách hấp dẫn như nâng cao nữa lãi suất hay sử dụng những ưu đãi hơn trong việc cho vay đối với khách hàng có tiền gửi trung, dài hạn thời gian qua.
SVTH: LEÂ THANH DIEÄP TN06A4 - 58 -
3.3.6. Tỷ trọng vốn huy động của VCB Đồng Nai / Tổng vốn huy động của các Ngân hàng trên địa bàn.
Bảng 15: Vốn HĐ của VCB Đồng Nai / Tổng vốn HĐ của các NH trên địa bàn
Chổ tieõu ẹVT 2007 2008 2009
Voỏn Hẹ cuỷa VCB Tr.ủg 2,154,503 2,755,859 4,089,047 VHĐ các NH trên địa bàn Tr.đg 23,699,533 27,558,590 40,890,470 VHĐ của VCB / VHĐ các
NH trên địa bàn % 11 10 10
( Nguồn: Phòng Tổng Hợp VCB Đồng Nai) Qua bảng trên, ta có thể thấy vị thế của chi nhánh so với mặt bằng chung của tỉnh. Năm 2007, tỷ lệ này là 11%, năm 2008 là 10%. Tỷ lệ không tăng mà cũng không giảm nhiều, thể hiện sự ổn định trong kinh doanh của chi nhánh.
Cùng hoạt động như nhau trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, cùng được hưởng những lợi thế như nhau từ chính sách, ưu đãi từ chính quyền tỉnh, Ngân hàng Nhà nước, cũng như chịu những bất lợi do điều kiện khách quan đem lại. Mỗi Ngân hàng đều có thế mạnh và hướng đi riêng cho mình để đối mặt với những thử thách, khẳng định mình, từ đó phát huy hiệu quả kinh doanh. Trên 27 Ngân hàng cùng chia nhau một cái bánh là người dân sống tại tỉnh Đồng Nai – thị trường mà nền kinh tế phát triển khá nhanh song tình hình kinh tế mấy năm gần đây có nhiều biến động bất thường nên cũng gây không ít khó khăn cho các Ngân hàng trong việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi… Đứng trước hoàn cảnh đó đòi hỏi mỗi Ngân hàng phải có sự tỉnh táo, tính thích ứng và tầm nhìn chiến lược mới có thể hoạt động hiệu quả được, và lúc đó mới có cơ hội làm phần bánh thị trường của mình lớn thêm. VCB Đồng Nai cũng đã đưa ra những kế hoạch và mọi chỉ tiêu được giao cho từng nhân viên. Huy động vốn được xem là hoạt động khó nên Ngân hàng đã sử dụng những biện pháp hiệu quả do Hội sở giao cũng như Ngân hàng tự đặt ra cho mình để tăng nguồn vốn. Điều đó đã được thể hiện ở tỷ trọng vốn
SVTH: LEÂ THANH DIEÄP TN06A4 - 59 -
huy động của Ngân hàng so với các Ngân hàng khác trên địa bàn, và phần bánh của VCB Đồng Nai trên thị trường đang ngày càng to hơn và vững chắc hơn.
Phát huy những gì đang có và chiến lược hiệu quả, tỷ trọng vốn huy động của Ngân hàng so với tổng vốn huy động của các Ngân hàng trên địa bàn không dừng lại ở đó mà còn tăng lên cao hơn nữa.
3.3.7. Những thành quả đạt được:
Năm 2005, Ngân hàng VCB Đồng Nai đã vinh dự là một tập thể dược phong tăng danh hiệu “Anh hùng Lao động” và trở thành chi nhánh đầu tiên của hệ thống VCB nhận được danh hiệu cao quý này.
Đây là niềm vinh dự, tự hào của tập thể và cán bộ viên chức VCB Đồng Nai; phần tưởng xứng đáng cho sự kiên trì, bền bỉ phấn đấu liên tục, không ngừng của toàn bộ chi nhánh. Hơn thế nữa, danh hiệu Anh hùng mà VCB Đồng Nai được phong tặng không chỉ có ý nghĩa với VCB Đồng Nai mà còn là nguồn động viên cổ vũ cho kết quả kinh doanh của toàn hệ thống VCB.
Trong những năm vừa qua, với những thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh của mình, VCB Đồng Nai liên tục đạt được những danh hiệu thi đua cao của Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Thống đôc NHNN, Chủ tịch tỉnh Đồng Nai và chủ tịch HĐQT Vietcombank trao tặng: Huân chương lao động hạng 3 (năm 2001); Bằng khen của Thủ tướng (2000); Cờ thi đua xuất sắc của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai (1999-2004); Bằng khen và công nhận tập thể lao động xuất sắc của Thống đốc NHNN (1999-2002); Cờ thi đua toàn hệ thống Ngân hàng thương mại của Thống đốc NHNN (2002); Danh hiệu “Đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực đầu tư khối FDI”(2002), “ Đơn vị xuất sắc nhất hệ thống”(2003), “ Đơn vị dẫn đầu về chất lượng tín dụng” (2004) của Chủ tịch HẹQT Vietcombank.
SVTH: LEÂ THANH DIEÄP TN06A4 - 60 -
Năm 2005, chỉ tiêu huy động vốn của chi nhánh đứng thứ 10 nhưng đến năm 2009, chi nhánh đứng hàng thứ 3 trong 62 chi nhánh của hệ thống.
3.3.8. Những hạn chế cùng nguyên nhân
Từ phía các cơ quan quản lý:
- Nước ta mới gia nhập WTO không lâu, tuy có các chính sách mở cửa cùng các gói kích cầu nhưng chưa thực hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Các thủ tục còn khá phức tạp, tạo không ít khó khăn cho người dân.
- Tình hình kinh tế mấy năm gần đây gặp nhiều biến động, lạm phát tăng cao, đồng Dollars và giá vàng leo thang. Nguyên nhân cũng là do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra vào cuối năm 2008 đã làm suy thoái kinh tế toàn cầu. Thêm vào đó là tâm lý của người dân sợ đồng tiền mất giá nên họ tích trữ vàng làm giá vàng tăng. Song, các cơ quan quản lý của nước ta chưa linh hoạt, chưa dự báo được tình hình kinh tế, chưa kìm được tỷ lệ lạm phát, tạo tâm lý lo lắng cho người dân.
Từ phía Ngân hàng
- VCB mới cổ phần hóa vào năm 2008. Thời gian là chưa lâu nên hoạt động của Ngân hàng còn mang đậm tính Nhà nước. Các thủ tục còn khá rườm rà, lãi suất chưa thật hấp dẫn khách hàng.
- Ngày càng có nhiều Ngân hàng thành lập và các Ngân hàng nước ngoài vào hoạt đông, sự cạnh tranh là gay gắt. Song, Ngân hàng chưa có nhiều chính sách để đối đầu với việc này, chưa có nhiều chương trình quảng cáo, khuyến mãi khách hàng nên một bộ phần người dân đã chọn những Ngân hàng khác.
SVTH: LEÂ THANH DIEÄP TN06A4 - 61 -
Nhận xét chung:
Tình hình huy động vốn tại VCB Đồng Nai tương đối hiệu quả trong 3 năm qua (2007 – 2009). Ngân hàng đã luôn cố gắng hạn chế điểm yếu, tận dụng điểm mạnh và nắm bắt được những cơ hội để phát huy hiệu quả kinh doanh của mình. Ngoài việc sử dụng những hình thức huy động hấp dẫn để thu hút khách hàng thì Ngân hàng luôn quan tâm đến phong cách phục vụ, đảm bảo chất lượng dịch vụ nhằm tạo niềm tin và sự tiện lợi cho khách hàng loại tền gửi và rút tiền.
Ta thấy Ngân hàng huy động vốn chủ yếu qua loại tiền gửi tiết kiệm có dự thưởng, khuyễn mãi, lì xì đầu năm…và tiền gửi của các tổ chức kinh tế, nhưng lại còn hạn chế trong việc phát hành giấy tờ có giá và tiền gửi thanh toán. Phát hành giấy tờ có giá là nguồn vốn trung và dài hạn khá ổn định giúp cho Ngân hàng yên tâm đầu tư và cho vay, do vậy Ngân hàng cần quảng bá những lợi ích của loại tiền gửi này cụ thể đến khách hàng nhằm thu hút số lượng khách gửi tiền nhiều hơn. Đồng thời, Ngân hàng cần quan tâm và mở rộng hơn nữa quan hệ với các tổ chức tín dụng để thuận tiện trong việc thanh toán của khách hàng.
Vốn huy động tăng thể hiện tinh thần tự chủ của Ngân hàng cao, khả năng đáp ứng nhu cầu cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng tăng. Điều đó góp phần làm tăng nguồn vốn là cơ sở để Ngân hàng mở rộng các hình thức đầu tư kinh doanh mới. Trong hiện tại và tương lai, có rất nhiều kênh, nhiều hình thức hấp dẫn để người dân có thể đầu tư vốn để mang lại lợi nhuận cao hơn cộng với sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng trong và ngoài nước khác, chi nhánh cần tăng cường quảng bá thương hiệu, sử dụng biểu lãi suất hấp dẫn, linh hoạt cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng nhiều hơn.