CHƯƠNG 4: HỢP ĐỒNG QUỐC TẾ
4.4. Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại quốc tế
4.4.3. Trọng tài thương mại quốc tế
Trọng tài thương mại quốc tế là một cơ chế (tổ chức, cơ quan) giải quyết những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại quốc tế. Trong thực tế, trọng tài thương mại quốc tế có hai loại:
- Trọng tài vụ việc (ad - hoc)do các bên thành lập để giải quyết một tranh chấp cụ thể, sau khi tranh chấp được giải quyết xong và quyết định được công bố thì trọng tài chấm dứt hoạt động của mình. Các bên tự lựa chọn địa điểm tiến hành giải quyết tranh chấp, quy định nguyên tắc lựa chọn trọng tài và trình tự tố tụng. Các bên có sự độc lập không hạn chế trong việc lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp, có thể thoả thuận với nhau về thủ tục hay lấy quy chế của một trung tâm trọng tài thường xuyên nào đó làm cơ sở. Ngoài ra các bên có thể thoả thuận áp dụng quy chế trọng tài được tổ chức quốc tế soạn thảo riêng cho trọng tài ad-hoc.
Thực tiễn cho thấy rằng trọng tài ad-hoc được sử dụng một cách có hiệu quả để giải quyết các tranh chấp liên quan đến: Chất lượng hàng hoá, xác định giá cả
- Trọng tài thường xuyên được thành lập ở các ủy ban thương mại công nghiệp quốc gia, hiệp hội, liên minh và các tổ chức khác, trong đó có cả các tổ chức quốc tế. Đặc điểm của trọng tài thường xuyên này là có một cơ quan hoạt động thường xuyên, cơ quan này không tham gia vào giải quyết tranh chấp mà thực hiện một số chức năng hành chính, kỹ thuật tư vấn, giám sát, kiểm tra, có quy chế hoạt động theo quy định của pháp luật.
Việc sử dụng trọng tài thường xuyên để giả quyết tranh chấp thương mại có nhiều thuận lợi hơn so với việc sử dụng trọng tài ad-hoc. Hiện nay trên thế giới hầu như ở quốc gia nào cũng có trung tâm trọng tài thương mại quốc tế. Tuy nhiên, có uy tín nhất là những trung tâm trọng tài sau:
- Toà án Trọng tài thương mại quốc tế ở Paris - Trung tâm Trọng tài thương mại quốc tế London - Trung tâm Trọng tài thương mại quốc tế Stokholm - Trung tâm Trọng tài thương mại quốc tế Hoa Kỳ
- Trung tâm Trọng tài thương mại quốc tế Bắc Kinh
- Trung tâm Trọng tài thương mại quốc tế Kuala Lumpur...
4.4.3.1. Cơ sở pháp lý của trọng tài quốc tế
Giải quyết tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng thương mại quốc tế bằng hình thức trọng tài ngày càng có ý nghĩa phổ biến cùng với sự khác biệt đáng kể của pháp luật quốc gia điều chỉnh hoạt động của trọng tài thương mại quốc tế.
Vai trò của pháp luật quốc tế trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế được thể hiện trong các phương diện sau:
- Tiêu chuẩn hoá những quy phạm tố tụng với mục đích bảo đảm sự thống nhất trong thủ tục giải quyêt tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài của các quốc gia khác nhau.
- Xây dựng cơ sở pháp lý quốc tế cho việc công nhận và bắt buộc phải thực hiện quyết định của trọng tài của một quốc gia trên lãnh thổ một quốc gia khác.
4.4.3.1.1. Hệ thống hoá các văn bản quốc tế về tố tụng trọng tài
Cộng đồng quốc tế dành sự chú ý đặc biệt cho việc hệ thống hoá pháp luật tố tụng trọng tài. Hiện nay tồn tại một loạt văn bản quốc tế trong lĩnh vực này.
Công ước Châu Âu về trọng tài thương mại quốc tế
Công ước Châu Âu về trọng tài thương mại quốc tế được uỷ ban Kinh tế của Liên Hiệp Quốc soạn thảo cho Châu Âu và được thông qua ngày 12 tháng 4 năm 1961, có hiệu lực từ ngày 7 tháng 1 năm 1964 (Công ước 1961). Công ước 1961 quy định thủ tục thành lập trọng tài, thủ tục xem xét tranh chấp, thủ tục thông qua quyết định cũng như điều kiện và những hiệu quả của việc công nhận quyết định của trọng tài không có hiệu lực . Công ước 1961 được áp dụng cho cả trọng tài ad- hoc, cho cả trọng tài thường trực với điều kiện, các bên của tranh chấp nằm trên lãnh thổ của các quốc gia thành viên khác nhau (Điều 1).
Trong công ước 1961 có một số quy định quan trọng: Thứ nhất, trọng tài viên không chỉ là công dân của quốc gia, trên lãnh thổ của quốc gia này tranh chấp giải quyết, nà có thể là công dân nước ngoài, thứ hai, pháp nhân công pháp theo
quy định của luật quốc gia có thể giao tranh chấp cho trọng tài giải quyết, thứ ba, quy định nguyên tắc tự do ý chí không hạn chế của các bên trong việc lựa chọn luật áp dụng, nếu các bên trong lựa chọn luật áp dụng trọng tài phù hợp với quy phạm xunh đột, tự lựa chọn luật áp dụng để giải quyết tranh chấp, thứ tư, trọng tài viên, theo thoả thuận của các bên có thể ra quyết định hoà giải (Điều 7).
Mặc dù có nhiều fquy định quan trọng, nhưng công ước 1961 không được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
4.4.3.1.2. Quy chế trọng tài của UNCITRAL
Quy chế trọng tài của UNCITRAL được Uỷ ban Luật Thương mại quốc tế của Liên Hiệp Quốc soạn thảo năm 1976 và được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 15.12.1976 (Quy chế UNCITRAL). Quy chế này được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn giải quyết tranh thương mại quốc tế và không có căn bản nào có thể thay thế được trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ad-hoc.
Những trung tâm trọng tài khác, mặc dù có quy chế hoạt động riêng của mình, cũng cho phép các bên của tranh chấp sử dụng quy chế UNCITRAL hay tự sử dụng quy chế này để hoàn thiện quy chế của mình.
Quy chế UNCITRAL không có hiệu lực như là một văn bản pháp lý ở bất kỳ một quốc gia nào. Quy chế này có thể được các bên sử dụng bằng cách đưa chúng vào thảo thuận trọng tài, ví dụ " Mọi tranh chấp bất đồng hay yêu cầu phát sinh từ hợp đồng này liên quan đến hợp đồng hoặc liên quan đến vi phạm, chấm dứt hay vô hiệu của hợp đồng, được giải quyết bằng trọng tài theo quy chế trọng tài hiện hành của UNCITRAL".
4.4.3.1.3. Luật mẫu của UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế
Vì có những sự khác biệt trong pháp luật quốc gi vè trọng tài như đã đề cập ở trên, UNCITRAL đã soạn thảo Luật mẫu về trọng tài thương mại năm 1985, luật mẫu này được Đại hộ đồng Liên Hiếp Quốc thông qua ngày 11-12-1985 giới thiệu nó cho tất cả các quốc gia. Hy vọng rằng, các quốc gia trên thế giới sẽ soạn thảo văn bản pháp luật quốc gia về trọng tài trên cơ sở của pháp luật và như vậy sẽ đạt được sự thống nhất trong pháp luật về thủ tục trọng tài giữa các quốc gia ..Cần
phải lưu ý rằng, ngay cả khi một quốc gai nào đó lấy luật mẫu UNCITRAL cũng không có hiệu lực trực tiếp như một văn bản pháp ly quốc gia.