Tên nhân vật thể hiện đặc điểm tính cách nhân vật

Một phần của tài liệu Cách đặt tên nhân vật trong truyện ngắn của nguyễn minh châu (KL06120) (Trang 26 - 32)

Chương 2: CÁCH ĐẶT TÊN NHÂN VẬT VÀ VAI TRÒ ĐỊNH HƯỚNG CỦA TÊN NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU

2.2 Phân tích kết quả thống kê

2.2.1 Nhân vật có tên cụ thể

2.2.1.1 Tên nhân vật thể hiện đặc điểm tính cách nhân vật

Đây là cách đặt tên nhân vật chiếm số lƣợng nhiều nhất so với tổng số phiếu điều tra. Tất cả gồm 20/63 phiếu chiếm 31,7%.

a. Tên nhân vật tương đồng với tính cách nhân vật.

“Nhĩ” trong tác phẩm “Bến quê”, cái tên Nhĩ làm cho người ta liên tưởng đến một trong các giác quan của con người đó là thính giác của con người. Nó dường như là sự cảm nhận và lắng nghe âm thanh cuộc sống của con người. Nhân vật chính có cái tên gắn liền với dòng sông quê hương, thế mà hình nhƣ lúc này anh mới biết hết ý nghĩa của của hai chữ “Bến quê”. Nhĩ đã từng đi khắp nơi trên trái đất nhưng cuối đời lại bị cột chặt vào giường bệnh bởi một căn bệnh hiểm nghèo đến nỗi không thể dịch chuyển lấy vài

22

mươi phân trên cửa sổ. Nhìn sang bãi bồi bên kia sông Hồng – chính vào thời điểm ấy, Nhĩ đã phát hiện ra vùng đất bên kia sông nơi bến quê quen thuộc một vẻ đẹp bình dị mà hết sức quyến rũ. Cũng chính lúc nằm liệt trên giường bệnh Nhĩ mới cảm nhận được hết nỗi vất vả, tình yêu thương, đức hi sinh thầm lặng của người vợ mình. Nhĩ khao khát được một lần đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Cái miền đất thật gần gũi nhƣng lại xa vời vô cùng. Không thể thực hiện đƣợc cái điều mà mình khao khát, Nhĩ đã nhờ đứa con trai thay mình sang đặt chân lên bến bờ bên kia sông nhƣng đứa con không hiểu ƣớc muốn của cha, nó miễn cưỡng và bị hút vào trò chơi hấp dẫn trên đường đi để rồi bị lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. Từ đó, Nhĩ đã chiêm nghiệm đƣợc cái quy luật đầy nghịch lý của cuộc sống “Con người ta khó tránh khỏi cái vòng vèo chùng chình, phải dứt ra khỏi nó để hướng tới những giá trị đích thực của cuộc sống”[10,Tr.209].

“Phùng” trong “Chiếc thuyền ngoài xa” là một cái tên cũng chứa đầy ẩn ý. Cái tên của anh có nghĩa là gặp gỡ, kết quả của sự kiếm tìm cái đẹp, chân lý nghệ thuật là chân lý cuộc sống. Để có bộ lịch về thuyền và biển thật ưng ý, trưởng phòng đề nghị nhiếp ảnh Phùng đi thực tế chụp bổ sung một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng có sương mù.

Phùng vốn là một người chiến sĩ cách mạng trong những năm tháng chống Mĩ, anh đi nhiều nơi và với con mắt tinh tường của mình anh đã chọn đƣợc một vùng đất tuyệt đẹp “Cái vùng nước mà tôi vừa vác máy ảnh đến để chụp bổ sung cho bộ sưu tập thật là thơ mộng…”[10,Tr.134]“Đàng đông đã sáng trắng. Trên một nửa vòm trời sao đã lặn hết. Những đám mây hình vỏ sò cứ hồng lên dần”[10,Tr.136]. Và cuối cùng anh đã tìm đƣợc những bức ảnh mà Phùng thấy “Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh đắt trời cho như vậy: trước mắt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu

23

sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào…”[10,Tr.138].

Tuy nhiên tác phẩm không chỉ dừng lại ở đấy, nghệ sĩ Phùng bàng hoàng phát hiện ra sự thật của cuộc sống bên trong bức ảnh tuyệt mĩ về

“chiếc thuyền ngoài xa”. Bước ra là một người đàn bà mệt mỏi, cam chịu, một người đàn ông dữ dằn, ác độc, coi việc đánh vợ như là cách giải tỏa những uất ức khổ đau. Trên chiếc thuyền ngoài xa, còn chứa một sự thật trớ trêu, cay đắng nữa là cha con lão hàng chài coi nhau nhƣ kẻ thù. Nghệ sĩ Phùng cay đắng nhận ra những ngang trái, bi kịch trong gia đình thuyền chài kia nhƣ là thứ thuốc thử mà anh dày công sáng tạo nghệ thật bỗng hiện hình nhƣ một sự thật về cuộc sống xót xa. Sự thật ấy đặt ra một vấn đề đối với người nghệ sĩ về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối”(Nam Cao). Chắc hẳn bạn đọc sẽ không khỏi thắc mắc là vì sao tác giả không để Chánh án Đẩu nhận ra những chân lý ấy mà lại đặt dưới con mắt của nghệ sĩ Phùng? Bởi ý nghĩa của cái tên Phùng đã giải nghĩa tất cả.

“Đĩnh” (từ cũ) là thoi vàng hoặc bạc, ngày xƣa dung làm tiền tệ. Đĩnh còn gợi cho chúng ta một phẩm chất của con người với phong thái đĩnh đạc.

Đĩnh trong “Mùa trái cóc ở miền Nam” là một người lính “Đồng chí Đĩnh xê trưởng đi hội ý trên tiểu đoàn chưa về…”[8,Tr.452]. Đồng chí Đĩnh phát biểu, Đĩnh ngừng một chút thăm dò nét mặt các đại biểu đội trưởng khác rồi quay lại phía Toàn: “Tôi đề nghị đồng chí Toàn… Rút đồng chí Phác lên trên này ngay tối nay. Hoặc tốt nhất, cho tống giam. Chứ một cán bộ vô kỷ luật, tự ý bỏ đơn vị đi chơi như thế không thể để ở lại đại đội dù một phút”[8,Tr.443].

Chỉ một lời phát biểu này thôi chúng ta cũng thấy được xê trưởng Đĩnh là một con người có trách nhiệm. Cái phẩm chất mà anh Toàn đã khen “Điều đó quý hóa quá! Tốt quá!”[8,Tr.442]. Không chỉ dừng lại ở đó mà anh Đĩnh còn là

24

người thông hiểu các đồng chí, đồng đội của mình: “Tôi thông cảm với anh, chúng mình thằng nào chẳng có một chút gia đình, bố mẹ ở ngoài miền Bắc, gần mười năm vào đây…”[8,Tr.445]. Đĩnh quả là một con người thấu hiểu, anh nhƣ một thoi vàng trong ngay chiến trận này. Phẩm chất cần có của một nhà báo.

“Phác” là cái tên chứa đựng sự dung dị. “Phác” nghĩa là mộc mạc, chất phác. Nó chứa đựng phẩm chất của người dân quê. Điều này cho thấy người dân biển họ thuần phác, giản dị với những phẩm chất vốn có của mình.

Hành động chống lại cha khi nhìn thấy cha đánh mẹ đã chứng minh điều ấy.

Cậu bé không suy xét khi nghĩ rằng ai đó nhìn thấy và cậu cũng không hề nghĩ rằng hành động của mình là “bất hiếu” đi ngƣợc lại với đạo đức và thuần phong mĩ tục. Cậu thuần khiết, dung dị nhƣ cái tên Phác mà Nguyễn Minh Châu dành cho.

Tên nhân vật tương đồng với tính cách nhân vật đã gây cho người đọc những hứng thú ban đầu khi tìm hiểu tác phẩm, hơn thế nữa nó cũng đã chỉ dẫn thêm cho người đọc về nhân vật mà mình sẽ tìm hiểu.

b. Tên nhân vật tương phản với tính cách nhân vật

Cái tên Hằng cũng giúp chúng ta liên tưởng đến vẻ đẹp dịu dàng, nhẹ nhàng của chị Hằng Nga xuất hiện trong đêm rằm trung thu.

“Chị Hằng” trong “Mẹ con chị Hằng” lại có nét tính cách tương phản với tên gọi của chị. Khi lên đường tham gia kháng chiến anh Ca- chồng chị đã dặn dò chị không đƣợc cáu gắt với mẹ chồng và phải chăm sóc các con cẩn thận. Nhƣng chị vẫn không thay tính đổi nết. Mặc dù đã là mẹ của hai đứa con nhỏ, đã trở thành một người vợ, chị vẫn muốn được mẹ yêu thương chiều chuộng nhƣ khi còn nhỏ “Chị Hằng nổi tiếng là một đứa bé hay nhõng nhẽo, làm nũng mẹ”[10,Tr.160]. Và đến nay “Chị Hằng vẫn chưa bỏ được cái tính

25

nhõng nhẽo, thích làm nũng và bắt nạt mẹ”[10,Tr.160]. Cái tên Hằng đã nói lên đƣợc nét tính cách của chị.

Khi nghe điện thoại của anh Ca ở tuyền tuyến gọi về anh bị sốt, tình hình chiến trường khẩn trương, chị lo cho chồng, lại cộng thêm đứa con khóc với tấm lòng một người mẹ một người vợ chị xót xa và lại nổi cáu với bà. Bà cụ Huân chăm sóc con, thương con nhưng sự vụng về và thật thà của bà đã làm cho chị Hằng lại không thể kìm đƣợc cảm xúc. Và “dần dần lại y như lần trước hồi chị sinh thằng Hùng, lần này chị Hằng lại sinh ra hay to tiếng, hay cau có với bà cụ”[10,Tr.160]. Cái tính của chị không thay đổi đƣợc, qua các chi tiết ấy, chúng ta có thể thấy tên của chị rất phù hợp với nét tính cách của chị.

“Quang” làm cho người ta liên tưởng đến những thứ sáng sủa, không bị vướng tầm nhìn, không bị che chắn. Quang trong “Cơn Giông” được xây dựng là hình ảnh một người chiến sĩ cách mạng, anh mang trong mình lý tưởng sáng ngời song anh lại là một con người biến chất. Tính cách của anh trái ngược với tên gọi của anh. Quang là một người suy thoái về phẩm chất đạo đức cách mạng. Từ một chiến sĩ cách mạng trở thành tên phản bội, Quang đã bộc lộ hết con người thật của mình mà trước đó Quang luôn giấu kín được.

Nhan đề tác phẩm là “Cơn giông” đã làm cho người ta thấy được cái gì đó bất thường. Khi nhắc đến tên Quang cũng khiến người ta phải suy xét, bởi trong cơn giông thường mang theo những thứ ánh sáng sẫm mầu, gợi tối tăm, hoặc đó là thứ ánh sáng sau khi cơn giông qua đi, ánh sáng của ngày mai nhƣ

“Sau cơn mưa trời lại sáng”. Cái tên Quang ở đây cho thấy một thứ ánh sáng đen tối, Quang đã phản bội cách mạng, bước sang hàng ngũ của địch, thỏa mãn những thứ vật chất tầm thường. Từ chỗ phản cách mạng Quang cũng đã ý thức được nhân cách xấu xa ấy song con người bóng tối đã chiến thắng và hắn đã nhận thấy thất bại thảm hại trong cuộc đời.

26

Qua tên nhân vật mà bạn đọc bước đầu hiểu về bản chất con người nhân vật, giúp có cơ sở để phân tích những hành động và biểu hiện nhân vật một cách đúng đắn.

c. Tên nhân vật thể hiện hàm ý về đặc điểm tính cách trong sáng và cao thƣợng của nhân vật

“Đẩu” cái tên cũng mang ý nghĩa sâu xa, “Đẩu” là cái Đấu thường dùng để đong thóc, đong gạo. Chánh án tòa án huyện trong “Chiếc thuyền ngoài xa” mang cái tên Đẩu phải chăng là để thể hiện vai trò “Cầm cân nảy mực” trong cán cân công lý của chúng ta. Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện đã cho chánh án Đẩu một bài học sáng giá. Đẩu nhận ra không thể đơn giản trong cái nhìn về cuộc đời và con người. Đồng thời, lý thuyết phải đi liền với thực hành, không nên vận dụng lý thuyết một cách máy móc vào thực tế. Cái tên Đẩu rất hợp với vai trò và chƣc trách công việc nơi tòa án của anh và dường như anh sinh ra là để gắn với công lý, gắn với sự công bằng mà nhân dân gửi gắm. Cái tên của anh giúp cho độc giả phần nào hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn nơi anh khi khám phá tác phẩm.

“Lương” trong “Nhành Mai”, một nhân vật nhắc đến tên khiến người ta liên tưởng đến những cái gì tốt đẹp. Nhân vật Lương trong tác phẩm là một nhân vật có một tâm hồn cao thƣợng. Lương xuất hiện trong tác phẩm là hình tượng một người lính – một chiến sĩ cách mạng. Lương đến làng Đằng, gặp và quen Thận trong kháng chiến, Lương luôn nhớ đến Thận, nhớ đến những lời hứa, nhớ đến những kỉ niệm của anh và Thận. Chính vì thế mà anh đã luôn mong muốn đƣợc trở lại tìm và gặp Thận, nhƣng anh đã không gặp đƣợc Thận và gia đình Thận. Anh đã viết mấy chữ gài vào bên gốc mai: “Trong thời gian năm năm qua, tôi có trở về làng Đằng một lần…Chẳng biết gửi ai, tôi đem gài mẩu giấy vào bên gốc mai rồi xốc súng lên vai ra đi”[10,Tr.18].

27

Lương không nguôi suy tƣ, trăn trở. Và lần này, anh lại trở về làng Đằng. Lần trở lại cuối cùng giữa không khí làng xóm vắng lặng và hoang vu.

Cái tên “Lương” chứa đựng, ẩn chứa cho tâm hồn, tình cảm của người chiến sĩ cách mạng luôn vững tâm, dũng cảm trong cuộc sống và trong cuộc chiến đấu. Đó là niềm tin, sự lạc quan cần thiết của bất cứ một người chiến sĩ cách mạng nào. Hình ảnh “Tôi kéo mái tóc Thận sát ngực, cùng đứng bên nhau trước mảnh sân hồi lâu trước khi chia tay”[10,Tr.26]. Cùng với hình ảnh

“Những nụ hoa mai trắng ngần đơm đầy cành”[10,Tr26] làm cho tư tưởng Lương đƣợc thỏa mãn và yên tâm, vững tin chiến đấu. Hơn thế đã tạo động lực để kết thúc với trận tập kết ở làng Đằng thành công, Lương trở về đơn vị anh “cầm một nhành mai đi cuối hàng quân”[10,Tr.26] gợi ra đầy ý nghĩa.

Nó là động lực và cả kỉ vật khiến anh luôn nâng niu, trân trọng và mang theo.

Mỗi tên nhân vật của Nguyễn Minh Châu gợi cho người đọc một tính cách đặc trưng, điển hình của nhân vật điều đó giúp người đọc có những ấn tƣợng ban đầu về nhân vật mà mình sẽ đƣợc tiếp xúc.

Một phần của tài liệu Cách đặt tên nhân vật trong truyện ngắn của nguyễn minh châu (KL06120) (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)