Chương 2. Thực và phi thực trong tiểu thuyết “ Tửu Quốc”
3. Thực và phi thực trong tiểu thuyết “Tửu Quốc”
3.1 Thực – Cái thực – Hiện thực được phản ánh trong tác phẩm.
Thực là những cái có thật, đúng như đã có, đã xảy ra. Cái đang tồn tại và phát triển, chứa đựng bản chất của chính nó và quy luật trong bản thân nó và cũng bao hàm những kết quả của sự hoạt động và phát triển của chính nó.
Thực là những vấn đề có thật, nhưng đôi khi sự mơ mộng, tưởng tượng của chúng ta lẽ ra nó là phi thực nhưng nó lại là thực. Đó là thực trong tưởng tượng. Tửu Quốc là sự tưởng tượng, hư cấu của tác giả, nhà văn đã hư cấu nó theo sự tưởng tượng của mình, nhưng cái mà nhà văn tưởng tượng đó lại dựa trên cái có thực. Từ thành phố Rượu, đến những con người, sự ăn chơi xa hoa của thành phố Rượu đó, những sự kiện và tư tưởng của con người sống trong thành phố đó, đều là tưởng tượng nhưng không phải là không có thật. Những vấn đề Mạc Ngôn đưa ra trong tác
phẩm, nó có trong hiện thực của cuộc sống chúng ta, hay cụ thể hơn là xã hội mà Mạc Ngôn đang sống- xã hội Trung Quốc đương đại. Từ hiện thực của cuộc sống nhà văn đã tưởng tượng hư cấu lên một Tửu Quốc, nơi đó vừa thực vừa ảo. Cái mục đích viết tác phẩm này lại là rất thực “Tôi đã viết cuốn tiểu thuyết dài Tửu Quốc với ý định vạch trần tội ác của rượu, kêu gọi những con người hãy tỉnh lại nhưng tôi nhận ra rằng tôi chỉ nằm mơ, chỉ là một kiểu gãi ngứa ngoài da. Rượu đã trở thành một vật không thể thiếu được ở chốn quan trường, nếu không giải quyết vấn đề từ gốc, có lẽ đất nước này sẽ hóa thành Tửu Quốc một cách chân chính thôi? Có trời mới biết được.”[3.259]. Đây đúng là thực trong tưởng tượng, tưởng tượng mà như thực. Đây là hiện thực cuộc sống đưa vào hiện thực trong tác phẩm, những vấn đề bức xúc của xã hội hiện đại, của con người đương thời, nhà văn đưa nó vào hiện thực tác phẩm nhằm hướng độc giả đưa ra hướng ra giải quyết của riêng cá nhân về những vấn đề khó nói, khá nhạy cảm khi người ta nói trực tiếp, nhưng ai cũng hiểu cũng biết đó là vấn đề mà chúng ta cần chú ý, sức tố cáo mạnh mẽ hiện thực xã hội của tác phẩm.
Trong tác phẩm Tửu Quốc, tác giả lấy cảm hứng của hiện thực, từ môi trường hoàn cảnh đến con người ở đây đều là thực. Rượu là vấn đề thực được nói nhiều trong tác phẩm, nó là một loại thức uống được lên men từ gạo hoặc trái cây. Nói đến rượu thì nó không xa lạ với con người, trong cuộc sống chúng ta rất cần rượu, nó là một nhu cầu không thể thiếu của con người từ bao đời nay, người ta uống rượu trong bất kì hoàn cảnh nào: khi vui, buồn, hạnh phúc, thành công, thất bại, thất tình…uống rượu để chúc mừng mà cũng uống để khỏa lấp chia sẻ những nỗi buồn. Từ xưa đến nay, rượu đã trở thành một nét văn hóa rất đẹp của con người, đặc biệt đối với người dân Trung Quốc và Việt Nam, “ Rượu của Tửu Thành là rượu lịch sử, rượu của Tửu Thành là rượu kinh điển thấm đẫm văn hóa Trung Hoa”[1, 509], dù uống vì mục đích gì thì nó vẫn một nét văn hóa. Rượu là thực, nhưng Mạc Ngôn viết tác phẩm này không nhằm mục đích ca ngợi rượu, cái ông muốn nói ở đây là những vấn đề của con người hiện đại, đó là sự lạm dụng rượu như một phương tiện để đạt tới những mục đích không tốt, cụ thể là sự xa hoa lãng phí của các vị lãnh đạo trên bàn tiệc như tiệc đãi Đinh Câu trong tác phẩm, toàn là những sơn hào hải vị, nhứ rất quý hiếm như “thịt trẻ”. Và còn dùng rượu để làm những việc xấu xa bỉ ổi nhằm đạt được những mục đích riêng của cá nhân, Khoan Kim Cương muốn lấy rượu để bịt
miệng Đinh Câu, chuốc anh say và dụ anh ăn thịt trẻ để trở thành đồng bọn phạm tội. Nhà văn phê phán sự quan liêu của các vị lãnh đạo không chăm lo cho cuộc sống của nhân dân, làm quan nhưng lại bóc lột sức lao động của dân nhằm thỏa mãn những nhu cầu cá nhân mà không nghĩ đến sự khốn khó của người dân, rượu bây giờ như là những chai thuốc độc, uống vào sẽ biến dạng đó là hậu quả của rượu, trong tác phẩm Tiểu Yêu là sản phẩm của rượu “độc”, lỡ uống nhầm chai rượu của nhà quan “Ta uống trộm chai rượu bên ngoài có hình con vượn của một nhà quan, vẩy nến trên người dụng từng đợt, và thân thể ta cũng theo đó mà teo dần lại như bây giờ”[1, 173], phải chăng những rượu của quan lại chỉ là những thuốc độc hại người.
Chai rượu “độc” có hình con vượn ở ngoài đó chính là chai rượu quý của giáo sư Viên Song Ngư khi lên rừng và nghiên cứu ra, nó còn có tên “Rựu Bú Dù” và được các vị lãnh đạo và cả dân thành phố Rượu đánh giá rất cao, đây là hiện thực trong tác phẩm. Hiện thực trong tác phẩm và hiện thực ở ngoài xã hội là sự đan xen, dùng hiện thực trong c phẩm để nói về hiện thực ngoài xã hội. Từ một cái thực (rượu) một nét văn hóa thì nay cái hiện thực của xã hội người ta dùng rượu như những chai thuốc độc làm biến hình biến dạng của con người, người đọc sẽ tự cảm nhận và thấm thía sâu sắc khi đọc và suy ngẫm thấy những thâm ý sâu xa mà Mạc Ngôn đã gửi vào tác phẩm.
Thực còn là những vấn đề trong hiện thực xã hội như tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa làm ảnh hưởng đến tâm lí của con người, nó phản ánh hiện thực khách quan.
Trong tác phẩm Tửu Quốc, Mạc Ngôn đã phản ánh hiện thực ở Trung Quốc trong thời hiện đại, ở đây tác giả đưa rất nhiều vấn đề của xã hội mà chúng ta cần nhìn nhận, muốn con người nhìn nhận rõ về hiện thực để có thể có hành động tốt hơn.
Hiện thực trong tác phẩm Tửu Quốc đó là những vấn đề như nhân cách đạo đức, giá trị đồng tiền, xu hướng thẩm mĩ của con người trong xã hội hiện nay.
Đồng tiền có giá trị rất quan trọng trong xã hội của chúng ta, đồng tiền giúp chúng ta có thể giao lưu trao đổi với nhau, vì tiền có thể làm được rất nhiều việc trong cuộc sống. Trong tác phẩm giá trị của đồng tiền rất cao, vì tiền mà người ta có thể bán đi những thứ quý giá nhất đó chính là đứa con trai của mình. Ngày xưa theo quan niệm của người Trung Quốc, sinh con rất quý nhất là những bé trai, thế nhưng ngày này, người ta có thể sinh nó ra vơi mục đích kinh tế, đi bán làm “thịt trẻ”, nó
như một món hàng không hơn không kém, trong đoạn đối thoại giữa Kim Nguyên Bảo và vợ:
“- Nhà Tôn Răng Ngựa lại đã mang bầu, họ có một đứa chưa thôi bú.
Người vợ cụp mắt xuống nói nhỏ:
- Con người ai chẳng giống ai. Người nào chẳng muốn mỗi năm đẻ một lứa, ai chẳng thích mỗi năm đẻ sinh ba?
Người chồng nói:
Răng Ngựa phát tài đến nơi rồi, cái đồ chó đẻ ấy có cậu là giám định viên, người khác không lọt, hắn lại lọt. Rõ ràng là loại hai, vậy mà hắn được công nhận loại đặc biệt.
Người vợ nói:
- Trong triều có người nhà, làm quan dễ như bỡn, xưa nay vẫn thế. \
- Nhưng thằng Báu nhà mình chắc chắn được loại một. Không nhà nào chịu bỏ vốn nhiều như nhà mình – Người chồng nói – Mẹ nó ăn hết một tạ bánh đậu, mười cân cá giếc, bốn tạ củ cải…
- Tôi ăn? – Người vợ nói – Nhìn thấy tôi ăn nhưng thực ra đều biến thành sữa, thằng nhỏ sơi tuốt!”.[1, 107-108]
Con người nuôi con, sinh con chỉ mong làm sao để đạt loại tốt bán được nhiều tiền, ngay trong những lời đối thoại của cặp vợ chồng Nguyên Bảo ta thấy sự bất công trong cuộc sống, dù là thời nào đi chăng nữa, từ xưa tới nay gia đình có người làm quan thì được nhờ. Một xã hội mất hết công bằng, mất hết nhân tính, Nguyên Bảo vui mừng biết mấy khi bán cu Báu đạt loại đặc biệt “Nguyên Bảo run lẩy bẩy cầm tiền lên, đếm qua quýt, đầu mụ đi” [1, 128]. Có thể vấn đề “ăn thịt trẻ con” là phi thực nhưng điều Mạc Ngôn mốn nói lại là thực, con người ngày càng coi trọng đồng tiền, đưa nó lên quá cao, bán rẻ cả đạo đức và lương tâm của mình. Hay chính là sự phê phán tầng lớp quan chức, không chăm lo cho đời sống nhân dân, mà chỉ bóc lột tàn nhẫn của dân từ vật chất đến tinh thần, hình ảnh những đứa trẻ thơm ngon trên các bàn tiệc sang trọng của các vị lãnh đạo, các quan chức là một minh chứng rõ nhất, đó là khúc ruột, là linh hồn của người dân, họ ăn uống bóc lột người
dân từ vật chất đến tinh thần, khiến người nông dân nghèo khổ giống như một cái máy không hơn không kém, không còn việc sinh con mang cả linh hồn, tình yêu của những người cha người mẹ nhưng nay họ cũng chỉ mong con mập mạp bụ bẫm để bán được nhiều tiền, con người đã mất tình người, mất hết nhân tính. Họ ăn uống no say ở những bàn tiệc cực kì sang trọng, có đủ những món sơn hào hải vị trong khi những người dân phải từng ngày lo kiếm bữa ăn, đứa con trong bụng cũng đem bán, đến nỗi một ông già phải đi bắt dế trong đêm về để ăn. Tiền và quyền có thể làm đảo lộn trắng đen phải trái, như Khoan Kim Cương có thể dùng tiền và quyền để làm những việc xấu xa tàn bạo như “ăn thịt trẻ con” và sau đó là một thủ đoạn để bịt miệng người điều tra là trinh sát viên Đinh Câu, cho anh vào tròng và dìm anh trong rượu và gái đẹp. Đồng tiền có thể làm cho một kẻ vừa giống người vừa giống yêu đó là Dư Một Thước làm loạn, vì hắn có tiền nên hắn không sợ ai, hắn nói tiền của hắn có thể làm được tất cả. Mạc Ngôn phản ánh hiện thực xã hội vào tác phẩm, đó là xã hội Trung Quốc thời kì mở của, có rất nhiều phức tạp, tất cả đều hướng tới thương nghiệp hóa, đồng tiền có giá trị lớn. Nhà văn kêu gọi con người hãy nhìn nhận đúng giá trị của đồng tiền, đừng mù quáng vì nó. Hiện thực trong tác phẩm cũng chính là hiện thực ở ngoài xã hội, chính vì vậy mà tác phẩm có những yếu tố thực đậm chất hiện thực.
Thực còn là những đạo đức, tâm lí, thẩm mĩ của con người. Xã hội phát triển kéo theo tư tưởng đạo đức của con người cũng thay đổi, bị ảnh hưởng nhiều bởi nền kinh tế thị trường. Từ hiện thực đó trong tác phẩm ta thấy sự suy đồi đạo đức con người, nhân vật Lý Một Gáo lúc nào nhìn người mẹ vợ với thái độ thèm muốn, anh nhìn và so sánh vơi vợ “Vợ tôi vừa đen vừa gầy, tóc vàng hoe, mặt đầy tàn hương, hơi thở tanh mùi cá. Mẹ vợ tôi thân thể đẫy đà, da trắng mịn, tóc đen như xứ dầu, suốt ngày miệng có mùi thịt nướng”[1, 50], khi nhìn mẹ vợ thì trong đầu Lý Một Gáo có ý nghĩ rất đê tiện “… “anh muốn ấy em” như bốn hòn đá tảng ném vào trong đầu tôi. Cảm giác rân rân như có một dòng điện nhỏ chạy khắc người, chân tay tôi run rẩy như con ếch đực bị kích thích, cái vật ở quãng giữa không chịu nằm yên!...”[1,365]. Tửu quốc chỗ nào cung thơm mùi rượu, nhà nhà có rượu ngon; Vài nghìn quán rượu ngày đêm đèn đuốc sáng trưng, rượu chảy như suối. Và cũng chính vì thế mà hai người đã làm chuyện loạn luân, để thỏa mãn dục vọng cá nhân của bản thân. Hay thẩm mĩ của con người hiện đại cũng thay đổi, một tên bợm rượu như
Khoan Kim Cương được tỏa sáng như một ngôi sao tỏa sáng được mọi người hâm mộ “Chín trăm con người của trường đại học Rượu, gồm các sinh viên gái và trai, cùng với các giáo sư, phó giáo sư, trợ giáo, lãnh đạo nhà trường…ngồi kín giảng đường như một bầy sao nhấp nháy chầu về ngôi sao lớn, đầu nở to, nghe như uống từng lời….Khoan Kim Cương lấp lánh như viên kim cương trên bục giảng”[1, 48], trong khi hắn không đủ cả về nhân phẩm và đạo đức, một lãnh đạo mà chỉ thấy sự độc ác, bóc lột sức lao động của dân (ăn thịt trẻ), ăn thịt của con mình và tước quyền làm mẹ của vợ mình (Nữ Xế) và làm những việc đồi bại như gài bẫy trinh sát viên Đinh Câu khi anh về điều tra vụ “ăn thịt trẻ” ở thành phố Rượu.
Con người thực đi vào tác phẩm đóng vai trò là một nhân vật trong đó, giống như đạo diễn một bộ phim cũng vào một vai diễn trong bộ phim ấy mà không thay đổi gì nhiều. Đó là nhân vật Mạc Ngôn trong tác phẩm hay đó chính là nhà văn Mạc Ngôn tác giả của Tửu Quốc. Nếu để chính bản thân mình đi vào tác phẩm như vậy sẽ làm cho tác phẩm có sức thuyết phục cao, người đọc cứ ngỡ Mạc Ngôn đang kể về một thành phố Rượu nào đó ở đất nước Trung Quốc, qua đoạn hội thoại qua thư của Mạc Ngôn và tiến sĩ rượu Lý Một Gáo. Thực trong hiện thực.
Thực trong tác phẩm cũng là lấy từ thực ở ngoài đời thực nên tác phẩm mang đậm chất hiện thực, nên khi đọc tác phẩm tuy có nhiều những yếu tố phi thực xen vào nhưng ta vẫn thấy ở đây là cái thực, tạo cho tác phẩm sự gần gũi với chúng ta, các nhân vật, sự kiện và cả những vấn đề được Mạc Ngôn phản ánh trong tác phẩm ta thấy có gì đó quen quen như đã gặp hay đã nghe ở đâu đó, tạo sự gần gũi trong tác phẩm.
3.2 Phi thực – Mộng - Ảo được phản ánh trong tác phẩm.
Phi thực là cái không tồn tại ở hiện thực khách quan, nó tồn tại ở dạng không thật như: sự hư ảo, sự tưởng tượng, siêu thực, giấc mộng, thế giới vô hình như : tâm linh, bản năng, giấc mơ,…Nó vượt lên trên khả năng có thực, khi mà con người còn nghi ngờ, không chắc chắn về sự tồn tại của nó. Trong văn học Phương Tây vào đầu thế kỉ 20, trước thực tại xã đầy rối ren, đó là các cuộc khủng hoảng kinh tế, rồi cuộc khủng khoảng của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc đã dãn đến hai cuộc chiến tranh lớn trên thế giới. Từ đó dẫn đến cuộc khủng hoảng về tinh thần, con người lúc này có nhiều nỗi hoang mang lo sợ về sự sống và cái chết. Khi con người đang đứng
trên bờ vực sự hoảng sợ, con người không tin vào thực tại, mất thăng bằng trong cuộc sống, họ hy vọng và tưởng tượng về một thế giới siêu thực, những ảo ảnh vô hình. Từ tình hình thực tế của cuộc sống, tư tưởng của các nhà văn Phương Tây cũng bị ảnh hưởng lớn, họ quan niệm có tồn tại những hình ảnh ảo, nó là những cái bóng bị tách ra khỏi thế giới, nó quẩn quanh vật vờ vô nghĩa và chúng ta cũng không thể nắm bắt hay điều khiển được nó. Cái ảo ảnh này tùy thuộc vào mỗi nhà văn có tầm nhìn nhận về thế giới và cuộc sống, nó phụ thuộc vào quan niệm riêng của từng người, và thể hiện nó cũng rất khó, phụ thuộc vào tài năng của nhà văn. Trong quan niệm về một thế giới huyền ảo, siêu thực có những nhà văn nổi tiếng như những người đi đầu cho một quan niệm mới, một cách nhìn mới về thế giới, đó là nhà văn:
Franz Kafka, Marquez, Camus… Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về thế giới thực và phi thực, nhưng từ cái quan niệm này nó cùng là một thủ pháp nghệ thuật để chuyển tải dụng ý của nhà văn, đó là thủ pháp nghệ thuật mới, theo xu hướng hiện đại, nó cũng là một bước phát triển tất yếu trong văn học khi mà những phương pháp sáng tác trước nó không đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại, khi sử dụng các yếu tố phi thực thì mức độ tố cáo hiện thực cao, thể hiện những nỗi băn khoăn trong tâm trạng của con người hiện đại.
Từ trào lưu văn học ở Phương Tây đã ảnh hưởng lớn đến văn học thế giới. Ở Trung Quốc, ảnh hưởng của văn học phương Tây khá sớm nhưng phát triển mạnh nhất là giai đoạn Trung Quốc mở cửa giao lưu kinh tế, văn hóa, chính trị. Trong tình hình xã hội đó thì văn học cũng bị ảnh hưởng mạnh, các trào lưu: chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, chủ nghĩa siêu thực, văn học huyễn tưởng, văn học phi lí…ảnh hưởng mạnh mẽ tới quan điểm của các nhà văn Trung Quốc. Trong đó, Mạc Ngôn là một nhà văn tiêu biểu của văn học đương đại Trung Quốc, tất nhiên ông cũng bị ảnh hưởng lớn từ các nhà văn Phương Tây, nhưng Mạc Ngôn không copy những thứ của họ mà ông sáng tác theo những quan niệm của riêng ông, Mạc Ngôn từng nói “…tôi không thể học cái kiểu biến những thứ của các nhà văn phương Tây thành những cái của mình. Tôi muốn viết ra những thứ thuộc về tôi, nó khác với mọi người, khác với các nhà văn phương Tây và cũng khác với các nhà văn Trung Quốc…”[lời dẫn của cuốn sách “Mạc Ngôn và những lời tự bạch”]. Từ hoàn cảnh xuất thân đến cuộc đời cực khổ lúc nhỏ, lớn lên khi đã thành nhà văn được tiếp thu những tinh hoa của nền văn học trên thế giới, nhất là văn học phương Tây, Mạc Ngôn có một quan niệm