CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG - MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
3.2 MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
3.2.3 Bấp cập về vấn đề liên quan đến hoạt động xử l tài sản cầm cố và kiến nghị hoàn thiện
3.2.3.1 Bất cập trong hoạt động xử lý tài sản cầm cố
Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay nói chung và xử lý tài sản cầm cố nói riêng để thu hồi nợ cho các TCTD là biện pháp khắc phục rủi ro đối với khoản tín dụng đồng thời tạo
“nguồn thu thứ hai” cho các TCTD thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, trên thực tế việc xử lý tài sản bảo đảm gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, nên công tác thu hồi nợ của các TCTD từ việc xử lý tài sản bảo đảm chưa thật sự hiệu quả và tốn nhiều thời gian. Cụ thể một số khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề xử lý tài sản bảo đảm cho các khoản tín dụng tại TCTD còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ được thể hiện như sau:
Thứ nhất, quá trình thẩm định và kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay không chặt chẽ, công tác kiểm tra sau khi cho vay không được cán bộ tín dụng thực hiện đầy đủ dẫn đến không phát hiện kịp thời những khó khăn của khách hàng trong quá trình sử dụng
Trang 49
vốn vay. Không ít trường hợp khách hàng khi được kiểm tra về việc sử dụng vốn vay, một phần vốn được sử dụng vào mục đích kinh doanh, phần còn lại chủ yếu dùng cho mục đích cá nhân khác dẫn đến tình trạng thâm hụt vốn không còn nguồn vốn trả nợ buộc các TCTD phải xử lý tài sản bảo đảm.
Thứ hai, nguồn cung cấp thông tin từ khách hàng chưa thật sự khách quan về tài sản bảo đảm gây khó khăn cho việc thẩm định của các cán bộ tín dụng. Sự phối hợp của khách hàng khi thực hiện bàn giao tài sản trên thực tế và thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật hiện hành để xử lý tài sản bảo đảm gặp không ít trở ngại do phụ thuộc nhiều vào thiện chí hợp tác của khách hàng vay vốn. TCTD không được toàn quyền xử lý tài sản cầm cố trong khuôn khổ pháp luật và việc xử lý tài sản gặp nhiều khó khăn do thiếu ý thức tự giác của khách hàng khi thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Ba là, thủ tục xử lý, chuyển nhượng đối với những tài sản đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng còn nhiều phức tạp, qua nhiều khâu, nhiều cấp mà mỗi cấp lại có những quy định không đồng bộ với nhau. Trong quá trình thực hiện các thủ tục xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ, một số cơ quan chức năng cho rằng, các TCTD không đủ tư cách đại diện được ủy quyền của chủ sở hữu để bán, chuyển nhượng tài sản bảo đảm vì các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành (pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở…) quy định bên bán, chuyển nhượng tài sản phải là chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền. Tuy nhiên, TCTD là tổ chức có tư cách pháp nhân nên không thuộc đối tượng được ủy quyền trong Bộ luật dân sự hiện hành. Trong một số trường hợp vẫn có quan điểm ngược lại cho rằng đối tượng ủy quyền trong Bộ luật dân sự bao gồm cả cá nhân và pháp nhân.41
Thứ tư, trường hợp các TCTD tự xử lý tài sản để thu hồi nợ theo thỏa thuận của các bên c ng gặp một số khó khăn nhất định. Trên thực tế, việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người mua, cơ quan công chứng yêu cầu TCTD ký hợp đồng với tư cách là bên bán tài sản bảo đảm phải có văn bản ủy quyền hợp pháp của chủ sở hữu tài sản và cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Trường hợp thỏa thuận TCTD nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm thì khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng yêu cầuTCTD phải có hợp đồng chuyển nhượng tài sản giữa bên bảo đảm với TCTD, có chứng nhận của cơ quan công chứng thì cơ quan này mới thực hiện việc đăng ký.42
41 Nguyễn Văn Phương: Khó khăn từ xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu, Tạp chí ngân hàng số 13 năm 2013.
42 Nguyễn Hoàng Hưng: Những vướng mắc trong xử lý tài sản đảm bảo, Báo điện tử Thời báo ngân hàng, 2013, http://www.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/8-nhung-vuong-mac-trong-xu-ly-tai-san-dam-bao-9651.html, [ngày truy cập 22-10-2013].
Trang 50
Năm là, các TCTD không có quyền chủ động và đơn phương xử lý tài sản bảo đảm trên cơ sở các hợp đồng bảo đảm đã được giao kết hợp pháp mà cần phải có sự hợp tác của bên cầm cố nếu không có sự thỏa thuận. Trong trường hợp không đạt được sự thỏa thuận của hai bên trong việc xử lý tài sản thì phải nhờ vào sự can thiệp của tòa án gây tốn kém về thời gian, chi phí, hiệu quả không cao. Thực tế cho thấy, thời gian xử lý tài sản bảo đảm qua tố tụng có thể kéo dài đến 2 năm. Trong khi bên nhận bảo đảm không chỉ quan tâm đến kết quả xử lý tài sản bảo đảm mà còn quan tâm đến thời điểm thu hồi được vốn vay. Việc thu hồi vốn vay chậm hơn so với dự kiến sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các TCTD.
3.2.3.2 Một số đề xuất hoàn thiện
Trong những năm qua, pháp luật của nước ta về giao dịch bảo đảm đã có bước hoàn thiện về căn bản. Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội và sự đa dạng, phức tạp của các quan hệ giao dịch, pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong các TCTD vẫn còn một số hạn chế. Trước tình hình trên, nhóm các giải pháp được đưa ra nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm của cá nhân người viết như sau:
Nâng cao trình độ thẩm định của các cán bộ tín dụng. Đặc biệt là thẩm định tư cách của khách hàng đi vay vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thiện chí hoàn trả tiền vay c ng như sự phối hợp của khách hàng khi xử lý tài sản bảo đảm. Việc định giá tài sản bảo đảm (thẩm định điều kiện tài sản, thẩm định tư cách của bên cầm cố) là hoàn toàn cần thiết trong tình hình hiện nay trước khi các cán bộ tín dụng quyết định ký kết HĐTD.
Đồng thời các TCTD cần kiểm tra chặt chẽ quá trình trước, trong và sau khi cho vay để kịp thời có biện pháp xử lý nếu khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích. Khi khách hàng bắt đầu có dấu hiệu phát sinh nợ xấu, các TCTD phải tìm hiểu nguyên nhân để có các giải pháp thích hợp nhằm ngăn chặn kịp thời những khó khăn qua đó tạo điều kiện cho khách hàng có khả năng hoàn trả nợ đúng thời hạn cho các TCTD.
Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật giao dịch bảo đảm trong đó bổ sung các quy định về xử lý tài sản bảo đảm; đồng bộ và thống nhất quy định về xử lý tài sản của văn bản pháp luật có liên quan. Việc ra đời Nghị định số 163/2006/NĐ-CP Về giao dịch bảo đảm và sau đó là Nghị định số 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP đã tháo gỡ được nhiều vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm. Trước đây, khi chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng cho người mua tài sản bảo đảm trong hợp đồng cầm cố thì trước tiên phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu tài sản. Tuy nhiên trong thực tế sự phối hợp của bên cầm cố trong vấn đề này gặp nhiều khó khăn vì một số người cố tình không thực hiện nghĩa vụ của
Trang 51
mình cản trở quá trình xử lý tài sản. Để tháo gỡ khó khăn này cho các TCTD tại khoản 2 Điều 70 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định:
“Trong trường hợp tài sản bảo đảm có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì người nhận chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.
Thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Trong trường hợp pháp luật quy định việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu, hợp đồng mua bán tài sản giữa chủ sở hữu tài sản hoặc người phải thi hành án với người mua tài sản về việc xử lý tài sản bảo đảm thì hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng thế chấp tài sản được dùng để thay thế cho các loại giấy tờ này”.
Trên thực tế, vấn đề chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản bảo đảm nói chung và tài sản cầm cố nói riêng tương đối phức tạp. Hầu hết các trường hợp khi chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng thì cơ quan công chứng yêu cầu phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu hoặc khi các TCTD ký hợp đồng với tư cách là bên bán tài sản thì phải có văn bản ủy quyền hợp pháp của chủ sở hữu tài sản. Tuy nhiên, vấn đề này đã gặp phải những hạn chế nhất định bởi phụ thuộc nhiều vào ý thức hợp tác của bên cầm cố. Do đó, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các TCTD vì việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của các TCTD. Chính vì thế, việc quy định hợp đồng cầm cố sẽ thay thế các loại giấy tờ hợp pháp khi chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản bảo đảm là hoàn toàn hợp lý, quy định này đã đồng thời xóa bỏ những khó khăn trong quá trình xử lý tài sản cầm cố, góp phần hạn chế thời gian và chi phí để giải quyết vẫn đề này của các TCTD.
Pháp luật tố tụng cần quy định thủ tục rút gọn trong việc giải quyết các vụ kiện yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm. Việc rút ngắn lại các thủ tục khi giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động xử lý tài sản bảo đảm nói chung và tài sản cầm cố nói riêng sẽ đồng thời giảm bớt các chi phí và rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp tạo thuận lợi cho các TCTD thực thi tốt quyền xử lý tài sản bảo đảm.
Việc sửa đổi, bổ sung các quy định nêu trên sẽ góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm, qua đó kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm giúp các TCTD nhanh chóng thu hồi nợ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ có bảo đảm trong sự hài hòa lợi ích của các bên khác có quyền và lợi ích liên quan.
Trang 52