Tình hình ô nhiễm môi trường hiện nay

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CỦA VI SINH VẬT TRONG XỬ LÍ Ô NHIỄM (Trang 44 - 47)

F. ỨNG DỤNG CỦA VI SINH VẬT(VSV)

II. Sử dụng vsv trong xử lý ô nhiễm môi trường

1. Tình hình ô nhiễm môi trường hiện nay

Trên trái đất có gần 1454 triệu km2 nước gồm có nước đại dương, nước ngầm, băng, hồ, hơi ẩm trong đất và không khí, sông, suối. Khoảng 94% là nước mặn, nhu cầu dùng nước của con người ngày càng tăng và toàn bộ nước cấp cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sau khi sử dụng đều trở thành nước thải bị ô nhiễm với từng mức độ khác nhau.

a. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt:

Nước thải từ hộ gia đình, bệnh viện, trường học, khách sạn, kho tàng, sân bay, nhà hát, sân vận động, các cơ sở dịch vụ khác.

Nước ta có nền kinh tế chưa phát triển, hạ tầng cơ sở còn chưa được phát triển theo một qui hoạch khoa học, hệ thống tự động các kênh rạch, sông ngòi bị huỷ hoại nên nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm nghiêm trọng. Chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh với khỏang 3,95 triệu dân nội thành hàng ngày thải ra môi trường khoảng 350000 m3 nước thải sinh hoạt. Thành phần nước thải sinh hoạt này gây ô nhiễm cao hơn tiêu chuẩn cho phép:

PH : 6,5 – 7,2 BOD : 98 – 260 mg/l COD : 146 – 447 mg/l Cặn lơ lững : > 100 mg/l

Nước thải phần lớn chưa được xử lý trước khi đổ vào kênh.

Phân tích mẫu tại sông Tân Hoá cho thấy:

PH : 4,7 – 6,8 BOD : 140 – 204 mg/l COD : 129 – 424 mg/l SS : 91 – 662 mg/l E.coil : 6 – 14.000 mg/l

b. Ô nhiễm do nước thải công nghiệp:

Từ công nghiệp chế biến thực phẩm cho người và thức ăn chăn nuôi, công nghiệp dược phẩm, công nghiệp may mặc, nhuộm, hấp, công nghiệp giấy, hoá dầu, công nghiệp ảnh, in hình.

Nước thải công nghiệp có chứa nhiều kim loại nặng, các chất màu dầu mỡ, các chất hữu cơ.

Sự gây ra nhiễm bẫn môi trường do nước thải công nghiệp phức tạp hơn nước thải sinh hoạt rất nhiều. Việc xử lý chúng gặp rất nhiều khó khăn. Phần lớn các nhà máy xí nghiệp không

qua xử lý mà thải các chất thải trực tiếp xuống các kênh rạch gây nên tình trạng hôi thối, làm biến màu nước, làm chết các thuỷ sản, làm khả năng tự làm sạch của kênh rạch giảm rõ rệt, có nơi không thể tự làm sạch được…

Ngoài ra, ô nhiễm nguồn nước do nước thải nông nghiệp: từ các nguồn: hoạt động sản xuất động thực vật(ĐTV) và các sản phẩm có nguồn gốc ĐTV. Nguồn này bao gồm cả nước rửa trôi từ cánh đồng, các khu đất canh tác.

Chất gây ô nhiễm Nguồn Tác động đến môi trường Các chất hữu cơ có nguồn

gốc từ động thực vật(ĐTV)

Từ nước thải của người, công nghiệp (CN) chế biến

thực phẩm, giấy, bánh kẹo

Gây hại cá, các ĐTV thuỷ sinh có nhu cầu oxy

Tác nhân gây bệnh Nước thải sinh hoạt(SH), CN

Vi khuẩn(VK) gây bệnh chuyển sang người thông

qua việc sử dụng nước.

Các chất vô cơ, N, P Nước thải sinh hoạt, CN, nước thải do rửa trôi đất

nông nghiệp(N2)

Làm tăng quá mức một số thực vật (TV)thuỷ sinh Chất tẩy, thuốc trừ sâu, các

hoá chất khác

Nước thải SH, CN, nước thải do rửa trôi từ đất N2

Làm nhiễm độc sinh vật(SV)

Các muối kim loại(KL), acid, chất rắn, các chất

khác

CN mỏ, chế tác… Diệt cá và làm nước trở nên cứng, không thích hợp cho

tưới tiêu và các mục đích khác

Các chất vô cơ, hữu cơ độc hại

Nước thải từ một số CN độc hại

Tích luỹ dần trong người và động vật

Chất rắn, cát, khoáng chất Nước tràn, các công trình xây dựng

Xâm hại các thiết bị, hạn chế ánh sáng .Nguồn : Công nghệ sinh học vi tảo (Đặng Đình Kim, nhà xuất bản N2 Hà Nội 1999)

c. Ô nhiễm do rác thải:

Môi trường ô nhiễm không chỉ vì nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp mà còn do những nguồn thải khác, trong đó đáng quan tâm là nguồn thải từ rác sinh hoạt.

Phần lớn các thành phố ở Việt Nam chưa có công nghệ hoàn chỉnh để xử lý rác thải sinh hoạt. Do đó càng ngày việc ô nhiễm do rác thải sinh hoạt ngày trở nên trầm trọng hơn.

Chỉ riêng thành phồ Hồ Chí Minh mỗi ngày thải ra môi trường 3,500 tấn rác, số rác này luôn là vấn đề phiền phức trong cuộc sống. Rác sinh hoạt chiếm > 60% rác hữu cơ. Vì thế sinh vật gây bệnh phát triển càng nhanh.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CỦA VI SINH VẬT TRONG XỬ LÍ Ô NHIỄM (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w