IV. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG DO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH – DỊCH VỤ VEN BIỂN
4.1. Chất lượng môi trường nước
Theo như số liệu quan trắc môi trường nước mặt do Trung tâm Quan trắc và phân tích môi trường năm 2014, Trung tâm tiến hành quan trắc ở 16 điểm phân bố rộng khắp ở 05 hệ thống sông: Thị Vải, Sông Dinh, sông Ray, sông Đu Đủ và sông Rạng và một số hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh.
Bảng 4.1: Vị trí quan trắc nước mặt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Stt Ký hiệu
mẫu Tên sông Vị trí quan trắc
1 NM1
Sông Dinh
Khu vực thượng nguồn sông Dinh
2 NM2 Khu vực khu vực đập Cầu Đỏ
3 NM3 Khu vực cảng Cát Lở
4 NM4
Sông Thị Vải
Khu vực gần điểm xả nước thải công ty Vedan
5 NM5 Khu vực cảng dầu Phú Mỹ
6 NM6 Khu vực cảng BaRia Serece
7 NM7 Khu vực cảng Cái Mép
8 NM8
Sông Ray Khu vực thượng nguồn sông Ray
9 NM9 Khu vực ra đầm Lộc An
10 NM10
Sông Đu Đủ Điểm cung cấp nước đầu nguồn sông
11 NM11 Cửa sông đổ vào cảng Bình Châu
12 NM12 Sông Rạng Rạng Khu vực cầu Long Sơn 13 NM13 Sông Cửa Lấp Cầu Cửa Lấp
14 NM14 Nước hồ Xuyên Mộc
15 NM15 Nước hồ Đá Đen
16 NM16 Nước hồ Châu Pha
(Trung tâm Quan trắc và phân tích môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
Kết quả quan trắc nước mặt năm 2014 được thể hiện Phụ lục 1.
21
Trên cơ sở tổng hợp kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và so sánh với QCVN 08:2008-BTNMT (Cột B1), có thể đánh giá về chất lượng nước mặt trong năm 2014 như sau:
- pH: Giá trị pH trên các con sông khá ổn định, thay đổi không đáng kể trong suốt quá trình quan trắc giai đoạn 2006 – 2010. Các giá trị pH đều nằm ở khoảng trung tính, dao động từ 6,49 – 8,00 đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2.
- TSS: Qua biểu đồ cho thấy chỉ tiêu TSS trong nước mặt tại 6 vị trí quan trắc có giá trị từ 10,7 mg/l đến 109,08 mg/l. Trong có 10/16 vị trí vượt QCVN 08:2008/BTNMT, cột A2 (30 mg/l) là NM02, NM03, NM06, NM08, NM09, NM10, NM11, NM12,NM13, NM15, giao động từ 1,2 đến 3,63 lần, vượt cao nhất là tại vị trí NM10 (109,08 mg/l) vượt 3,63 lần; vượt QCVN 08:2008/BTNMT, cột B1 (50 mg/l) từ 1,02 đến 2,18 lần. Vị trí vượt cao nhất tại M10 là 2,18 lần.
Hình 4.1: Diễn biến nồng độ TSS trong mặt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Hình 4. 2: Diễn biến nồng độ COD trong mặt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Hình 4.3: Diễn biến nồng độ DO trong mặt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
22
- DO: Qua biểu đồ cho thấy giá trị DO tại các vị trí quan trắc trên địa bàn Tỉnh dao động từ 3,52 mgO2/l đến 5,04mg/l, phần lớn các vị trí không đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (≥ 5 mg/l), ngoại trừ vị trí NM-10, Giá trị DO thấp nhất là vị trí NM-14 với giá trị DO là 3,52 mg/l; so với QCVN 08:2008/BTNMT cột B1 (≥ 4 mg/l) phần lớn các giá trị đều năm trong giới hạn cho phép, ngoại trừ vị trí NM-08 và NM-14.
- COD: Qua biểu đồ cho thấy hàm lượng COD có giá trị từ 17 mg/l đến 36,8 mg/l. Căn cứ Quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT quy định giá trị COD cột A2 (15 mg/l) thì tất cả các vị trí đều vượt từ 1,13 đến 2,45 lần và vượt cao nhất tại vị trí NM-14 (36,8mg/l/) là 2,456 lần. Theo QCVN 08:2008/BTNMT cột B1 (30 mgO2/l) thì có 1 vị trí vượt là NM-14 (36,8 mg/l/) vượt 1,23 lần.
Hình 4.3: Diễn biến nồng độ BOD5 trong mặt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- BOD5: Hàm lượng BOD5 có giá trị từ 3,53 mg/l đến 21,3 mg/l. Theo QCVN 08:2008/BTNMT, cột A2 (6 mg/l) thì hầu hết tất cả các vị trí đều vượt từ 1 đến 3,55 lần, ngoại trừ vị trí NM-05, 07, 15 và vượt cao nhất tại vị trí NM-14 (21,3 mg/l) là 3,55 lần. Cũng theo QCVN 08:2008/BTNMT, tại cột B1 (15 mg/l) có 5/16 vị trí vượt qua giới hạn cho phép là NM-02, NM-09, NM-10, NM- 12, NM-14, vượt qua giới hạn cho phép so với quy chuẩn, vượt cao nhất tại vị trí NM-14 (21,3 mg/l) là 1,42 lần.
23
Hình 4.4: Diễn biến nồng độ NH4+ trong mặt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Hàm lượng Amoni: Qua biểu đồ cho thấy chỉ tiêu N-NH4+ tại 12 vị trí quan trắc giao động trong khoảng giá trị từ 0,045mg/l đến 1,27 mg/l. Các vị trí quan trắc đều vượt QCVN 08:2008/BTNMT, cột A2 (0,2 mg/l) từ 2,25 đến 6,35 lần và vượt cao nhất tại vị trí NM-13 (1,27 mg/l ) là 6,35 lần; So với cột B1(0,5 mg/l) vượt từ 1,1 đến 2,54 lần và vượt cao nhất tại vị trí NM-13 (1,27 mg/l ) là 2,54 lần.
Ngoài ra còn nồng độ NO2- cũng có 10 vị trí vượt qua giới hạn cho phép so với QCVN 08:2008/BTNMT, cột A2 (0,02 mg/l), cao nhất là tại vị trí NM-02 (0,23 mg/l) vượt qua giới hạn cho phép 11,5 lần.
4.1.2. Hiện trạng nước ngầm
Để đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước ngầm vùng ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, dựa vào kết quả phân tích các mẫu nước ngầm một số vị trí như sau:
Diễn biến chất lượng môi trường nước ngầm tại một vị trí quan trắc vùng ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu cơ bản gồm: pH, độ đục, COD, N-NO2, TSS, Cl- , T-Fe, N-NH4+ và chỉ tiêu Coliform. Qua các biểu đồ được thể hiện như sau:
Bảng 4.2: Số liệu quan trắc nước ngầm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Ký
hiệu mẫu
Chỉ tiêu pH TSS Độ
cứng
N- NO3
N-NO2 T-Fe Cl- SO42- T-Coliform mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L MPN/100mL NN-01 6,075 0,6 50 0,385 0,002 0,5 18,1 < 10,0 2196,5 NN-02 5,835 0,8 41,5 0,62 0,001 0,51 21,6 < 10,0 241,5
24 Ký
hiệu mẫu
Chỉ tiêu pH TSS Độ
cứng
N- NO3
N-NO2 T-Fe Cl- SO42- T-Coliform mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L mg/L MPN/100mL NN-03 5,97 2,4 71 1,11 0,003 0,87 11 < 10,0 6,5 NN-04 6,405 4,2 56 4,45 0,0435 0,4 30,2 < 10,0 23
(Trung tâm Quan trắc và phân tích môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) Ghi chú:
- NN-01: Xã Mỹ Xuân huyện Tân Thành;
- NN-02: Thị trấn Phú Mỹ huyện Tân Thành - NN-03: Khu vực chôn lấp chất thải Tóc Tiên - NN-02: Khu vực xã Xuyên Mộc
Nhìn chung, chất lượng nước dưới vùng ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn còn tốt, hầu hết các thông số quan trắc nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 09:2008/BTNMT.
- pH: Giá trị pH ở hầu hết các vị trí quan trắc đều có tính chất trung tính, tương đối ổn định trong những năm khảo sát, nằm trong giới hạn cho phép QCVN 09:2008/BTNMT, dao động từ 5,835 – 6,405.
- Độ cứng: Tất cả các vị trí đều có độ cứng thấp hơn QCVN 09:2010/BTNMT, giá trị cao nhất tại khu vực chon lấp chất thải Tóc Tiên (71mg/l) và thấp nhất tại thị trấn Phú huyện Tân Thành (41,5 mg/l)
- Clorua: Hàm lượng Clorua trong nước ngầm ở các điểm quan trắc đều có giá trị Cl- thấp, nằm trong khoảng 11 mg/l – 30,2 mg/l, thấp hơn QCVN 09:2008/BTNMT 3 – 8,3 lần.
Hình 4.5: Diễn biến nồng độ độ cứng trong nước ngầm tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu
Hình 4.6: Diễn biến nồng độ Cl- trong nước ngầm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
25
Ngoài ra, các nồng độ như Fe, NO2, NO3, T-Coliform đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 09:2008/BTNMT.
4.1.3. Nước biển ven bờ
Theo số liệu quan trắc môi trường nước biển ven bờ do Trung tâm Quan trắc và phân tích môi trường năm 2014, Trung tâm tiến hành quan trắc ở 10 vị trí quan trắc nước biển ven bờ tập trung ở các khu vực: Khu du lịch, bãi tắm, các cảng biển, cảng cá.
Bảng 4.3: Số liệu quan trắc nước biển ven bờ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Ký hiệu mẫu
Thông số
pH
DO SS N-
NH4+
T –
dầu T-Coliform mg/L mg/L mg/L mg/L MPN/100mL NB-01 7,45 4,73 65,78 1,07 9,38 1957,5 NB-02 7,76 4,64 52,13 0,98 1,65 5275,0 NB-03 7,76 4,60 52,73 0,65 1,45 6455,8 NB-04 7,41 4,09 40,55 0,72 2,18 1288,3 NB-05 7,38 4,09 48,90 0,82 3,90 2675,0 NB-06 7,36 4,37 45,70 0,51 1,33 847,5 NB-07 7,51 4,50 56,63 0,49 3,38 2065,0 NB-08 7,56 3,95 60,83 0,55 1,65 188,3 NB-09 7,69 4,76 39,08 0,71 1,93 11830,0 NB-10 7,63 4,10 50,55 1,29 1,18 40000,0
(Trung tâm Quan trắc và phân tích môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
Ghi chú:
NB-01 Nước biển ven bờ khu vực xã Lộc An
NB-02 Nước biển ven bờ khu vực cảng cá Phước Tỉnh NB-03 Nước biển ven bờ khu vực Sao Mai – Bến Đình NB-04 Nước biển ven bờ khu vực Bãi Trước
NB-05 Nước biển ven bờ khu vực Bãi Sau NB-06 Nước biển ven bờ khu vực Bãi Dâu
NB-07 Nước biển ven bờ khu vực bãi tắm Long Hải NB-08 Nước biển ven bờ khu du lịch Hồ Cốc
NB-09 Nước biển ven bờ khu vực cảng cá Lộc An NB-10 Nước biển ven bờ khu vực làng cá Bình Châu
26
- pH: Giá trị pH hầu hết các vị trí quan trắc qua các năm đều nằm trong khoảng giới hạn cho phép trong QCVN 10:2008/BTNMT, dao động từ 7,36 đến 7,76 đơn vị. Chênh lệch giữa các vị trí khảo sát không đáng kể.
Hình 4.7: Diễn biến nồng độ DO trong nước biển ven bờ tỉnh BR-VT
Hình 4.8: Diễn biến nồng độ SS trong nước biển ven bờ tỉnh BR-VT - Chất rắn lơ lửng (SS): Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước biển ven bờ dao động từ 39,08– 65,78 mg/l, trong đó có 6/10 mẫu nước biển ven bờ vượt từ 1,02 đến 1,31 lần so với quy chuẩn. Tại vị trí NB-01 (khu vực xã Lộc An) có hàm lượng SS cao nhất 65,78 mg/l vượt 1,31 lần, thấp nhất là tại vị trí khu vực làng cá Bình Châu vượt 1,02 lần.
- Oxy hòa tan (TDS): Kết quả quan trắc cho thấy hàm lượng ô xy hòa tan trong các mẫu nước biển ven bờ dao động từ 3,95 – 4,76 mg/l, so với vùng NTTS, bảo tồn thủy sinh hầu hết các vị trí đều vượt qua vượt qua giới hạn cho phép (≥5), thấp nhất là tại vị trí NB-08 (khu du lịch Hồ Cốc); so giá trị cột vùng bãi tắm, thể thao dưới nước các vị trí quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép, trừ NB-08 (khu du lịch Hồ Cốc).
- Nồng độ Amoni NH4+: Kết quả quan trắc nước biển ven bờ dao động từ 0,49– 1,29 mg/l, so với cột (vùng NTTS, bảo tồn thủy sinh) QCVN 09:2008/BTNMT, hầu hết các vị trí quan trắc vượt. Vị trí quan trắc có nồng độ Amoni vượt quy chuẩn cao nhất trong là tại vị trí NB-10 (khu vực làng cá Bình Châu) vượt 12,9 so với quy chuẩn, thấp nhất là vị trí NB-07 (khu vực bãi tắm Long Hải) vượt 4,9 lần so với quy chuẩn.
27
Hình 4.9: Diễn biến nồng độ NH4+ trong nước biển ven bờ tỉnh BR-VT Ngoài ra, nồng độ Coliform dao động từ 188,3 – 40.000 MPN/100 ml. Có 7/10m mẫu nước biển ven bờ vượt qua giới hạn cho phép, cao nhất là vị trí NB- 10 (khu vực làng cá Bình Châu) vượt 40 lần so với QCVN 10:2008/BTNMT.