a. Chấn thương gân
• Đứt gân là hậu quả của chấn thương mạnh.
• Yếu tố nguy cơ: bất thường hình thái (mỏ chim, gai chỗ bám gân hay gai xương), tổn thương thoái hóa mạn tính, bệnh thấp, bệnh gout, điều trị corticoid tại chỗ, thừa cân, tuổi cao, …
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
a. Chấn thương gân
• Siêu âm tĩnh và động, so sánh đối bên.
• Đứt gân cấp :
– Mất liên tục các sợi gân (từng phần hay hoàn toàn) ; – Tụ máu (thường nhỏ) ;
– Mãnh xương trong trường hợp rứt mãnh xương ;
– Khiếm diện gân do gân tụt lại trong trường hợp đứt hoàn toàn.
– Có thể đứt ngang gân hoặc đứt theo trục gân.
– Gân dày, không đồng nhất, tràn dịch bao gân, có thể có dịch trong bao hoạt dịch hoặc khớp lân cận.
– Kích thước chỗ đứt quyết định điều trị.
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
a. Chấn thương gân
• Đứt gân cấp : Đứt gân toàn phần
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
a. Chấn thương gân
• Đứt gân cấp : Rách bán phần
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
• Mất vững (trật hay bán trật gân):
– Hậu quả đứt dây chằng hay mô nâng đỡ giữ gân và bao gân, thường ở gân dài như đầu dài gân nhị đầu cánh tay, các gân mác, các gân duỗi các ngón…
– Siêu âm động được lựa chọn trong chẩn đoán.
• Hậu quả trên cơ sau đứt gân: teo cơ và thoái hóa mỡ.
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
• Mất vững (trật hay bán trật gân):
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
b. Viêm gân
• Thường gặp ở hoạt động nghề nghiệp và thể thao, có thể ảnh hưởng toàn bộ hoặc một phần sợi gân.
• Trên mô bệnh học có hiện tượng tăng tuần hoàn và phù nề.
• Siêu âm :
– Viêm gân cấp, gân dày lên, bờ không rõ, giảm phản âm, tăng tưới máu trên siêu âm Doppler.
– Viêm gân mạn tính, gân có thể biến dạng, gồ ghề, có thể có vôi hóa.
– Siêu âm Doppler có thể dùng để theo dõi đáp ứng điều trị.
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
b. Viêm gân
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
b. Viêm gân vôi hóa cấp tính
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
b. Viêm gân vôi hóa cấp trên nền mạn tính
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
c. Viêm bao hoạt dịch quanh gân :
• Chấn thương lập đi lập lại và nhiễm trùng là nguyên nhân thường gặp nhất của viêm bao hoạt dịch quanh gân cấp.
• Siêu âm thấy dịch trong bao gân dù lượng rất ít, có thể có phản âm của mảnh vụn bên trong nếu viêm bao gân mủ.
• Trong viêm bao hoạt dịch quanh gân mạn, bao hoạt dịch dày lên, phản âm kém, có thể có ít hoặc không có dịch. Bao gân dày có thể cản trở vận động của gân (Viêm bao gân De Quervain).
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
c. Viêm bao hoạt dịch quanh gân :
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
d. Bệnh viêm khớp dạng thấp
• Rất có ái lực với mô hoạt dịch.
• Siêu âm giúp phát hiện tổn thương sớm hơn XQ, nhờ vậy bệnh nhân được điều trị sớm và giảm biến chứng.
• Biểu hiện trong khớp: viêm bao hoạt dịch (synovitis), ăn mòn xương (bone erosion).
- Viêm màng hoạt dịch là sự thay đổi bệnh lý thấy sớm nhất. Cả siêu âm và MRI có thể phát hiện trước khi có hiện tượng ăn mòn xương.
- Ăn mòn xương: rất phổ biến, có mặt trong 97% bệnh nhân, thường ở giai đoạn trể. Đó là hình ảnh gián đoạn bề mặt xương trong khớp, thấy ở 2 mặt cắt vuông góc nhau, bên trong chứa dịch hay mô viêm.
• Biểu hiện ngoài khớp: nốt thấp (Rheumatoid nodules), viêm bao gân (Tenosynovitis).
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
d. Bệnh viêm khớp dạng thấp
• Nốt thấp:
- Dễ dàng phát hiện bằng siêu âm, Đó là nốt giảm âm, giới hạn rõ, ít mạch máu bên trong.
- Thấy ở 30% bệnh nhân và hầu như chỉ thấy ở những người có RF (+), giai đoạn mãn tính, đặc biệt là trên mặt duỗi.
• Siêu âm rất hiệu quả trong chẩn đoán viêm bao gân dạng thấp:
- Thường ảnh hưởng ở bàn tay, cổ tay, nhất là gân duỗi cổ tay trụ.
- Màng mạch của bao gân có phản âm kém rất rõ, tăng tưới máu đáng kể, đôi khi có dịch.
- Gân cũng bị dày, không đồng nhất, bờ lồi lõm.
- Giai đoạn sau gân mỏng rõ rệt, có thể rách bán phần hoặc toàn phần.
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
d. Bệnh viêm khớp dạng thấp
Emma L. Rowbotham and Andrew J. Grainger, Rheumatoid Arthritis: Ultrasound Versus MRI, American Journal of Roentgenology. 2011;197: 541-546
VIÊM BAO HOẠT DỊCH KHỚP CỔ TAY / Bệnh nhân nữ, 36 tuổi Viêm khớp dạng thấp.
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
d. Bệnh viêm khớp dạng thấp
Emma L. Rowbotham and Andrew J. Grainger, Rheumatoid Arthritis: Ultrasound Versus MRI, American Journal of Roentgenology. 2011;197: 541-546
ĂN MÒN XƯƠNG (mũi tên): Bệnh nhân nữ 59 tuổi Viêm khớp dạng thấp. Gân Duỗi gân ngón giữa nằm phủ lên chỗ ăn mòn xương (dấu sao)
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
d. Bệnh viêm khớp dạng thấp
Emma L. Rowbotham and Andrew J. Grainger, Rheumatoid Arthritis: Ultrasound Versus MRI, American Journal of Roentgenology. 2011;197: 541-546
NỐT THẤP:
Nốt phản âm kém, không đồng nhất, nằm phía trên bề mặt lưng đoạn gần xương trụ ở bệnh nhân nữ 42 tuổi.
Bề mặt duỗi là ở vị trí điển hình.
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
d. Bệnh viêm khớp dạng thấp
Emma L. Rowbotham and Andrew J. Grainger, Rheumatoid Arthritis: Ultrasound Versus MRI, American Journal of Roentgenology. 2011;197: 541-546
Bệnh nhân nữ 33 tuổi Viêm khớp dạng thấp : Bao gân duỗi bàn tay phù nề nhiều và tụ dịch
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
e. Bướu và giả bướu :
• Bướu tế bào khổng lồ, bướu sụn xương, viêm hoạt mạc dạng lông nốt tích tụ sắc tố (PVNS), nốt thấp trong gân, u vàng ở bệnh nhân tăng lipid máu, nốt Tophi trong bệnh Gout,…
f. Hình thái sau mổ : Sẹo xơ, chỉ khâu sau mổ, đóng vôi.
IV. GÂN
3. Hình ảnh siêu âm gân bệnh lý
f. Bướu và giả bướu : Bướu đại bào bao gân