Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 94 - 100)

Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

3.4. Đánh giá về công tác quản lý sự tham gia BHXH bắt buộc của đối tƣợng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

3.4.2. Nguyên nhân hạn chế

3.4.2.1. Nguyên nhân liên quan đến môi trường luật pháp và cơ chế chính sách Các Luật về BHXH và cơ chế, chính sách ban hành chƣa đƣợc đồng bộ, chƣa phù hợp với thực tế, chậm đƣợc điều chỉnh và triển khai. Ngoài ra các nghị định, văn bản hướng dẫn về chế độ chính sách do nhiều cơ quan ban hành, dẫn đến rất khó khăn cho cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng lao động và người lao động trong việc nắm bắt những quy định về BHXH;

Một số quy định của Luật BHXH còn chƣa phù hợp với tình hình thực tiễn, nhiều vấn đề mới nảy sinh nhƣng chƣa đƣợc Luật điều chỉnh;

Quy định về thẩm quyền xử phạt các vi phạm pháp luật BHXH chƣa phù hợp với thực tiễn, cơ quan BHXH không đƣợc quyền xử phạt các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BHXH mà chỉ nhắc nhở đề nghị doanh nghiệp thực hiện đúng luật dẫn đến tình trạng chậm đóng, nợ đọng BHXH xảy ra ở tất cả các địa phương;

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Chế tài xử phạt hành vi, vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH còn nhiều bất cập nhƣ: mức xử phạt thấp; lãi suất chậm nộp BHXH bằng lãi xuất đầu tư của BXHH, thấp hơn lãi suất tiền vay của các ngân hàng thương mại, do đó nhiều doanh nghiệp thà chấp nhận nộp phạt để chiếm dụng tiền BHXH còn hơn phải đi vay ngân hàng để nộp tiền BHXH.

3.4.2.2. Nguyên nhân liên quan đến năng lực đội ngũ quản lý BHXH bắt buộc BHXH tỉnh Vĩnh Phúc mới chỉ tập trung chủ yêu vào quản lý lao động tham gia BHXH bắt buộc tại khu vực hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, đầu tư nước ngoài hoặc các đơn vị có nguồn lao động lớn; chưa đầu tƣ thoả đáng cho việc mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc tại các DNNQD. Chƣa đánh giá, phân tích hết những nguyên nhân tồn tại để tìm biện pháp tháo gỡ.

Cán bộ làm công tác thu, thanh kiểm tra về BHXH còn nhiều bất cập, yếu về kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc còn mang tính hành chính, chưa bám sát cơ sở, bám sát người lao động, việc giải thích, tuyên truyền vận động còn chung chung, hiệu quả thấp.

Việc phối hợp với các ban ngành chức năng nhƣ cơ quan quản lý lao động, Cục thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Công đoàn...còn chƣa tốt, chƣa thường xuyên, thiếu đồng bộ.

Đội ngũ cán bộ làm công tác BHXH còn mỏng, khối lƣợng công việc nhiều trong khi thu nhập còn chưa tương xứng.

3.4.2.3. Nguyên nhân liên quan đến công tác tuyên truyền vận động

Công tác tuyên truyền chính sách BHXH chƣa đạt kết quả mong muốn, các hình thức tuyên truyền còn sơ sài, đơn điệu, chưa mang tính thường xuyên mà chỉ theo sự vụ, dẫn đến nhiều đơn vị sử dụng lao động, người lao động chƣa nắm đƣợc quyền lợi khi tham gia BHXH bắt buộc và các nghĩa vụ theo quy định của Luật BHXH.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Việc bố trí cán bộ làm công tác tuyên truyền còn bất cập, chƣa có cán bộ chuyên trách về công tác tuyên truyền mà chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm. Nên tính chủ động đƣợc trong công việc chƣa cao, công tác tổ chức chƣa khoa học, bài bản, công tác tuyên truyền chưa mang tính thường xuyên.

3.4.2.4. Nguyên nhân liên quan đến ý thức tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp nơi mà người lao động làm việc

Phần đông người lao động và đơn vị, tổ chức ở nước ta chưa biết, chưa hiểu về bản chất, vai trò của chính sách BHXH đối với đời sống người lao động cũng nhƣ đối với sự phát triển của xã hội. Đây là điểm yếu nổi bật so với các nước trên thế giới. Chúng ta mới ban hành chính sách và tổ chức thực hiện chính sách nhƣng chúng ta lại thiếu và yếu trong việc tuyên truyền vận động thực hiện chính sách BHXH.

Trong khi người lao động do chưa hiểu biết về chính sách BHXH, cộng thêm lo sợ mất việc làm nên không dám đòi hỏi quyền lợi thì ý thức tuân thủ pháp luật của người sử dụng lao động còn thấp, chưa quan tâm đến nghĩa vụ của mình và quyền lợi của người lao động mà chỉ lo tiết kiệm chi phí, tìm kiếm lợi nhuận cho cổ đông. Từ đó, dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật về BHXH ngày càng gia tăng, đặc biệt là số nợ BHXH, trốn tránh tham gia BHXH của các đơn vị sử dụng còn rất lớn, nhất là tại các DNNQD.

Một số đơn vị sử dụng lao động mục đích là tiết kiệm chi phí hoặc thực tế gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, không đủ khả năng tài chính nên chỉ cho một số lao động đƣợc tham gia BHXH. Nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không có tiền để nộp BHXH, một số doanh nghiệp cố tình không nộp hoặc nộp chậm. Thậm chí, còn có nhiều doanh nghiệp khai giảm lao động và quỹ lương, ký hợp đồng thời vụ đối với công việc mang tính thường xuyên để trốn đóng BHXH. Có nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng kẽ hở của văn bản quy phạm pháp luật bằng cách ký hợp đồng dưới 3 tháng đối với người lao động hoặc khai ít lao động để trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH. Tính đến

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn cuối năm 2015, trong tổng số 3.271 doanh nghiệp ngoài quốc doanh sử dụng hơn gần 131.496 lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc thì mới có 1.068 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 89.936 lao động tham gia BHXH bắt buộc. Điều này phản ánh một số lượng lớn doanh nghiệp và người lao động ở các DNNQD, nhất là ở các DNNQD trong nước chưa tham gia BHXH bắt buộc.

Nguồn thu chủ yếu của quỹ BHXH là do người sử dụng lao động và người lao động đóng góp. Doanh nghiệp chấp hành tốt Luật BHXH như: tham gia BHXH cho tất cả người lao động tại đơn vị, thu nộp tiền BHXH đúng thời hạn sẽ tăng số lượng người tham gia BHXH, số tiền thu BHXH tăng lên, quỹ BHXH bền vững chính là cơ sở để thực hiện tốt các chế độ BHXH. Ngoài ra, tất cả việc thu nộp và chi trả chế độ BHXH cho người lao động đều thông qua chủ sử dụng lao động. Doanh nghiệp chính là cầu nối giữa người lao động với cơ quan BHXH. Khi Doanh nghiệp thực hiện tốt Luật BHXH thì quyền lợi của người lao động được đảm bảo kịp thời, ngược lại nếu Doanh nghiệp vi phạm, nợ tiền BHXH, trốn đóng, chây ỳ tiền BHXH thì quyền lợi của người lao động sẽ bị ảnh hưởng như: không chốt được sổ BHXH khi nghỉ việc hoặc chuyển công tác, không đƣợc thanh toán tiền BHXH kịp thời, không đƣợc hưởng chế độ đối với thời gian doanh nghiệp chưa đóng BHXH...

3.4.2.5. Nguyên nhân liên quan đến nhận thức của người dân trong tham gia BHXH bắt buộc

Có nhiều nguyên nhân tác động trực tiếp đến sự tham gia của người lao động vào hệ thống BHXH theo nguyên tắc có đóng có hưởng. Bên cạnh các nhân tố như tổ chức, quản lý...cũng có tác động đến việc thu hút người lao động tham gia BHXH, thì nhân tố chủ yếu vẫn là thu nhập.

Nguồn thu nhập chính của người lao động chủ yếu là dựa vào tiền lương hàng tháng do chủ sử dụng lao động trả, trên cơ sở mặt bằng chung mức thu nhập như hiện nay người lao động chỉ đủ trang trải cho nhu cầu sinh hoạt căn

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn bản của gia đình. Việc tích lũy từ tiền lương trở nên hạn hẹp, do đó sự tham gia BHXH cũng trở nên hạn chế.

Trình độ phát triển kinh tế còn thấp dẫn đến việc mở rộng sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, số lƣợng công việc mới hàng năm tăng chậm làm cho việc mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH còn hạn chế. Bên cạnh đó nhận thức của người dân về BHXH còn chưa đầy đủ. Cũng do nhận thức chưa đầy đủ nên người lao động chỉ quan tâm đến số tiền để trang trải cuộc sống hàng ngày, dẫn đến người lao động chưa tích cực tham gia BHXH để đảm bảo cuộc sống khi hết tuổi lao động hoặc ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thai sản. Họ vẫn nặng về tư tưởng tiết kiệm để gửi ngân hàng hoặc mua vàng tích trữ, một số khác lại nhầm lẫn giữa BHXH với Bảo hiểm thương mại nên ngần ngại không tích cực tham gia. Đối với người lao động đang làm việc thì do tâm lý lo sợ bị đuổi việc mà không dám đòi hỏi quyền lợi về BHXH.

Đặc biệt sự thiếu hiểu biết về chính sách BHXH và điều kiện việc làm, kinh tế dẫn đến nhiều người lao động đã bắt tay với người sử dụng lao động để trốn tránh tham gia BHXH, hoặc tham gia không đúng với mức lương thực tế được hưởng. Điều này đã phản ánh một thực tế đáng buồn trong việc thực hiện chính sách BHXH, xã hội ngày càng phát triển thì tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc vẫn thấp, số vụ vi phạm pháp luật BHXH ngày càng gia tăng bởi các hình thức trốn tránh tham gia BHXH, nợ BHXH, lãm dụng quỹ BHXH...

ngày càng tinh vi và nguy hiểm.

3.4.2.6. Nguyên nhân từ tổ chức quản lý và sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước

Hệ thống Bảo hiểm xã hội hiện nay đƣợc tổ chức theo ngành dọc với mô hình 3 cấp: cấp trung ƣơng, cấp tỉnh, thành phố và cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Như vậy cấp xã, phường vẫn chưa có. Đây là một khoảng trống trong tổ chức bộ máy quản lý.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Mặc dù BHXH tỉnh Vĩnh Phúc đã áp dụng nhiều biện pháp tăng thu, giảm nợ BHXH nhƣ: phạt do chậm đóng; nêu tên các đơn vị nợ BHXH trên các phương tiện thông tin đại chúng; định kỳ hàng quý báo cáo cấp ủy và chính quyền địa phương tình hình thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn và đề xuất tham mưu cho chính quyền chỉ đạo công tác BHXH, BHYT ở địa phương, nhất là trong việc thu BHXH và tuyên truyền chế độ chính sách; thành lập Tổ thu nợ BHXH liên ngành ở cấp tỉnh; tăng cường khởi kiện đơn vị nợ đọng nhiều, thời gian kéo dài; bám sát đơn vị sử dụng lao động để kiểm tra, đôn đốc việc thu nộp BHXH.

Hoạt động xét xử của toà án nhân dân các cấp khi giải quyết các vụ kiện về nợ BHXH còn chƣa tích cực, kéo dài thời gian giải quyết; cơ sở pháp lý để xử kiện còn chƣa hoàn thiện, hiệu quả và tác dụng của biện pháp khởi kiện ra toà không cao, nhiều doanh nghiệp khi kiện ra tòa thì giám đốc đã bỏ trốn hoặc không còn tài sản gì để thực hiện thi hành án.

Sự phối hợp giữa các ngành các cấp ở địa phương trong công tác BHXH chưa được thường xuyên: các ngành Kế hoạch đầu tư, Thuế chưa kịp thời cung cấp cho cơ quan BHXH số doanh nghiệp mới thành lập để cơ quan BHXH thực hiện chính sách theo quy định; số cuộc kiểm tra liên ngành còn quá ít, do đó việc phát hiện và xử lý vi phạm về BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động không nhiều.

Uỷ ban nhân dân một số tỉnh, thành phố do ƣu tiên thu hút đầu tƣ của các doanh nghiệp nên chƣa kiên quyết xử lý các doanh nghiệp trốn đóng, nợ đọng BHXH, ngại bố trí các đoàn kiểm tra liên ngành xuống doanh nghiệp làm việc.

Về thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp hiện nay do 2 cơ quan thực hiện: Cơ quan BHXH thực hiện thu, chi trợ cấp thất nghiệp; Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Vì vậy, quá trình tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp có khó khăn.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Chương 4

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)