Bệnh tiểu đường và hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính ức chế enzyme α glucosidase của các hợp chất từ quả mướp đắng (momordica charantia l ) (Trang 26 - 31)

Khái niệm

Tiểu đường là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay và có tốc độ gia tăng rất nhanh. Bệnh này nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm làm giảm chất lượng cuộc sống và đe dọa tính mạng người bệnh như các tổn thương thần kinh, tim mạch, thị giác, nguy cơ nhiễm trùng… Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là bệnh đái tháo đường) là một bệnh nguy hiểm đặc trưng bằng mức đường (glucose) trong máu cao, nguyên nhân là do thiếu insulin hoặc kháng insulin với các mức độ khác nhau. Những người mắc bệnh không những có lượng đường cao trong máu mà cao cả trong nước tiểu.

Theo thống kê trên thế giới hiện nay có khoảng 347 triệu người mắc bệnh tiểu đường, trong đó hàng năm gần 10 triệu ca bệnh mới và hơn 3 triệu người chết liên quan đến tiểu đường. Trên 80% các ca tử vong xuất hiện ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Theo ước tính, đến năm 2030 bệnh tiểu đường sẽ là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 7. Tại Mỹ, số người bị tiểu đường tăng từ 5,3%

năm 1997 lên 6,5% năm 2003 và tiếp tục tăng rất nhanh. Người có độ tuổi trên 65 bị tiểu đường cao gấp hai lần người trong độ tuổi 45–54. Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 5 triệu người mắc bệnh, chiếm 6% dân số và dự báo tăng lên 7-8 triệu người vào năm 2025. Số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam lại có tốc độ

16

phát triển rất nhanh. Nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời thì trong thời gian ngắn sẽ phát triển thành bệnh.

Phân loại bệnh

Một cách tổng quát, bệnh tiểu đường được chia làm 2 dạng chính: tuýp 1 và tuýp 2.

− Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường xảy ra ở trẻ em từ dưới 20 tuổi và chiếm khoảng 15% trong số các ca bệnh. Nguyên nhân là do cơ thể không sản xuất được insulin. Khi thiếu insulin, glucose trong máu không chuyển hóa được thành glycogen làm cho lượng glucose trong máu tăng cao.

− Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường xảy ra ở người trên 50 tuổi, chiếm khoảng 90% trong tổng số trường hợp bị tiểu đường. Đối với những người bị tiểu đường tuýp 2, mặc dù cơ thể vẫn sản xuất được insulin nhưng các insulin này trơ và kém nhạy cảm trong quá trình chuyển hóa đường thành glycogen. Khi đó, cơ thể phản ứng bằng cách tăng quá trình sản xuất insulin và gây quá tải cho tuyến tụy. Theo thời gian, lượng insulin được tiết ra dần dần giảm.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 còn có nguyên nhân tiềm ẩn trong cấu tạo gen, điều này làm cho bệnh phát triển nhanh hơn. Nếu những người mang gen tiềm ẩn được phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa bằng cách ăn uống hợp lí thì bệnh có thể không xuất hiện hoặc phát triển chậm, nhưng bệnh vẫn giữ ở dạng tiềm ẩn.

Trong trường hợp ngược lại, bệnh sẽ phát triển rất nhanh.

Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị tiểu đường tuýp 1: với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, họ sẽ phải tiêm insulin thường xuyên trong cả cuộc đời vì cơ thể họ không có khả năng tạo ra hoocmon này. Insulin có nhiều loại nhưng nằm trong hai dạng chính tùy theo tác dụng nhanh hay chậm: dạng tác dụng nhanh dùng ngay trước bữa ăn để tăng lượng insulin trong cơ thể phù hợp với lượng carbohydrat sắp

17

nhập vào, dạng tác dụng chậm dùng vào buổi tối để giữ lượng đường trong máu không tăng vọt trong nhiều giờ vào hôm sau.

Hiện nay, việc uống insulin dạng viên là không thể vì insulin trong môi trường dạ dày sẽ bị phân hủy. Do đó, các nhà khoa học đang nghiên cứu bọc insulin trong một vỏ nang thích hợp để thuốc có thể qua được dạ dày, giải phóng ra trong ruột non và ngấm vào máu. Thời gian gần đây, ta thấy xuất hiện insulin dưới dạng bột, nó được đưa vào máu qua đường phổi. Qua nhiều năm nghiên cứu, người ta phát hiện được dạng thuốc bột này có hiệu quả rất cao.

Phương pháp điều trị tiểu đường tuýp 2: Phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, phương pháp chữa trị gắn liền với việc ăn uống thích hợp, tăng cường hoạt động. Chỉ bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 mới dùng thuốc uống kết hợp với những chất đặc hiệu nhằm làm giảm lượng đường huyết. Bệnh nhân có thể dùng riêng thuốc viên hoặc kết hợp với phương pháp tiêm insulin.

Thuốc sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 chủ yếu chia ba nhóm:

+ Nhóm thuốc thúc tụy tạng tiết thêm insulin + Nhóm thuốc giúp insulin hoạt động hữu hiệu hơn

+ Nhóm ngăn ruột bớt hấp thu đường khi ăn bằng chất ức chế enzyme α- glucosidase

Phương pháp ức chế enzyme α-glucosidase trong điều trị tiểu đường tuýp 2 được ưu tiên sử dụng vì cơ chế đơn giản, an toàn, chỉ xảy ra trong bộ phận tiêu hóa chứ không tham gia vào quá trình chuyển hóa đường hay cải thiện chức năng của insulin cũng như kích thích sự sản sinh insulin… như các phương pháp khác.

1.4.2. Hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase Sơ lược về enzyme α-glucosidase

Enzyme α-glucosidase còn có tên khác như maltase, glucoinvertase, glucosidoinvertase, glucosidosucrase, maltase-glucoamylase, nitrophenyl α-D-

18

glucosidase, transglucosidase, α-glucopyranosidase, α-glucosidase hydrolase, α- 1,4-glucosidase, thuộc nhóm hydrolase (nhóm enzyme xúc tác các phản ứng thủy phân) xúc tác phản ứng phân cắt các liên kết 1,4-alpha.

Khi thức ăn được hấp thụ vào cơ thể thì các carbohydrat trong thức ăn được thủy phân thành những phân tử đường nhỏ hơn bởi những enzyme trong ruột non.

Tiến trình phân hóa này đòi hỏi tụy tạng phải tiết ra enzyme α-amylase dùng để phá vỡ các phân tử carbohydrat lớn thành oligosaccharid. Enzyme α-glucosidase ở màng ruột non lại tiếp tục phân hoá các oligosaccharit thành các phân tử đường nhỏ hơn nữa rồi mới thẩm thấu vào máu. Bằng cách ức chế hoạt động của enzyme α-glucosidase có thể làm giảm sự thủy phân của carbohydrat và làm chậm sự thẩm thấu glucose vào mạch máu.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới về các hợp chất thiên nhiên có tác dụng ức chế

-glucosidase

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng các dược phẩm thiên nhiên có tác dụng ức chế men -glucosidase kết hợp với các thuốc khác trong điều trị tiểu đường sẽ làm tăng hiệu quả chữa trị đồng thời giảm đáng kể những tác dụng phụ không mong muốn [5]. Cây nấm múa Grifola frondosa từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc, Nhật Bản để chữa trị các bệnh miễn nhiễm, đường huyết, tim mạch. Người ta đã phát hiện ra nó chứa thành phần polysaccharide (MMP) ức chế -glucosidase và có tác dụng hiệu quả trên bệnh nhân tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 sau khi uống 500 mg MMP 3 lần/ngày kết hợp với thuốc glibenclamide (2,5 mg/ngày) trong 10 ngày cho thấy lượng FBG giảm từ 13,8 mmol/l xuống còn 5,2 mmol/l đồng thời nồng độ HbA1c giảm từ 11,5% xuống 5,2%. Khi rút liều glibenclamide xuống 1,25 mg thì chỉ số FBG luôn nằm trong khoảng 4,4-5,0 mM trong 2 tháng tiếp theo. Con số này hầu như không đổi trong suốt 6 tháng tiếp theo. Sau đó bệnh nhân không sử dụng glibenclamide và tiếp tục uống MMP trong 6 tháng tiếp thì chỉ số FBG và HbA1c vẫn dừng ở mức 5,0 mmol/l và 5,6%. Một điểm đáng ghi nhận nữa là trong thời

19

gian điều trị bệnh nhân sút 7kg nhưng sức khỏe lại tăng lên rõ rệt. Điều này cho thấy MMP tách từ nấm múa có tác dụng hỗ trợ, điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường.

Gần đây loại nấm này còn được sử dụng để hỗ trợ và điều trị ung thư rất tốt [34].

Cây mướp đắng cũng đã được biết đến là một dược liệu có tác dụng chữa tiểu đường rất công hiệu. Ngoài tác dụng ức chế -glucosidase và -amylase, mướp đắng còn có khả năng làm tăng chỉ số nhạy insulin [16]. Nhiều nghiên cứu khác trên thế giới đã tiến hành sàng lọc ra những thực vật có tác dụng ức chế - glucosidase. Nhóm nghiên cứu ở trường ĐH Calabria-Italia đã đánh giá tác dụng chế -glucosidase và -amylase của chín mẫu dược liệu được sử dụng chữa tiểu đường ở Li Băng. Kết quả cho thấy dịch chiết metanol của hai loài Marrubium radiatumSalvia acetabulosa có tác dụng mạnh nhất. Đối với dịch chiết chloroform thì hai loài Calamintha origanifoliaErythraea centaurium lại thể hiện hoạt tính ức chế mạnh hơn trong khi tác dụng của dịch chiết hexane của C.

origanifolia là mạnh nhất [30].

Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về các hợp chất thiên nhiên có tác dụng ức chế

-glucosidase

Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú trong đó rất nhiều loài động vật, thực vật, nấm cũng như sinh vật biển được sử dụng trong y học cổ truyền để phòng chống, hỗ trợ và chữa trị tiểu đường. Tác dụng chữa tiểu đường của cây mướp đắng đã được các nhà khoa học trên thế giới khẳng định qua nhiều công trình nghiên cứu. Mới đây, các nhà khoa học Việt Nam và Hàn Quốc đã phân lập được 14 hợp chất khung cucurbitane glycoside từ quả Mướp đắng. Kết quả thử hoạt tính ức chế -glucosidase từ các hợp chất này cho thấy, có 11 hợp chất thể hiện hoạt tính ức chế -glucosidase từ yếu đến trung bình [40].

20

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính ức chế enzyme α glucosidase của các hợp chất từ quả mướp đắng (momordica charantia l ) (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)