Đặc điểm tự nhiên vùng lưu vực sông Nhuệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm, đánh giá vai trò của một số loài thực vật thuỷ sinh và đề xuất giải pháp sinh học nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước sông Nhuệ (Trang 40 - 45)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.3. Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội vùng lưu vực sông Nhuệ

1.3.1. Đặc điểm tự nhiên vùng lưu vực sông Nhuệ

1.3.1.1. Vị trí địa lý và diện tích

Sông Nhuệ bắt nguồn từ sông Hồng tại cửa cống Liên Mạc - Từ Liêm và chảy qua các quận, huyện Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Hà Đông, Thanh Trì, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hoà, Phú Xuyên và cuối cùng đổ vào sông Đáy ở vị trí cầu Hồng Phú thuộc địa phận thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

Hình 1.2. Bản đồ khu vực sông Nhuệ

Sông chảy qua địa bàn thành phố Hà Nội và hai huyện của tỉnh Hà Nam. Diện tích của lưu vực sông khoảng hơn 107.500 ha, trong đó Hà Nội chiếm 87.820 ha và tỉnh Hà Nam chiếm 19.710 ha (Bảng 1.3.) Tổng chiều dài của sông Nhuệ là 72km trong đó đoạn chảy qua địa bàn thành phố Hà Nội khoảng 62km từ Liên Mạc - Từ Liêm đến xã Châu Can - Phú Xuyên và chiều rộng trung bình của lưu vực sông khoảng 20 km, quy mô mặt cắt sông Nhuệ từ 30- 40 m [31] (Hình 1.1.). Lưu vực sông Nhuệ có hướng dốc từ Bắc xuống Nam là nguồn cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và thoát nước của thành phố.

Bảng 1.3. Phân bố diện tích trong lưu vực sông Nhuệ Diện tích (ha) TT Quận, Huyện

Tổng số Trong lưu vực

1 Bắc Từ Liêm 4.353 3.230

2 Nam Từ Liêm 3.227 3.227

3 Thanh Trì 9.822 5.697

4 Cầu Giấy 12.400 8.008

5 Đan Phượng 7.659 3.863

6 Hoài Đức 9.468 6.420

7 Hà Đông 1.630 1.630

8 Thanh Oai 14.180 12.021

9 Ứng Hoà 18.370 15.841

10 Phú Xuyên 17.110 15.187

11 Thường Tín 12.770 12.040

12 Duy Tiên ( Hà Nam ) 13.500 12.303

13 Kim Bảng ( Hà Nam ) 18.490 7.047

14 Thành phố Phủ Lý (Hà Nam ) 3.420 3.420

Cộng 142.381 107.500

(Nguồn Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội, 2013)

Sông Nhuệ nằm giữa đồng bằng Bắc bộ, phía Bắc lưu vực sông Nhuệ là sông Hồng, phía Tây là sông Đáy, phía Nam là sông Châu Giang.

1.3.1.2. Đặc điểm địa hình

Lưu vực sông Nhuệ nằm hoàn toàn trên vùng đồng bằng thấp thuộc châu thổ sông Hồng, không có đồi và núi. Địa hình có dạng lòng máng cao ở phần sông Hồng, sông Đáy và thấp dần vào trục sông Nhuệ theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Độ cao của khu thượng nguồn sông Nhuệ ở Từ Liêm khoảng 5-7m, tại khu lân cận quận Hà Đông cao 4-7m, khu Thường Tín cao 1,1-3,5m, khu Đông Quan, Cầu Giẽ đến cầu Nhật Tựu địa hình có độ cao trung bình 2-4m. Như vậy độ dốc của lòng sông Nhuệ có cao độ phổ biến từ +2,0 đến +6,0 m. Cao trình biến đổi từ +1,0 m đến

+ 9,0 m. Vùng ven sông Hồng và sông Đáy là đất cát lẫn phù sa mịn, hoặc đất cát pha thịt, biến đổi dần sang đất thịt pha cát và tới khu vực lân cận sông Nhuệ là đất thịt, đất thịt pha sét.

Từ cao trình +2,5 m trở lên, đất thuộc loại trung tính, ít chua, độ pH từ 5,5 - 6,0 chiếm khoảng 70% diện tích lưu vực. Phần đất trũng thấp hơn +1,5m tập trung ở hạ lưu vực, đất bị chua, độ pH thấp hơn 5,5 một số nơi có hiện tượng glây - sét hoá do bị ngập nước thường xuyên [31].

1.3.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

- Đặc điểm khí hậu: Lưu vực sông Nhuệ có nền khí hậu mang đầy đủ những thuộc tính cơ bản của khí hậu miền Bắc Việt Nam đó là nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, có gió mùa Đông Nam; mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, có gió mùa Đông Bắc.

+ Chế độ nắng: Lưu vực sông Nhuệ nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, với lượng bức xạ tổng cộng trung bình năm khoảng 105 - 120 kcal/cm2 và có số giờ nắng thuộc loại trung bình, đạt khoảng 1600-1750 giờ/năm, trong đó tháng 8 có số giờ nắng nhiều nhất đạt 200-230 giờ/tháng và tháng 2, 3 có số giờ nắng ít nhất khoảng 25-45 giờ/tháng. Chế độ nắng cũng giống như chế độ nhiệt, nó ảnh hưởng đến tốc độ và dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ và nồng độ oxy hòa tan trong nước [31].

+ Chế độ nhiệt: Chế độ nhiệt phân hóa rõ rệt theo đai cao trong lưu vực sông Nhuệ. Nhiệt độ trung bình năm ở vùng thấp đạt từ 25 - 27°C, ở vùng đồi núi phía Tây và Tây Bắc nhiệt độ trung bình năm xấp xỉ 24°C. Mùa đông nhiệt độ trung bình ở vùng cao giảm xuống còn 16 - 19°C, mùa hè trung bình khoảng 22°C; còn ở vùng thấp mùa đông nhiệt độ trung bình 18 - 200C, mùa hè từ 27 - 30°C. Trong trường hợp cực đoan, nhiệt độ tối cao có thể lên tới 40°C, và nhiệt độ tối thấp có thể xuống tới dưới 9°C [31]. Chế độ nhiệt của nước phụ thuộc vào chế độ nhiệt của không khí đã ảnh hưởng đến các quá trình hóa lý xảy ra trong nước, nó ảnh hưởng đến đời sống các vi sinh vật và vi khuẩn sống trong nước.

+ Chế độ gió: Mùa đông gió có hướng thịnh hành là Đông Bắc, tần suất đạt 60-70%. Một số nơi do ảnh hưởng của địa hình, hướng gió đổi thành Tây Bắc và Bắc, tần suất đạt 25-40%. Mùa hè các tháng 5, 6, 7 hướng gió ổn định, thịnh hành là Đông và Đông Nam, tần suất đạt 60-70%. Tháng 8 hướng gió phân tán, hướng thịnh hành nhất cũng chỉ đạt tần suất 20-25%. Các tháng chuyển tiếp hướng gió không ổn định, tần suất mỗi hướng thay đổi trung bình từ 10-15% [31].

+ Chế độ mưa ẩm: Do địa hình lưu vực sông Nhuệ đa dạng và phức tạp nên lượng mưa cũng biến đổi không đều theo không gian. Phần hữu ngạn của lưu vực có mưa khá lớn (X>1800 mm), nhất là vùng đồi núi phía Tây (X>2000 mm). Trung tâm mưa lớn nhất ở thượng nguồn sông Tích thuộc núi Ba Vì (X = 2200-2400mm).

Phần tả ngạn lưu vực, lượng mưa tương đối nhỏ (X=1500-1800 mm), nhỏ nhất ở thượng nguồn sông Đáy, sông Nhuệ (X = 1500 mm), và lại tăng dần ra phía biển (X

= 1800 - 2000 mm).

Mùa mưa trùng với thời kỳ mùa hè, từ tháng 5 - 10, lượng mưa chiếm 80 - 85% tổng lượng mưa năm, đạt từ 1200-1800 mm với số ngày mưa vào khoảng 60- 70 ngày. Lượng mưa các tháng mùa khô đều dưới 100 mm/tháng, trong đó tháng 12, 1, 2 , 3 dưới 50 mm/tháng. Trong thời kỳ này, dòng chảy nhỏ, chủ yếu phụ thuộc vào thời gian mở cống Liên Mạc.

- Đặc điểm thủy văn: Lưu vực sông Nhuệ có hệ thống sông ngòi và đầm hồ dày đặc, trong đó bao gồm nhiều sông lớn nhỏ khác nhau. Các sông lớn chảy ở phía ngoài như sông Hồng, sông Đáy. Sông Hồng có lưu lượng trung bình năm 780.436m3/s, mực nước dao động hàng năm từ 2 –13m. Năm 1971 là năm lũ lớn nhất, lưu lượng nước đạt đến 1.124.177m3/s, mực nước cao nhất đo được tại trạm Hà Nội là 14,3m. Năm 1996 mực nước lũ cao nhất là 12,34m [31].

Sông Đáy chảy ở phía ngoài rìa phía Tây Nam vùng nghiên cứu. Lòng sông rộng 100-200m. Lưu lượng nước nhỏ và chảy chậm. Mực nước dao động từ 2 -5m.

Sông Nhuệ là con sông tự nhiên có nhiều khúc uốn quanh co, các khúc uốn đã được đào và nắn thẳng lại vào những năm 1935 -1940. Đoạn từ xã Hoàng Long, Tân Dân (huyện Phú Xuyên) tới Phủ Lý (khoảng 25km) Tại Giẽ Thượng và Tam

Giáng (xã Dũng Hải) đoạn sông đào này cắt qua 2 con sông tự nhiên. Dọc trục chính sông Nhuệ còn có một hệ thống sông, kênh, mương làm nhiệm vụ tưới và tiêu nước phục vụ nông nghiệp gồm:

Sông Đăm: dài trên 6km, chảy qua khu vực Phúc Lý, Phúc Diền, Cổ Nhuế và đổ vào sông Nhuệ ở cầu bắt qua sông tại thôn Hoàng - xã Cổ Nhuế.

Kênh nối từ nhánh sông Tô Lịch tại Hoàng Liệt chảy qua thôn Nhân Hoà, Tả Thanh Oai đổ vào sông Nhuệ tại Siêu Quần (xã Đại Áng) kênh dài 5,5 km, rộng 5- 10 mét.

Kênh Hòa Bình: chảy từ xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, qua Tân Ước, Liên Châu đổ vào sông Nhuệ ở xã Hồng Minh. Kênh dài trên 10km có chiều rộng từ 10 - 12 m.

Lưu vực sông Nhuệ có khá nhiều hồ. Các hồ lớn đều tập trung ở địa phận Hà Nội như: hồ Thuỵ Phương (Từ Liêm), hồ ở xóm Chợ, xóm Đình (xã Đại Mỗ, Từ Liêm) hồ Mễ Trì, hồ Định Công, hồ Hoàng Liệt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm, đánh giá vai trò của một số loài thực vật thuỷ sinh và đề xuất giải pháp sinh học nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước sông Nhuệ (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)