Chương 2: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.4. Thực trạng áp dụng các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
2.4.1. Các biện pháp kinh tế - xã hội
2.4.1.1. Tiến hành biện pháp và kết quả đã đạt được trong việc áp dụng các biện pháp kinh tế - xã hội
Chính quyền quận 12 đã có nhiều biện pháp thúc đẩy kinh tế phát triển, cải thiện điều kiện sống của người dân. Trên địa bàn quận có 8.926 doanh nghiệp đang hoạt động (trong đó có 16 doanh nghiệp trên 500 lao động) và 14.045 hộ kinh doanh cá thể, đã góp phần từng bước giảm dần hộ nghèo, tăng hộ khá, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, thu hút đông lao động đến địa bàn, bộ mặt đô thị quận ngày càng khang trang hơn.
Từ nhiều năm qua, quận 12 đã và đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư lớn tham gia xây dựng các trung tâm thương mại và khu vui chơi lớn (Trung tâm văn hóa quận, Lotteria, cụm rạp chiếu phim Galaxy...). Bên cạnh đó, còn thúc đẩy mạnh các dịch vụ du lịch để thu hút nhiều khác du lịch trong và ngoài nước. Đồng thời quận kiên quyết đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội. 05 năm qua, Cơ cấu kinh tế phát triển đúng định hướng: “Dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp”;
tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 20,44%/năm; thu ngân sách vượt 5% so với chỉ tiêu pháp lệnh. Quận đã đưa vào sử dụng 58 tuyến đường với tổng chiều dài 48,18 km, vượt 69,69% chỉ tiêu và hơn 61.000 hộ dân được cung cấp nước sạch, vượt 52,5% chỉ tiêu. Đến nay, toàn quận còn 3,9% số hộ nghèo và 1,51% số hộ cận nghèo theo tiêu chí mới của thành phố .
Quận ủy, chính quyền và toàn thể nhân dân quận cùng chung sức thực hiện các chương trình an sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo, cận nghèo, công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn, giúp người nghèo tiếp cận với nguồn vốn tín dụng và dịch vụ xã hội cơ bản có chất lượng. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công, quan tâm chăm lo các đối tượng bảo trợ xã hội.
47
2.4.1.2 Những hạn chế trong việc áp dụng các biện pháp kinh tế - xã hội:
Đặc điểm tình hình dân cư ở quận 12 có mật độ dân số đông so với các quận, huyện khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó thành phần dân nhập cư đông, người dân từ các nơi khác chuyển đến để làm ăn, thuê nhà tạm trú để sinh sống nhưng làm ăn ở các quận, huyện khác chiếm tỷ lệ rất cao.
- Các biện pháp kinh tế - xã hội quận chưa giải quyết triệt để vấn đề cung ứng lao động vào đào tạo nghề trên địa bàn làm tồn tại tình trạng thừa lao động phổ thông, thiếu nguồn lao động có tay nghề.
2.4.1.3 Nguyên nhân tồn tại:
- Tình trạng thất nghiệp vẫn là nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm trên địa bàn vẫn chưa có giải pháp mang tính nổi bật. Số người phạm tội sống bằng nghề tự do là 8,3%; không có nghề nghiệp là 90%; có nghề nghiệp nhưng đang trong tình trạng thất nghiệp là 1,7%. Kết quả khảo sát này cho thấy sự tương tác giữa tình trạng thất nghiệp, sự khó khăn trong quá trình mưu sinh của một phần người dân trên địa bàn quận 12 vì nhu cầu vật chất cuộc sống đã hình thành nguyên nhân và điều kiện dẫn đến quá trình hình thành động cơ phạm tội
- Một số quy định của pháp luật đề ra còn bất cập, chưa điều chỉnh được các quan hệ xã hội phát sinh liên quan đến an ninh trật tự.
2.4.2 Các biện pháp văn hóa – giáo dục
2.4.2.1. Tiến hành biện pháp và kết quả đạt được trong việc áp dụng các biện pháp văn hóa – giáo dục
Ngân sách đầu tư vào giáo dục đào tạo của quận 12 tăng hằng năm, phát triển cơ sở vật chất theo quy hoạch, khang trang, từng bước hiện đại; chuẩn hóa đội ngũ giáo viên ở các ngành học, bậc học; đổi mới phương pháp giảng dạy, đặc biệt coi trọng giáo dục nhân cách, lối sống, đạo đức, lý tưởng cho học sinh; Về chống mù chữ có 11/11 phường giữ vững với tỷ lệ người biết chữ đạt 99,9%; phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục đúng độ tuổi; phổ cập THCS và phổ cập bậc Trung học năm 2013 có 11/11 phường đạt tiểu chuẩn.Chất lượng đào tạo được giữ vững và từng bước nâng cao, mở rộng. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo
48
dục Tiểu học đúng độ tuổi, giáo dục bậc trung học. Đã hoàn thành đề án phổ cập giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi.
Trong hệ thống các biện pháp về văn hóa, giáo dục nhằm phòng ngừa tình hình tội phạm, chính quyền quận chú trọng việc giáo dục tuyên truyền pháp luật đến từng lớp học sinh, sinh viên. Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, giao lưu với 10 gương “Người tốt việc tốt”, tạo điều kiện cho Đội, nhóm truyền thông đến các trường giao lưu, sinh hoạt về đề tài phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội với học sinh; tổ chức dạy văn hóa, phổ cập tiểu học, trung học cho người hồi gia, các đối tượng xã hội khác tại các trường, trại, trung tâm trở về hòa nhập cộng đồng. Ngoài ra, cùng với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội tập huấn và tổ chức giới thiệu việc làm hoặc học nghề miễn phí cho người hồi gia và các đối tượng xã hội khác tại các trường, trại, trung tâm trở về hòa nhập cộng đồng có nhu cầu.
Trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2016, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đã in phát khoảng 6.100 tờ bướm, 123 áp phích, 70 cuốn tài liệu tuyên truyền về phòng ngừa tình hình tội phạm gửi đến nhân dân trên địa bàn quận.
Trung tâm Văn hóa xây dựng 05 chương trình sân khấu hóa, văn hóa văn nghệ, các tiểu phẩm, kịch ngắn thu hút gần 17.000 lượt người tham dự;, tổ chức 20 đợt triển lãm tranh ảnh thu hút trên 10.000 người xem với nội dung thiết thực phục vụ cho công tác phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn quận, tổ chức in sang 10 DVD về phòng ngừa tình hình tội phạm. Ngoài ra, đã lồng ghép nội dung truyền thông với sân khấu hóa; tổ chức 07 hội thi; hội diễn giữa các ngành, các đoàn thể, các phường trong các ngày Lễ, Tết và sự kiện chính trị quan trọng. Tổ chức 15 đợt xe hoa lưu động tại các tuyến đường, tụ điểm phức tạp trên địa bàn quận .
- UB.MTTQ VN quận triển khai Chương trình phối hợp về “đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc trong tình hình mới” giữa Ban thường trực UBMTTQ VN và các tổ chức thành viên với Công an quận 12. Đã tổ chức tuyên truyền 195 lượt cho 4.218 người tham dự vận động nhân dân thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Luật an toàn giao thông
49
đường bộ. Theo dõi và đôn đốc các thành viên thực hiện phong trào TDBVANTQ, kết quả quản lý giáo dục 72 đ/t, trong đó có 13 đ/t tiến bộ.
- Hội Cựu Chiến binh quận triển khai kế hoạch kiểm tra công tác triển khai thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01 phối hợp vận động toàn dân xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2015 – 2020. Kết quả, tổ chức 465 cuộc họp với 60.084 người tham dự. Vận động 38 hội viên tham gia 11 tổ cán sự tình nguyện ở 11 phường, giúp đỡ 181 người hoà nhập cộng đồng, có 44 người có chuyển biến tiến bộ, có việc làm, 54 hội viên tham gia vào lực lượng BVDP, 18 tổ cựu chiến binh tham gia giữ gìn ANTT, 01 tổ tham gia chống đinh tặc, 72 hội viên làm chủ nhiệm các BCĐ phong trào cách mạng khác ở các khu phố, xây dựng 310 hội viên là lực lượng nồng cốt.
- Quận Đoàn đã tổ chức 102 đợt sinh hoạt chính trị ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc có 11.018 lượt đoàn viên và thanh thiếu niên tham dự, vận động hơn 803 thanh niên tham gia vệ sinh đường phố, phát hoang bụi rậm, vệ làm cỏ trong khuôn viên hành chính và văn phòng khu phố; tham gia giữ trật tự lòng lề đường ở các điểm buôn bán tự phát, tham gia đứng chốt điều hòa giao thông vào các giờ cao điểm buổi sáng, chiều. Đã tổ chức 200 buổi chiếu phim tuyên truyền phòng chống tội phạm trong lứa tuổi Thanh thiếu niên, phòng chống đua xe trái phép, tuyên truyền Luật giao thông, tuyên truyền tác hại của ma túy cho đoàn viên, thanh thiếu niên, thu hút trên 21.000 lượt người tham dự; phối hợp với Công an quận tổ chức 05 lượt cho 600 lượt thanh thiếu niên chậm tiến, số có tiền án, tiền sự đi thực tế tại bệnh viện Chợ Rẫy. Hiện nay đang quản lý 77 đối tượng, 20 đ/t tiến bộ.
- Hội Liên hiệp phụ nữ quận, phường tiếp tục thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01 về “Giáo dục, quản lý con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội”
(giai đoạn 2012 – 2017). Trong 5 năm đã tổ chức 612 cuộc họp với 12.159 lượt hội viên tham gia. Phối hợp các ban, ngành đoàn thể, BĐH khu phố, TDP tham gia cảm hóa giáo dục 75 đối tượng, 45 đ/t tiến bộ.
50
- Hội Nông dân quận tổ chức 522 cuộc họp với 8.431 người tham dự phát động hội viên phát động tố giác tội phạm, chấp hành luật giao thông đường bộ, đăng ký gia đình không có người phạm tội, không có người nghiện ma túy, không có người hành nghề mại dâm, tham gia cảm hóa, giáo dục 12 đối tượng, 04 đ/t tiến bộ.
Hội người cao tuổi quận tiếp tục thực hiện chương trình phối hợp hành động phòng chống tội phạm giữa hội với 14 cơ sở tôn giáo (Phật giáo) trên địa bàn quận.
- Liên đoàn lao động quận triển khai kế hoạch phối hợp thực hiện công tác phòng chống tội phạm và TNXH giữa Liên đoàn lao động – CAQ giai đoạn 2016- 2020. . Hiện nay, trên địa bàn có 23 trường, 134 nhóm, lớp mầm non ngoài công lập và 02 trường tiểu học dân lập.
- Công an quận: Soạn thảo nội dung và phát hành trên 1900 tờ tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn gọi điện thoại mạo danh cơ quan pháp luật để lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua tài khoản ngân hàng; phương thức thủ đoạn hoạt động của đối tượng trộm cắp tài sản trong cơ quan, doanh nghiệp; Ngoài ra, hàng tháng triển khai thông báo tình hình ANTT đến từng khu phố để làm tài liệu tuyên truyền đến từng hộ dân và phối hợp Phòng Văn hóa thông tin thu âm 2.000 đĩa CD tuyên truyền tình hình ANTT hàng tháng, thông báo lừa đảo qua điện thoại và Chương trình Vì Quận 12 bình yên để phát thanh cho nhân dân, cơ quan doanh nghiệp, bệnh viện, trường học…
2.4.2.2 Những hạn chế trong việc áp dụng các biện pháp văn hóa - giáo dục Thực tế cho thấy, mặc dù chính quyền quận có những nỗ lực đáng kể về văn hóa, giáo dục nhưng đa số người phạm tội hiện nay trên địa bàn quận chủ yếu tập trung ở nhóm trình độ thấp (bảng 2.6). Như vậy, khi xã hội có sự phân hóa về trình độ học vấn trong cộng đồng dân cư đã có ảnh hưởng nhất định đến tình hình tội phạm, bởi lẽ trình độ học vấn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng nghề nghiệp, thu nhập của từng cá nhân con người trong xã hội và các yếu tố này có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành động cơ phạm tội.
Hoạt động tuyên truyền pháp luật phòng ngừa tình hình tội phạm không mang tính thường xuyên, đôi khi được thực hiện mang tính phong trào theo sự chỉ
51
đạo của cơ quan cấp trên cho nên thiếu sự chủ động, phối hợp; không chuẩn bị trước phần kinh phí thực hiện, dẫn tới chất lượng và hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng ngừa tình hình tội phạm chưa cao. Thực tế chưa có chương trình riêng về giáo dục phòng ngừa tình hình tội cho học sinh, sinh viên trên địa bàn quận.
Các chương trình tuyên truyền phòng ngừa tình hình tội phạm từ cơ quan, đoàn thể chưa có những chương trình hướng đến các đối tượng có nguy cơ phạm tội cao như người sống trong gia đình hoặc khu vực có nhiều người phạm tội, người có tiền án tiền sự, người có nhân thân xấu...
2.4.2.3 Nguyên nhân tồn tại:
- Sự ảnh hưởng của văn hóa, tâm lý đề cao sự hưởng thụ cá nhân dần thay thế cho lối sống hi sinh cho cộng đồng, tâm lý đề cao giá trị vật chất, xem vật chất là thước đo giá trị, là cơ sở cho sự đánh giá mức độ thành đạt của con người.
- Sự phổ biến của lối suy nghĩ, của đặc điểm tâm lý này ở một bộ phận người dân là kết quả của sự buông lỏng của chính quyền trong việc xây dựng, triển khai các chương trình văn hóa mang tính giáo dục lối sống lành mạnh, tích cực, đặc biệt là các chương trình tuyên truyền phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn.
Chất lượng đội ngũ giảng dạy pháp luật tại các trường chưa đạt yêu cầu.
Những giáo viên này là giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, chưa có đào tạo chuyên ngành về luật, kiến thức về pháp luật mà chủ yếu đươc lĩnh hội thông qua chương trình học tập các môn bổ trợ do Trường Đại học Sư phạm TPHCM trang bị nên kiến thức truyền đạt chưa có hệ thống phương pháp giảng dạy chưa hấp dẫn.
Các cơ sở dạy nghề đang hoạt động trên địa bàn quận chưa đáp ứng nhu cầu tạo nghề ngày càng tăng của thị trường lao động quận.
2.4.3 Các biện pháp tổ chức, quản lý xã hội
2.4.3.1. Tiến hành biện pháp và kết quả đạt được trong việc áp dụng các biện pháp tổ chức, quản lý xã hội
- Thứ nhất, trong công tác tổ chức, quản lý người có nguy cơ phạm tội cao đó là người có tiền án, tiền sự, người có nhân thân xấu và người nghiện ma túy.
52
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận đẩy mạnh công tác tuyên truyền, duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động của Tổ cán sự tình nguyện ở 11 phường; phối hợp với Công an quản lý, giáo dục, nắm tình hình và giúp đỡ người hồi gia, tù tha, người đang thi hành án treo cư ngụ trên địa bàn nhằm hạn chế và ngăn ngừa tái phạm
Hội Liên hiệp Phụ nữ quận cũng phối hợp, thực hiện tốt đề án tổ chức quản lý dạy nghề và giải quyết việc làm sau cai nghiện; kết hợp với Công an trong việc quản lý, giáo dục và giúp đỡ đối tượng hoàn lương; cùng với Quận đoàn tổ chức, thực hiện hiệu quả nhân rộng mô hình xây dựng “Chi hội, Tổ hội an toàn; gia đình hội viên không có chồng, con phạm tội về tệ nạn xã hội”; nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ “Phụ nữ vươn lên”, “Gia đình hạnh phúc”, quan tâm quản lý con em trong gia đình.
- Hội Cựu chiến binh phát động hội viên và quần chúng tích cực tố giác tội phạm, cung cấp thông tin về đối tượng từ nơi khác đến tạm trú, các đối tượng khả nghi, các điểm nghi vấn có đối tượng ẩn náu... cho Công an và là nòng cốt trong việc xây dựng lực lượng Bảo vệ dân phố, dân phòng, lực lượng an ninh cơ sở.
- Quận đoàn phối hợp với các ngành chức năng tiếp tục tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên. Phối hợp với Công an trong công tác giáo dục, quản lý đối tượng là thanh thiếu niên hư, phạm pháp, bỏ học.
- Thứ hai, các biện pháp tổ chức quản lý xã hội các khu vực, địa bàn phạm tội xảy ra thường xuyên. Do đó, hoạt động phòng ngừa tội phạm luôn được coi trọng, nhất là công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân nâng cao cảnh giác, tích cực phòng ngừa tội phạm là mặt công tác then chốt, trọng yếu. Nhiều biện pháp phòng ngừa được tổ chức thực hiện và mang lại hiệu quả cao như: Xây dựng mô hình nhóm tự quản, tổ chức tuần tra 24/24, trực gác ở những khu dân cư, tuyến giao thông trọng điểm, phức tạp, điển hình ở các Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Nhất, Trung Mỹ Tây,…
- Thứ ba, các biện pháp tổ chức, quản lý các cơ sở kinh doanh có thể là nơi tiêu thụ tài sản phạm tội mà có của các đối tượng phạm tội. Các cơ sở kinh doanh
53
này phần nhiều là các cửa hàng cầm đồ, mua bán điện thoại, xe máy cũ, những đường dây chuyên tiêu thụ của gian trên địa bàn.
2.4.3.2 Những hạn chế trong áp dụng các biện pháp tổ chức, quản lý xã hội Thứ nhất, trong công tác tổ chức, quản lý người có nguy cơ phạm tội cao đó là người có tiền án, tiền sự, người có nhân thân xấu và người nghiện ma túy chưa thực sự có khoa học và thường xuyên, còn nhiều vấn đề hạn chế trong việc tái hòa nhập cộng đồng .
Thứ hai, dù đã có nhiều nổ lực trong việc chuyển hóa địa bàn nhưng hoạt động tổ chức quản lý các khu vực này vẫn còn một số vấn đề cần được tiếp tục khảo sát và triển khai các biện pháp cương quyết và khả thi hơn.
Thứ ba, Quận chưa có các giải pháp cụ thể để quản lý các cơ sở kinh doanh có thể là nơi tiêu thụ tài sản phạm tội mà có của các đối tượng. Các công tác kiểm tra các các cơ sở này thường được tổ chức liên ngành, kiểm tra thủ tục kinh doanh hành chính chưa có biện pháp tích cực để nâng cao ý thức trách nhiệm và ý thức phòng ngừa tình hình tội phạm .
2.4.3.3 Nguyên nhân tồn tại:
Do tác động của những vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế; sự xuống cấp về đạo đức xã hội, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, làm ăn chụp giật,... nhưng chủ yếu vẫn là do những hạn chế, yếu kém trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là phòng ngừa xã hội. Cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở một số ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo toàn diện công tác phòng, chống tội phạm, vì vậy, nhiệm vụ phòng, chống tội phạm chưa được đưa vào chương trình, kế hoạch phát triển theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước. Nhiều cấp, nhiều ngành còn đứng ngoài cuộc hoặc chỉ tham gia một cách hình thức, chiếu lệ, đối phó. Tổ chức bộ máy, phân công, phân cấp ở các cơ quan bảo vệ pháp luật và chuyên trách còn bất cập, dẫn đến chồng chéo, trùng lặp. Năng lực tham mưu, quản lý và tổ chức thực hiện cũng như tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân,